Chủ nhật 27/04/2025 22:29

Cần thay đổi quan niệm về hàng Việt Nam

“Hàng Việt Nam cần được hiểu thêm là các sản phẩm do doanh nghiệp (DN) có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) đang sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam”, GS.TSKH Nguyễn Mại - Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài (VAFIE) - chia sẻ với phóng viên Báo Công Thương.
Sản phẩm của DN FDI cần được coi là hàng Việt Nam

Việt Nam đã và đang trở thành điểm đến của nhiều DN hàng đầu thế giới. Có ý kiến cho rằng, các sản phẩm của DN nước ngoài sản xuất tại Việt Nam cũng nên được công nhận là sản phẩm trong nước. Theo ông, chúng ta phải thay đổi quan điểm về hàng Việt Nam như thế nào?

Việt Nam bắt đầu thu hút đầu nước ngoài từ năm 1988. Khi hoạt động tại Việt Nam, DN FDI chưa được coi là DN Việt Nam. Cho đến Đại hội Đảng lần thứ VIII nhiệm kỳ 1996 – 2000, lần đầu tiên, khu vực đầu tư nước ngoài được khẳng định là một trong những thành phần cấu thành nền kinh tế quốc dân Việt Nam và DN FDI được coi là một bộ phận của DN Việt Nam.

Năm 2005, Luật DN ra đời quy định không có sự phân biệt đối xử giữa DN Việt Nam và DN FDI. Việc coi hàng của DN FDI là hàng Việt Nam có 3 lý do. Thứ nhất, sản phẩm của DN FDI được sản xuất tại Việt Nam, do lao động Việt Nam làm ra. Thứ hai, DN FDI tuân theo luật lệ Việt Nam, sử dụng những điều kiện cơ sở hạ tầng tại Việt Nam. Thứ ba, sản phẩm đó góp phần vào GDP, thuế, kim ngạch xuất khẩu… của Việt Nam nên không có lý do gì coi sản phẩm đó là hàng ngoại.

GS.TSKH Nguyễn Mại - Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài (VAFIE)

Việc coi hàng DN FDI là hàng Việt Nam liệu có tạo ra sức ép đối với DN Việt không, thưa ông?Do đó, việc chuyển biến nhận thức từ việc chỉ coi hàng Việt Nam là sản phẩm của DN Việt đến việc coi sản phẩm Việt Nam bao gồm cả sản phẩm của DN FDI là điều đáng quan tâm. Điều quan trọng là làm sao kết nối DN trong nước và DN FDI để tạo nên sức mạnh tổng hợp cho DN Việt Nam trong hội nhập kinh tế quốc tế.

Tôi cho rằng cần có cái nhìn khác về vấn đề này. Tất nhiên, DN trong nước khó có thể cạnh tranh được với những thương hiệu nổi tiếng trên thế giới như: Nike, Adidas… Tuy nhiên, ở khía cạnh khác, đây là cơ hội để nâng cao năng lực cạnh tranh, nhất là cho ngành công nghiệp phụ trợ. Ví dụ: Samsung xuất khẩu 30 tỷ USD/năm, giá trị gia tăng khoảng 10 tỷ USD nhưng công nghiệp phụ trợ của Việt Nam chỉ được vài trăm triệu USD, còn lại chủ yếu là của DN Hàn Quốc. Vì vậy, DN Việt cần kết nối với Samsung để tăng tỷ lệ nội địa hóa.

Theo quan điểm của ông, vấn đề quan trọng là kết nối giữa DN Việt Nam và DN FDI?

Kết nối giữa hai loại hình DN không chỉ mang lại lợi ích một phía mà còn đem lại lợi ích cho cả chuỗi giá trị. Nếu không có kết nối thì không thể tạo nên chuỗi giá trị có năng suất, giá trị gia tăng và năng lực cạnh tranh cao.

Cùng với việc hưởng ứng Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”, Bộ Công Thương và VAFIE đang nỗ lực kết nối giữa DN Việt Nam và DN FDI, kể cả trong sản xuất và phân phối để nâng cao chất lượng sản phẩm, giá trị gia tăng của hàng Việt Nam, đẩy mạnh tiêu thụ hàng hóa…

Xin cảm ơn ông!

Không có kết nối thì không thể tạo nên chuỗi giá trị có năng suất, giá trị gia tăng và năng lực cạnh tranh cao.

Phương Lan (Thực hiện)

Tin cùng chuyên mục

AI giúp doanh nghiệp thương mại điện tử bứt phá

Hải Phòng: Tìm giải pháp gỡ khó cho doanh nghiệp xuất nhập khẩu

Xuất khẩu yến thô: Thêm cơ hội từ thị trường Trung Quốc

Hải Phòng: Phát triển quan hệ đối tác hải quan - doanh nghiệp

Dây thép carbon bị điều tra chống bán phá giá tại Canada

Quản chặt chất lượng hàng hóa trên sàn thương mại điện tử

Xuất khẩu Gia Lai: Bứt tốc với những con số ấn tượng

Vì sao AI là trợ thủ đắc lực của doanh nghiệp thương mại điện tử?

Cà phê, trà và trái cây Việt đón cơ hội từ Kazakhstan

'Cách mạng' logistics: AI, IoT, blockchain đang 'viết' lại chuỗi cung ứng

Tiềm năng rộng mở cho doanh nghiệp Việt tại thị trường Nga

Vận tải thủy - 'lực đẩy' âm thầm của logistics xanh

Infographic |Xuất khẩu hồ tiêu cả nước quý 1/2025 tăng trưởng mạnh

Ấn Độ áp thuế tự vệ tạm thời với thép cán phẳng hợp kim

Không còn 'hậu cần', logistics giờ là dịch vụ công nghệ cao

Hạ tầng - công nghệ - pháp lý: Ba trụ cột logistics bền vững

Triển lãm nguồn cung ứng toàn cầu thu hút 400 doanh nghiệp

Cơ hội nào để logistics phát triển bền vững trong kỷ nguyên 4.0?

Nâng cao năng lực phát triển, quản lý chợ tại Gia Lai

Ông Trần Thanh Hải: Chuyển đổi số ngành dịch vụ logistics là không thể chậm trễ!