Thứ ba 31/12/2024 00:21

Cần Thơ: Sản lượng thủy sản tăng hơn 15% so với cùng kỳ

Thông tin từ Cục Thống kê TP. Cần Thơ, lũy kế 8 tháng đầu năm 2024, tổng sản lượng thủy sản của thành phố ước đạt 158.948 tấn, tăng 15,13% so với cùng kỳ.

Theo đó, trong tháng 8/2024, diện tích nuôi trồng thủy sản (không bao gồm diện tích sản xuất giống) ước đạt 3.792 ha, tăng 13,06% so với cùng kỳ năm trước. Diện tích nuôi cá tra thâm canh và bán thâm canh đạt khoảng 645 ha, tăng 0,16% so với cùng kỳ. Tổng sản lượng thủy sản ước đạt 18.082 tấn, chủ yếu là cá, tăng 6,81% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, sản lượng từ nuôi trồng đạt 17.055 tấn, tăng 7,02%.

Cá tra là đối tượng nuôi chủ lực của TP. Cần Thơ. Ảnh: MH

Luỹ kế trong 8 tháng đầu năm 2024, tổng sản lượng thủy sản ước tính đạt 158.948 tấn, tăng 15,13% so với cùng kỳ năm trước. Sản lượng thủy sản nuôi trồng đạt 154.826 tấn, tăng 14,56%, tập trung chủ yếu vào cá tra. Sản lượng thủy sản khai thác đạt 4.121 tấn, tăng 41,45%.

Từ đầu năm đến nay, TP. Cần Thơ không ghi nhận bất kỳ dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm nào trên đàn gia súc, gia cầm và thủy sản.

Đến tháng 8/2024, đàn trâu hiện có 253 con, giảm 7,33% so với cùng kỳ năm trước. Đàn bò giảm 11,19%, còn 3.826 con. Ngược lại, đàn lợn tăng 1,6% với 129.388 con và đàn gia cầm tăng 4,8%, đạt 2,369 triệu con.

Trong 8 tháng đầu năm 2024, sản lượng thịt trâu hơi xuất chuồng ước đạt 33,30 tấn, tăng 0,91%. Thịt bò hơi xuất chuồng ước đạt 234 tấn, tăng 4,00%. Thịt heo xuất chuồng ước đạt 16.661 tấn, tăng 3,42%. Sản lượng thịt gia cầm hơi xuất chuồng đạt 6.525 tấn, tăng 8,10%, trong khi sản lượng trứng gia cầm đạt 90,234 triệu quả, tăng 11% so với cùng kỳ năm trước, trong đó trứng gà chiếm 4,845 triệu quả, tăng 3,44%.

Theo kế hoạch về phát triển nuôi trồng thủy sản bền vững trên địa bàn thành phố đến năm 2030, Cần Thơ phát triển nuôi trồng thủy sản theo hướng sản xuất hàng hóa quy mô lớn, bền vững, sức cạnh tranh cao, phù hợp với điều kiện sinh thái vùng và chủ động thích ứng với biến đổi khí hậu.

Cụ thể, nâng cao năng suất, sản lượng, chất lượng, giá trị sản phẩm và hiệu quả sản xuất dựa trên việc tổ chức sản xuất phù hợp, đầu tư đồng bộ và áp dụng khoa học công nghệ tiên tiến vào toàn chuỗi giá trị sản phẩm đảm bảo các tiêu chuẩn an toàn thực phẩm.

Đồng thời, xây dựng TP. Cần Thơ thành trung tâm dịch vụ khoa học công nghệ về thủy sản, đặc biệt là trung tâm sản xuất giống con giống thủy sản chủ lực chất lượng cao. Đưa nuôi trồng thủy sản trở thành lĩnh vực có đóng góp quan trọng vào tăng trưởng của ngành nông nghiệp.

Đến năm 2030, diện tích nuôi trồng thủy sản trên toàn thành phố đạt 9.500 ha, bao gồm: nuôi ao và mương vườn 2.980 ha, riêng diện tích nuôi cá tra là 750 ha, nuôi cá kết hợp với trồng lúa 5.545 ha; sản xuất giống và nuôi thủy sản khác 225 ha. Tổng sản lượng thủy sản đạt 265.000 tấn, trong đó sản lượng cá tra đạt khoảng 185.000 tấn. Số lượng cơ sở sản xuất giống là 150 cơ sở.

Ngân Nga
Bài viết cùng chủ đề: TP Cần Thơ

Tin cùng chuyên mục

Thừa Thiên Huế: Kết nối giao thương nông sản, đặc sản

Hà Nội quan tâm ứng phó sự cố trong lĩnh vực hoá chất

TP. Hồ Chí Minh cần làm gì để thực hiện khát vọng phát triển trong kỷ nguyên vươn mình?

Bình Dương: Xuất khẩu năm 2024 cán mốc gần 35 tỷ USD, thặng dư thương mại 10 tỷ USD

Năm 2025, Bà Rịa - Vũng Tàu kỳ vọng bứt phá hoàn thành các mục tiêu

Mật mía Thạch Thành, hương vị Tết cổ truyền ở xứ Thanh

Ngành Công Thương Cần Thơ 2024: Dấu ấn từ những con số biết nói

Ngành Công Thương Hải Phòng: Dấu ấn tăng trưởng trong năm nhiều biến động

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Thuận kiến nghị cơ chế đẩy nhanh tiến độ dự án điện hạt nhân

Hợp tác xã Nấm Tam Đảo: Hỗ trợ người dân làng Nủ khôi phục nghề trồng dâu nuôi tằm, dệt lụa

TP. Hải Phòng chi 4.000 tỷ đồng cho thu nhập tăng thêm đối với công chức trong 3 năm

Trở lại nơi làm nhà máy điện hạt nhân ở Ninh Thuận: Bài 3 - Vào cuộc với hào khí anh hùng

Bài 2 - Tự hào vì quê hương có nhà máy điện hạt nhân

Hậu Giang: Phát triển công nghiệp là ưu tiên hàng đầu trong năm 2025

Trở lại nơi làm nhà máy điện hạt nhân ở Ninh Thuận: Bài 1 - Đồng thuận và mong chờ

Khởi công cụm công nghiệp Bắc Sơn 2, vốn đầu tư hơn 280 tỷ đồng

Năm 2025, Tây Ninh thúc đẩy phát triển công nghiệp chế biến, chế tạo

Nhận diện các thương hiệu OCOP tại Thanh Hóa: Bài 3- Những bất cập trong triển khai thực hiện Chương trình OCOP

Năm 2025, Đồng Nai ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng kinh tế 2 con số

Bài 2 - Nâng sao đếm số, nhiều OCOP đứng trước nguy cơ ''chết yểu''