Chủ nhật 29/12/2024 10:59

Bỏ trần giá nội địa: Philippines có tăng nhập khẩu gạo?

Việc khách mua gạo lớn nhất của Việt Nam là Philippines chính thức bỏ trần giá gạo nội địa được nhận định sẽ khiến thị trường khởi sắc trở lại.

Theo báo chí Philippines, ngày 4/10 Tổng thống Philippines Ferdinand Marcos Jr. đã công bố sẽ dỡ bỏ các biện pháp kiểm soát trần giá đối với gạo xát thường và gạo xát kĩ.

Như vậy giá trần gạo tại nước này được tháo bỏ sau một tháng áp dụng. Việc bỏ trần giá gạo cũng được nông dân nước này quan tâm và ủng hộ vì nó khuyến khích sản xuất trong nước phát triển đặc biệt là mùa thu hoạch đang diễn ra.

Giá gạo Việt Nam hiện ở mức cao hơn so với các nước.

Trước đó, trần giá gạo được Philippines đưa ra nhằm mục đích chống đầu cơ, tăng giá gạo ở nước này làm ảnh hưởng đến nhiều người có thu nhập thấp.

Theo Bộ Nông nghiệp Mỹ, năm nay Philippines sẽ cùng với Trung Quốc là 2 nhà nhập khẩu gạo lớn nhất thế giới với sản lượng khoảng 3,5 triệu tấn (dự báo cũ 3,8 triệu tấn).

Tính từ đầu năm đến nay, Philippines mới nhập khẩu 2,49 triệu tấn gạo, thấp hơn gần 18% so với 3,03 triệu tấn so với cùng kỳ năm trước. Việt Nam cung cấp đến 2,23 triệu tấn và chiếm đến 89,7% tổng lượng gạo nhập khẩu. Tiếp theo là Thái Lan với trên 116.000 tấn, Myanmar với 96.000 tấn và Pakistan với 25.545 tấn.

Theo các chuyên gia và doanh nghiệp, việc Philippines bỏ trần giá gạo sẽ khiến thị trường thế giới nói chung khởi sắc trở lại sau thời gian giảm giá mạnh gần đây.

Cụ thể, trong những ngày đầu tháng 10/2023 giá gạo từ 2 nguồn cung gồm Thái Lan và Pakistan đã giảm mạnh tới 40 USD/tấn. Hiện gạo 5% tấm của Thái Lan đang ở mức 586 USD/tấn còn gạo cùng loại của Pakistan ở mức 558 USD/tấn. Riêng giá gạo cùng loại của Việt Nam vẫn trụ vững ở mức trên 600 USD/tấn, bỏ xa các đối thủ từ 27-55 USD/tấn.

Việt Nam và Philippines là đối tác chính của nhau trong lĩnh vực này nên tác động là lớn nhất, theo hướng tích cực và giá sẽ vẫn giữ ở mức trên 600 USD/tấn. Đặc biệt, theo đánh giá của ông Phạm Thái Bình, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Nông nghiệp Công nghệ cao Trung An, dù hiện tại giá gạo của Việt Nam cao hơn nhiều so với các nguồn cung khác. Tuy nhiên gạo Việt Nam được người tiêu dùng chọn mua vì chất lượng cũng như lợi thế về vận chuyển gần. Do vậy theo hướng tích cực và giá gạo của Việt Nam sẽ vẫn giữ ở mức trên 600 USD/tấn.

Mai Ca
Bài viết cùng chủ đề: Xuất khẩu gạo

Tin cùng chuyên mục

Việt Nam đã nhanh chóng gia nhập cuộc đua chế tạo vaccine thú y

Giá trị miến dong Kiên Sơn tăng cao nhờ kinh doanh trên Sàn Việt

Thương mại điện tử thổi luồng sinh khí mới cho hợp tác xã

Rà soát cuối kỳ áp dụng chống bán phá giá đối với thép cán nguội

Thứ trưởng Phan Thị Thắng: Công tác phát triển thị trường châu Á - châu Phi phải trọng tâm, trọng điểm

Bộ Công Thương tổ chức Hội nghị Công tác quản lý nhà nước về xuất xứ hàng hóa năm 2024

Mật ong Cẩm Tú - Tinh hoa từ vườn nhãn lên sàn thương mại điện tử

Châu Á - châu Phi tiếp tục là thị trường chiến lược trong hoạt động xuất nhập khẩu

Năm 2025, cần đưa ra mục tiêu, giải pháp trong cả hoạt động nhập khẩu

Xuất khẩu nông sản: Đừng để “vết ố” làm hỏng bức tranh sáng màu!

Bộ Công Thương đặt mục tiêu kim ngạch xuất khẩu năm 2025 sẽ tăng từ 10-12%

Khai mạc Chương trình Phố rượu vang, trà, cà phê và đặc sản Đà Lạt

Xuất khẩu cao su sang thị trường Trung Quốc giảm lượng, tăng chất

Rà soát nhà xuất khẩu mới trong vụ áp dụng chống lẩn tránh phòng vệ thương mại với đường mía

Giải pháp nào để xuất khẩu hàng hóa tăng thêm 4 tỷ USD/tháng?

Trung bình 1 người tiêu dùng Việt Nam mua hàng trực tuyến 4 lần/tháng

Vượt Bangladesh, Việt Nam vươn lên vị trí thứ 2 về xuất khẩu hàng dệt may

EU khởi xướng điều tra tự vệ đối với một số hợp kim gốc mangan và silicon

Năm 2025, phấn đấu xuất khẩu hàng hoá tăng khoảng 12% so với năm 2024

Đẩy mạnh hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam trong xúc tiến thương mại và đầu tư tại Hoa Kỳ