Chuyên gia kinh tế, tiến sĩ Trần Du Lịch:

Cần chương trình "hậu Covid" để phục hồi kinh tế

Để đạt được những mục tiêu quan trọng trong giai đoạn 2021-2025, Việt Nam cần coi số hóa nền kinh tế là trọng tâm của chuyển đổi mô hình tăng trưởng; đồng thời sớm có chương trình trung hạn “hậu Covid” gắn với tái cơ cấu nền kinh tế trên cơ sở tận dụng cơ hội từ các Hiệp định thương mại tự do (FTA). Đây là chia sẻ của chuyên gia kinh tế, Tiến sĩ Trần Du Lịch với phóng viên Báo Công Thương.

2021 là năm đầu tiên thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn mới. Ông có thể cho biết một số đánh giá về vận hội của Việt Nam trong giai đoạn này?

Năm 2020, dù chịu “tác động tiêu cực kép” bởi Covid-19 và thiên tai, nhưng kinh tế vẫn duy trì mức tăng trưởng 2,91%. Đây là kỳ tích, được thể hiện rõ qua hoạt động xuất khẩu được duy trì như trước Covid-19; đầu tư xã hội và đầu tư công được triển khai khá mạnh, nhất là trong lĩnh vực xây dựng cơ sở hạ tầng; các doanh nghiệp (DN) lớn, DN đầu đàn trong mọi lĩnh vực cơ bản đứng vững trong cả năm 2020 và đang tái cơ cấu để phát triển trong giai đoạn mới…

Chuyển đổi số là yêu cầu cấp thiết
Chuyển đổi số là yêu cầu cấp thiết

Tuy nhiên, diễn biến phức tạp của dịch Covid-19 ở khu vực và thế giới cho thấy, năm 2021 chúng ta sẽ đứng trước nhiều thách thức, chưa có tiền lệ. Nếu năm 2011 - năm đầu tiên triển khai kế hoạch 5 năm 2011-2015 và Chiến lược 10 năm 2011-2020, thách thức của nền kinh tế Việt Nam chủ yếu từ sự bất ổn kinh tế vĩ mô trong nước, trong khi đó kinh tế toàn cầu đang trong giai đoạn phục hồi tăng trưởng nhờ tác động của các gói kích thích kinh tế mạnh mẽ từ các nền kinh tế lớn như: Hoa Kỳ; Nhật Bản; Trung Quốc; Liên minh châu Âu… thì lần này với dịch Covid-19, kinh tế toàn cầu vẫn diễn biến khó lường; tự do thương mại đang chịu tác động mạnh bởi chủ nghĩa bảo hộ mậu dịch; tình trạng chính trị hóa trong các tranh chấp thương mại giữa các nền kinh tế lớn…

Cần chương trình
Chuyên gia kinh tế, Tiến sĩ Trần Du Lịch

Xin ông nói rõ hơn về những thách thức mà Việt Nam sẽ phải đối diện?

Tôi cho rằng, nền kinh tế Việt Nam sẽ phải đối diện 3 thách thức có tính chất trung hạn. Thứ nhất, những thành tựu kinh tế trong 4 năm (2016-2019) đang bị bào mòn thể hiện qua GDP suy giảm mạnh; nợ công và nợ xấu của nền kinh tế tăng trở lại; dịch bệnh vẫn có những diễn biến phức tạp, nhiều DN trong nước phải chống chịu để tồn tại đang làm chậm quá trình tái cơ cấu, nhất là tài chính và thị trường…

Thứ hai, tính sẵn sàng của DN Việt trong việc tận dụng cơ hội các FTA song phương và đa phương mang lại, nhất là 3 FTA như: Hiệp định Đối tác toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA), Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) còn khá mỏng. Vấn đề ứng dụng công nghệ số trong các DN sản xuất còn rất yếu. Phần lớn các DN sản xuất với công nghệ lạc hậu 2-3 thế hệ, kể cả DN có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) cũng rất khó thực hiện quá trình số hóa để nâng cao năng lực cạnh tranh và đón bắt cơ hội tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu.

Thứ ba, nỗ lực cải cách thể chế kinh tế thời gian qua tuy mang lại kết quả nhất định, nhưng việc cải cách không mang tính hệ thống, nên không chỉ khó tạo ra một thể chế cạnh tranh vượt trội theo tiêu chí ASEAN-4 như mục tiêu đề ra, mà còn phát sinh xung đột giữa các quy định, làm hạn chế tác động tích cực trong nỗ lực số hóa nền hành chính công theo chủ trương của Chính phủ.

Với những thách thức trên, ông có đề xuất nào với Chính phủ để đạt mục tiêu đề ra?

Tôi cho rằng, 5 năm tới được xem là thời kỳ “bất khả tiên liệu” trên tất cả các lĩnh vực: Kinh tế, chính trị, thương mại quốc tế, toàn cầu hóa, chuỗi sản xuất, chuỗi lưu thông, sản phẩm hàng hóa, dịch vụ, công nghệ… sẽ thay đổi nhanh chóng. Những vấn đề trong bài toán phát triển của những quốc gia trong giai đoạn công nghiệp hóa mang tính truyền thống như nước ta sẽ hoàn toàn thay đổi trong tương lai. Do đó, cần đặt “số hóa nền kinh tế” là trọng tâm của chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo hướng bền vững trong giai đoạn 2021-2025.

Trong đó, trước mắt cần tập trung vào 3 nội dung: Giải quyết những chồng chéo, mâu thuẫn của pháp luật về kinh tế hiện hành; ban hành mới các đạo luật hoặc Nghị quyết của Quốc hội mang tính đặc thù giúp DN phục hồi (dạng như Nghị quyết của Quốc hội xử lý nợ xấu hiện nay) và mở rộng phân cấp, phân quyền cho địa phương, nhằm khai thác tính năng động của từng địa phương.

Bên cạnh đó, với cộng đồng DN, cần đánh giá những DN đầu đàn trong từng lĩnh vực ở mọi thành phần kinh tế trước nguy cơ gãy đổ do thua lỗ mất thanh khoản, nhất là những DN đang có dư nợ tín dụng lớn ở các tổ chức tín dụng.

Riêng về kích thích thị trường nội địa. Cùng với việc mở rộng tín dụng tiêu dùng, kích thích thị trường du lịch nội địa, Chính phủ phải xây dựng giải pháp đồng bộ kết nối “tay ba” là lưu trú-lữ hành và vận tải, nhằm tạo ra các gói du lịch giá rẻ; thanh toán linh hoạt.

Đặc biệt về trung hạn, tôi cho rằng cần sớm có một chương trình “hậu Covid” để phục hồi tăng trưởng gắn với tái cơ cấu nền kinh tế, nhất là thúc đẩy DN tái cơ cấu thị trường, giảm lệ thuộc quá lớn vào thị trường Trung Quốc; đồng thời gắn với cơ hội thực thi CPTPP; EVFTA và RCEP. Cùng với đó, cần chuyển những quyết tâm và sáng tạo của Chính phủ trong giai đoạn “chống dịch như chống giặc” hiện nay thành quyết tâm và sáng tạo trong giai đoạn “hậu Covid-19” thông qua từng chính sách cụ thể. Từ trong vùng tối của đại dịch toàn cầu, nền kinh tế Việt Nam tuy đang đứng trước nhiều khó khăn, nhưng vẫn có nhiều cơ hội để thực hiện mục tiêu kinh tế-xã hội giai đoạn 2021-2025 như đang kỳ vọng.

Xin cảm ơn ông!

Thùy Dương
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Nhà mua hàng quốc tế “đổ bộ” tìm nguồn cung ứng sản phẩm từ Việt Nam

Nhà mua hàng quốc tế “đổ bộ” tìm nguồn cung ứng sản phẩm từ Việt Nam

Triển lãm Nguồn cung ứng quốc tế 2024 hứa hẹn thu hút hơn 8.000 nhà mua hàng từ hơn 150 quốc gia tìm nguồn cung ứng sản phẩm từ Việt Nam.
Rà soát tình hình gia tăng nhập khẩu thép cán nóng, bảo vệ ngành thép

Rà soát tình hình gia tăng nhập khẩu thép cán nóng, bảo vệ ngành thép

Phó Thủ tướng Lê Minh Khái yêu cầu các cơ quan liên quan rà soát, nắm tình hình gia tăng nhập khẩu thép cán nóng để chủ động thực hiện các biện pháp phù hợp.
Những lưu ý khi xuất khẩu dưa hấu sang thị trường Trung Quốc

Những lưu ý khi xuất khẩu dưa hấu sang thị trường Trung Quốc

Dưa hấu tươi của Việt Nam khi xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc không được nhiễm 5 đối tượng kiểm dịch thực vật còn sống.
Xây dựng trung tâm logistics quy mô, hiện đại làm

Xây dựng trung tâm logistics quy mô, hiện đại làm ''cầu nối'' thu hút đầu tư

Để tiết kiệm thời gian và chi phí cho doanh nghiệp, nhiều địa phương hướng đến xây dựng trung tâm logistics quy mô, hiện đại và đầy đủ chức năng.
Lào Cai: Giá trị xuất nhập khẩu trong tháng 4 tăng trên 60% so với cùng kỳ

Lào Cai: Giá trị xuất nhập khẩu trong tháng 4 tăng trên 60% so với cùng kỳ

Thống kê từ Sở Công Thương tỉnh Lào Cai, tổng giá trị xuất nhập khẩu hàng hóa trên địa bàn trong tháng 4/2024 tăng trên 60% so với cùng kỳ năm 2023.

Tin cùng chuyên mục

Nhập khẩu xăng dầu về Việt Nam tăng mạnh về lượng và kim ngạch

Nhập khẩu xăng dầu về Việt Nam tăng mạnh về lượng và kim ngạch

Nhập khẩu xăng dầu về Việt Nam trong tháng 3/2024 tăng 44,7% về lượng và tăng 46,1% về kim ngạch so với tháng 2/2024, đạt 1.076.653 tấn, trị giá 901,7 triệu USD
Doanh nghiệp gỗ ván ép đối mặt với thuế chống phá giá từ Hàn Quốc cao hơn 4% so với trước

Doanh nghiệp gỗ ván ép đối mặt với thuế chống phá giá từ Hàn Quốc cao hơn 4% so với trước

Với sự chênh lệch mức thuế chống bán phá giá biên độ dao động từ 4,2 - 13,04% của Hàn Quốc gây khó khăn cho doanh nghiệp xuất khẩu gỗ ván ép của Việt Nam.
Quý I/2024, xuất khẩu cá tra đến thị trường UAE tăng 67%

Quý I/2024, xuất khẩu cá tra đến thị trường UAE tăng 67%

3 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu cá tra của Việt Nam sang thị trường UAE đạt hơn 7 triệu USD, tăng 67% so với cùng kỳ năm ngoái.
Xuất khẩu hạt tiêu sang thị trường Hàn Quốc tăng gần 180%

Xuất khẩu hạt tiêu sang thị trường Hàn Quốc tăng gần 180%

Quý I/2024, Hàn Quốc đã chi hơn 9,37 triệu USD để nhập 2.165 tấn hạt tiêu từ Việt Nam, tăng 179,7% về lượng và tăng 188,5% về trị giá so với cùng kỳ năm ngoái.
Xuất khẩu tuần từ 15-21/4: Việt Nam là nước xuất khẩu gạo lớn nhất vào Singapore, xuất khẩu cao su khởi sắc

Xuất khẩu tuần từ 15-21/4: Việt Nam là nước xuất khẩu gạo lớn nhất vào Singapore, xuất khẩu cao su khởi sắc

Việt Nam là quốc gia xuất khẩu gạo lớn nhất vào thị trường Singapore, xuất khẩu cao su khởi sắc... là những tin nổi bật trong bản tin xuất khẩu tuần từ 15-21/4.
Xuất khẩu hàng hóa dự báo sẽ bứt phá trong quý II và cả năm 2024

Xuất khẩu hàng hóa dự báo sẽ bứt phá trong quý II và cả năm 2024

Đơn hàng của các doanh nghiệp tương đối tốt và được kỳ vọng sẽ tiếp tục phục hồi, xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam dự báo sẽ bứt phá trong quý II và cả năm 2024.
Thương hiệu quốc gia: Bệ đỡ cho hàng Việt vươn ra thế giới

Thương hiệu quốc gia: Bệ đỡ cho hàng Việt vươn ra thế giới

Việc doanh nghiệp có sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia giúp tăng uy tín, vị thế của sản phẩm, doanh nghiệp trên thị trường thế giới.
Giá trị cốt lõi là “thước đo” khẳng định uy tín, vị thế của Thương hiệu Quốc gia

Giá trị cốt lõi là “thước đo” khẳng định uy tín, vị thế của Thương hiệu Quốc gia

Trong thời đại có nhiều thay đổi nhanh chóng, cạnh tranh gay gắt với sự hỗ trợ của công nghệ, trí tuệ nhân tạo, những giá trị cốt lõi càng trở nên quan trọng...
Lo ngại nguồn cung từ Robusta, giá cà phê xuất khẩu tăng nhẹ

Lo ngại nguồn cung từ Robusta, giá cà phê xuất khẩu tăng nhẹ

Giá cà phê xuất khẩu trung bình của Việt Nam đạt mức 3.288/USD tấn, tăng tới 47% so với mức 2.222 USD/tấn tại cùng kỳ năm trước.
Cơ hội giao thương, chuyển giao công nghệ cho doanh nghiệp khai khoáng, xây dựng

Cơ hội giao thương, chuyển giao công nghệ cho doanh nghiệp khai khoáng, xây dựng

Triển lãm về Công nghiệp khai thác, khôi phục tài nguyên khoáng sản và Xây dựng Việt Nam sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc chia sẻ, học hỏi về công nghệ mới.
Phát triển thị trường tín chỉ carbon mang lại cơ hội lớn cho TP. Hồ Chí Minh

Phát triển thị trường tín chỉ carbon mang lại cơ hội lớn cho TP. Hồ Chí Minh

Việc thực hiện biện pháp giảm phát thải khí nhà kính theo các cơ chế trao đổi, bù trừ tín chỉ carbon mang đến nhiều cơ hội cho TP. Hồ Chí Minh.
TP. Hồ Chí Minh: Khai mạc Phiên chợ xanh tử tế với hàng nghìn sản phẩm xanh

TP. Hồ Chí Minh: Khai mạc Phiên chợ xanh tử tế với hàng nghìn sản phẩm xanh

Người dân TP. Hồ Chí Minh có cơ hội lựa chọn hàng nghìn sản phẩm nông sản đặc sản, từ 50 tỉnh thành trên cả nước tại Phiên chợ xanh tử tế để phục vụ gia đình.
Hội nghị Thúc đẩy liên kết vùng trong phát triển thương mại điện tử tại Điện Biên, các tỉnh vùng Tây Bắc

Hội nghị Thúc đẩy liên kết vùng trong phát triển thương mại điện tử tại Điện Biên, các tỉnh vùng Tây Bắc

Sáng nay (ngày 20/4) diễn ra Hội nghị Thúc đẩy liên kết vùng trong phát triển thương mại điện tử tại Điện Biên và các tỉnh vùng Tây Bắc.
Xây dựng thương hiệu mạnh: Gia tăng lợi thế cạnh tranh, thúc đẩy xuất khẩu

Xây dựng thương hiệu mạnh: Gia tăng lợi thế cạnh tranh, thúc đẩy xuất khẩu

Năm 2023, Thương hiệu Quốc gia Việt Nam được Brand Finance xếp hạng 33/121 tổng số các quốc gia, lãnh thổ được tổ chức này xếp hạng.
Xây dựng thương hiệu: Nâng giá trị cà phê Việt

Xây dựng thương hiệu: Nâng giá trị cà phê Việt

Bên cạnh những thành tích về kim ngạch xuất khẩu, xây dựng thương hiệu là cách để nâng cao vị thế hạt cà phê Việt Nam trên thị trường quốc tế.
Thị trường gạo thế giới biến động trái chiều, giá gạo Việt tìm lại

Thị trường gạo thế giới biến động trái chiều, giá gạo Việt tìm lại ''ngôi vương''

Sản lượng nhập khẩu gạo Philippines tăng mạnh cùng thông tin Indonesia sẽ mở thầu trong tháng 4 được cho là nguyên nhân kéo thị trường gạo thế giới khởi sắc.
Khai mạc Hội chợ Công Thương khu vực Tây Bắc – Điện Biên 2024

Khai mạc Hội chợ Công Thương khu vực Tây Bắc – Điện Biên 2024

Lễ Khai mạc Hội chợ Công Thương khu vực Tây Bắc – Điện Biên 2024 diễn ra tại TP. Điện Biên Phủ, tối ngày 19/4/2024.
Việt Nam đang đề xuất điều chỉnh danh mục gạo thơm để xuất khẩu vào EU

Việt Nam đang đề xuất điều chỉnh danh mục gạo thơm để xuất khẩu vào EU

Hiện có 9 giống gạo thơm được hưởng ưu đãi thuế trong hạn ngạch khi xuất khẩu sang EU. Việt Nam đang đề xuất điều chỉnh danh mục gạo thơm để xuất khẩu vào EU.
Việt Nam là thị trường tiềm năng với các nhà sản xuất, phân phối mỹ phẩm

Việt Nam là thị trường tiềm năng với các nhà sản xuất, phân phối mỹ phẩm

Thị trường mỹ phẩm Việt Nam hiện là điểm đến lý tưởng cho các doanh nghiệp ngoại quốc bởi nhu cầu ngày càng cao về các sản phẩm trong lĩnh vực làm đẹp.
Chú trọng chất lượng, vị thế hàng Việt ngày càng được nâng cao

Chú trọng chất lượng, vị thế hàng Việt ngày càng được nâng cao

Nhờ đầu tư vào công nghệ, chú trọng chất lượng, ngày càng nhiều sản phẩm hàng Việt Nam được người tiêu dùng thế giới tin tưởng.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động