Quảng Bình: Hoa quả ngoại và sản phẩm OCOP hứa hẹn ''hút khách'' dịp Tết Nhiều hạn chế trong việc phát triển sản phẩm OCOP Quảng Bình |
Thương mại đạt kết quả tăng trưởng cao
Năm 2024, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tại Quảng Bình ước đạt 59.321 tỷ đồng, tăng 10,99% so với năm 2023 (kế hoạch năm 2024 tăng 10,9%). Trong đó, tổng mức bán lẻ hàng hóa ước đạt 51.020 tỷ đồng, tăng 11% so với năm 2023 (kế hoạch năm 2024 tăng 11%); doanh thu hoạt động lưu trú và ăn uống ước đạt 5.060 tỷ đồng, tăng 11,1% so với năm 2023; doanh thu dịch vụ du lịch ước đạt 550 tỷ đồng, tăng 20,9% so với năm 2023; doanh thu dịch vụ khác ước đạt 2.691 tỷ đồng, tăng 8,7% so với năm 2023.
Đại diện Phòng Quản lý thương mại, Sở Công Thương Quảng Bình cho biết, thời gian qua Sở Công Thương đã thường xuyên nắm bắt tình hình hoạt động của các doanh nghiệp trong lĩnh vực thương mại, đặc biệt là hoạt động kinh doanh xăng dầu để tổng hợp tình hình và tham mưu đề xuất tháo gỡ vướng mắc, khó khăn cho doanh nghiệp nhằm đảm bảo lưu thông, phân phối hàng hóa nhu yếu phẩm thiết yếu trong hoạt động cung ứng, bình ổn thị trường, giá cả.
Khách hàng mua sắm tại siêu thị Coopmart Quảng Bình |
Đồng thời, theo dõi sát diễn biến cung cầu, giá cả các mặt hàng thiết yếu để có biện pháp điều tiết kịp thời, đảm bảo phân phối hàng hóa, ổn định cung cầu - giá cả và lưu thông hàng hóa trên địa bàn, nhất là dịp lễ, Tết sắp đến. Tổng hợp thông tin về khả năng cung ứng của các cơ sở sản xuất, kinh doanh mặt hàng thiết yếu trong tỉnh phục vụ nhu cầu sinh hoạt của người dân.
Sở Công Thương tỉnh Quảng Bình cũng đã thực hiện các giải pháp nhằm thúc đẩy ổn định và tăng trưởng thương mại với thị trường Trung Quốc. Chỉ đạo hoạt động xuất nhập khẩu, vận chuyển hàng hóa qua cửa khẩu biên giới các tỉnh phía Bắc và triển khai các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển dịch vụ logistics Việt Nam….
Nhiệm vụ được đặt ra cho hoạt động thương mại 2025
Ông Phạm Quang Hải - Giám đốc Sở Công Thương Quảng Bình - cho biết: “Trong thời gian tới, Sở sẽ tiếp tục triển khai, tổ chức thực hiện các nhiệm vụ được UBND tỉnh giao. Các kế hoạch phát triển thương mại điện tử giai đoạn 2021-2025, kế hoạch xúc tiến thương mại, chiến lược xuất khẩu và Chỉ thị số 26/CT-TTg ngày 4/9/2018 của Thủ tướng Chính phủ về đẩy mạnh hội nhập kinh tế quốc tế theo hướng hiệu lực và hiệu quả hơn…”.
“Thường xuyên nắm bắt tình hình sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực thương mại để kịp thời tham mưu những giải pháp nhằm tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp. Chủ động triển khai tổ chức các hoạt động kích cầu tiêu dùng trên địa bàn tỉnh. Cụ thể, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tổ chức các chương trình khuyến mại, giảm giá, tri ân khách hàng nhằm kích cầu tiêu dùng, Chương trình Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”- ông Hải cho hay.
Ngoài ra, Sở Công Thương Quảng Bình cho biết, bước sang năm 2025, sở sẽ tiếp tục tăng cường công tác xúc tiến thương mại hỗ trợ các sản phẩm địa phương kết nối tiêu thụ thị trường trong nước. Chủ động liên hệ với Bộ Công Thương, Sở Công Thương, Trung tâm Khuyến công và xúc tiến thương mại, Trung tâm Xúc tiến đầu tư - du lịch - thương mại của các tỉnh, thành phố để hỗ trợ cung ứng nguồn hàng, kết nối tiêu thụ sản phẩm khi cần thiết. Quảng bá, giới thiệu các sản phẩm nông sản, hàng hóa sản xuất của tỉnh Quảng Bình trên sàn giao dịch thương mại điện tử của tỉnh, kết nối các kênh bán hàng trực tuyến, online cho các sản phẩm OCOP, sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu, sản phẩm chủ lực, thế mạnh của tỉnh Quảng Bình.
Đối với giá cả các mặt hàng, Sở Công Thương tỉnh Quảng Bình cho biết, sẽ tiếp tục theo dõi sát diễn biến cung cầu, giá cả các mặt hàng thiết yếu để có biện pháp điều tiết kịp thời, đảm bảo phân phối hàng hóa, ổn định cung cầu - giá cả và lưu thông hàng hóa trên địa bàn nhất là trong các dịp lễ, Tết và mùa mưa bão.
Phối hợp với các lực lượng chức năng triển khai thực hiện các biện pháp nhằm bình ổn, kiểm soát thị trường, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả, hàng kém chất lượng, hàng không rõ nguồn gốc để bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và các doanh nghiệp cung ứng hàng hoá. Tập trung triển khai các kế hoạch kiểm tra, giám sát thị trường, kế hoạch cao điểm; kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật về giá, các hành vi đầu cơ, găm hàng; kinh doanh hàng nông sản nhập lậu, hàng giả, hàng kém chất lượng, không bảo đảm an toàn thực phẩm, an toàn dịch bệnh và các hành vi gian lận thương mại khác.
Trong năm 2025, Sở Công Thương Qurng Bình tiếp tục thực hiện Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam“; triển khai có hiệu quả đề án phát triển thị trường trong nước gắn với Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”. Tập trung tiêu thụ hàng hóa thị trường nội địa, giải quyết đầu ra cho sản phẩm, hàng hóa tiến tới xuất khẩu. Hỗ trợ doanh nghiệp ứng dụng thương mại điện tử nhằm hiện đại hóa quy trình kinh doanh, xây dựng chuỗi cung ứng thông minh, định hướng gắn kết đến thị trường khu vực, thị trường trong nước và quốc tế. |