Thừa Thiên Huế: Kỷ niệm 130 năm hình thành bệnh viện Tây y đầu tiên của Việt Nam Thừa Thiên Huế: Thu giữ số lượng lớn hàng hoá giả nhãn hiệu Thừa Thiên Huế: Tiêu huỷ gần 2,5 tấn hàng hoá vi phạm |
Trong hai ngày 28 và 29/12, Trung tâm Xúc tiến đầu tư thương mại và Hỗ trợ doanh nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế (Trung tâm) tổ chức Hội nghị kết nối giao thương, quảng bá sản phẩm nông sản, đặc sản, OCOP tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2024.
Các doanh nghiệp, đơn vị ký kết bản ghi nhớ hợp tác, tiêu thụ sản phẩm, kết nối giao thương. Ảnh: Nguyễn Tuấn |
Hội nghị thu hút hơn 32 doanh nghiệp tham gia gian hàng quảng bá và kết nối giao thương với nhiều nhà phân phối lớn trong và ngoài tỉnh. Hoạt động này được thực hiện nhằm tiếp tục hỗ trợ doanh nghiệp quảng bá thương hiệu, tìm kiếm đầu ra tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa, mở rộng và phát triển thị trường; góp phần kích cầu tiêu dùng xã hội, phục vụ tốt nhu cầu tiêu dùng của người dân trong tỉnh và khách du lịch dịp cuối năm.
Bà Nguyễn Thị Bích Thảo - Giám đốc Trung tâm Xúc tiến đầu tư thương mại và Hỗ trợ doanh nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế - cho biết, Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương sẽ là bước ngoặt quan trọng, mở ra cơ hội phát triển kinh tế mạnh mẽ, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp địa phương mở rộng thị trường và quảng bá thương hiệu. Với vị thế mới, Huế sẽ thu hút nhiều nguồn lực đầu tư hơn, đồng thời tăng cường sự hiện diện trong các chương trình xúc tiến thương mại quốc gia và quốc tế.
“Chúng tôi đang chuẩn bị những chiến lược xúc tiến dài hạn, gắn liền với sự phát triển bền vững của thành phố, từ đó giúp doanh nghiệp Huế tận dụng tối đa cơ hội tiếp cận thị trường rộng lớn hơn, nâng tầm giá trị các sản phẩm địa phương và tham gia sâu hơn vào chuỗi cung ứng toàn cầu. Với tôn chỉ “phụng sự doanh nghiệp”, chúng tôi xác định việc hỗ trợ doanh nghiệp quảng bá, kết nối cung - cầu, mở rộng thị trường là nhiệm vụ quan trọng trong công tác xúc tiến thương mại. Với sự thay đổi cách làm, tư duy, thời gian qua, trung tâm đã đạt được một số kết quả khả quan trong công tác quảng bá, kết nối cung cầu, mở rộng thị trường, nhất là việc kết nối, hỗ trợ các doanh nghiệp địa phương vào siêu thị Aeon Huế, Siêu thị Go!, Coopmart và các nhà phân phối có quy mô nhỏ khác”, Giám đốc Trung tâm Nguyễn Thị Bích Thảo cho biết thêm.
Trao đổi tại hội nghị, các doanh nghiệp đã có nhiều ý kiến chia sẻ kinh nghiệm về đưa sản phẩm tham gia vào các chuỗi cung ứng lớn, thảo luận các vấn đề liên quan đến giải pháp tìm kiếm đầu ra cho các sản phẩm, đưa nguồn hàng chất lượng lên kệ siêu thị, hệ thống phân phối, mở rộng thị trường...
Trong khuôn khổ hội nghị, đã có 19 biên bản ghi nhớ hợp tác đưa sản phẩm tham gia vào chuỗi cung ứng lớn như: Siêu thị Aeon Mall Huế; Siêu thị Go, Co.opmart, sàn kinh tế hợp tác, Công ty CP Đặc sản Kinh Đô… đã được ký kết. Đây sẽ là bước đệm để sản phẩm địa phương mở rộng thị trường, khẳng định thương hiệu trong thời gian tới. |