Thứ hai 25/11/2024 19:29

Bảo hộ chỉ dẫn địa lý thanh long Bình Thuận: "Chìa khóa" mở cửa thị trường

Thanh long Bình Thuận hiện được bảo hộ chỉ dẫn địa lý tại 13 quốc gia, vùng lãnh thổ. Đây là "tấm hộ chiếu" có giá trị giúp trái thanh long Việt Nam thâm nhập những thị trường có tiêu chuẩn nhập khẩu khắt khe.

Thanh long Bình Thuận đã được bảo hộ chỉ dẫn địa lý tại 13 quốc gia, vùng lãnh thổ

Bình Thuận là khu vực có diện tích sản xuất thanh long lớn nhất cả nước, đã được cấp chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm thanh long từ năm 2006. Chỉ dẫn địa lý được bảo hộ có vai trò và ý nghĩa rất quan trọng trong việc phát triển thanh long, được xem là "chìa khóa" giúp thanh long tiêu thụ vững chắc không chỉ ở thị trường trong nước, mà còn trên thế giới, với những thị trường khó tính điển hình như: EU, Nhật Bản, Mỹ… Đặc biệt, trên thị trường xuất khẩu, chỉ dẫn địa lý chính là yếu tố khẳng định vị thế của thanh long Việt Nam về chất lượng so với các nước khác trên thế giới.

Thời gian qua, Bình Thuận đã đẩy mạnh việc trao quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý cho các tổ chức, cá nhân sản xuất và kinh doanh thanh long. Đồng thời, hỗ trợ các đơn vị đăng ký bảo hộ chỉ dẫn địa lý ra nước ngoài, góp phần giữ vững thương hiệu sản phẩm đặc trưng của tỉnh. Theo đó, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh phối hợp với Hiệp hội Thanh long Bình Thuận thẩm định điều kiện, năng lực sử dụng chỉ dẫn địa lý Bình Thuận dùng cho quả thanh long đối với tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh quả thanh long trong vùng đăng bạ.

Từ năm 2016 đến nay, tỉnh đã cấp mới Giấy chứng nhận sử dụng chỉ dẫn địa lý Bình Thuận cho 17 cơ sở. Toàn tỉnh hiện có 96 tổ chức, cá nhân sản xuất và kinh doanh thanh long được cấp chứng nhận sử dụng chỉ dẫn địa lý Bình Thuận; trong đó, 30 giấy chứng nhận còn hiệu lực.

Hiện, chỉ dẫn địa lý "Thanh long Bình Thuận" đã được Liên minh châu Âu (EU) bảo hộ. Cùng đó, hình ảnh và nhãn hiệu "Bình Thuận DRAGON FRUIT" đã đăng ký và được 13 quốc gia, vùng lãnh thổ đồng ý bảo hộ như: Hoa Kỳ, Anh, Đức, Hàn Quốc, Pháp, Nhật Bản, Thái Lan… Các hợp tác xã sản xuất, kinh doanh thanh long gồm: Thuận Tiến, Hòa Lệ, Hồng Sơn, Hàm Minh 30 đã được Cục Sở hữu trí tuệ cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu tập thể.

Thực tế cho thấy, từ khi có chỉ dẫn địa lý, thanh long Bình Thuận đã thâm nhập được những thị trường khó tính như: EU, Nhật Bản, Hoa Kỳ… Theo số liệu của Cục Thống kê tỉnh Bình Thuận, giai đoạn 2016 - 2019, các doanh nghiệp đã xuất khẩu chính ngạch hơn 28 triệu USD, tương đương 24.500 tấn thanh long tươi. Bên cạnh các thị trường xuất khẩu truyền thống như Đài Loan, Trung Quốc, Thái Lan… thanh long Bình Thuận còn được xuất khẩu chính ngạch sang các nước khó tính như Đức, Hà Lan, Hoa Kỳ, New Zealand…

Theo định hướng quy hoạch, Bình Thuận sẽ đẩy mạnh sản xuất an toàn để nâng diện tích trồng thanh long an toàn (VietGAP, GlobalGAP) năm 2020 lên 50% và đến năm 2025 trên 70%. Đến năm 2020, dự báo, các doanh nghiệp của tỉnh sẽ xuất khẩu chính ngạch đạt 20 - 25 triệu USD sản phẩm thanh long. Năm 2025, đạt 50 - 60 triệu USD. Đồng thời, nâng giá trị sản xuất của ngành hàng thanh long chiếm 35 - 36% giá trị sản xuất ngành trồng trọt toàn tỉnh.

Đến tháng 6/2020, Bình Thuận có khoảng 32.000ha thanh long với sản lượng hơn 640.000 tấn. Trong đó, hơn 10.000ha thanh long được cấp chứng nhận VietGAP; gần 1.500ha thanh long xác nhận mã số vùng trồng đủ tiêu chuẩn xuất khẩu vào thị trường Mỹ; 262ha thanh long được cấp chứng nhận GlobalGAP…
Bảo Ngọc
Bài viết cùng chủ đề: Chỉ dẫn địa lý

Tin cùng chuyên mục

Đảng bộ EVNCPC triển khai hiệu quả Cuộc vận động 'Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam'

Longform | Từ chuyện ‘sức nước ngàn năm’ đến kỷ nguyên vươn mình của hàng hoá Việt - Bài 1

Hà Nội - Hà Giang kết nối tiêu thụ sản phẩm OCOP và nông sản tiêu biểu

Bộ Công Thương hỗ trợ, đồng hành cùng doanh nghiệp đưa thương hiệu Việt vươn xa

Hàng Việt và giải pháp đối mặt với những ‘gã khổng lồ’ thương mại điện tử

Bình Thuận đưa hàng Việt về vùng núi, vùng sâu, vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Đà Nẵng: Lan tỏa hàng Việt gắn với du lịch - nhìn từ chợ Hàn

Bắc Kạn: Mở rộng thị trường gắn với Cuộc vận động ‘Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam’

Cuộc vận động 'Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam' giúp ‘kết nối’ sản phẩm DRC đến nhiều doanh nghiệp

Hàng Việt, thương hiệu Việt trong hành trình 'vươn vai vạn dặm'

Ổn định nguồn cung hàng hoá thiết yếu cho người dân Thủ đô trong mọi hoàn cảnh

Nâng cao vai trò CVĐ Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Gia Lai: Nâng cao chất lượng sản phẩm, tạo thói quen tiêu dùng hàng Việt

Phó Thủ tướng Lê Thành Long: Ngành Công Thương có nhiều nỗ lực, sáng tạo, triển khai bài bản Cuộc vận động

Gala 15 năm ngành Công Thương thực hiện Cuộc vận động 'Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam'

Phó Chủ tịch UB TWMTTQ Tô Thị Bích Châu: Bộ Công Thương giữ vai trò nòng cốt thực hiện Cuộc vận động

15 năm Cuộc vận động Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam: Dấu ấn của Bộ Công Thương

Longform | Doanh nghiệp Việt đưa sản phẩm Việt ‘rạng danh’ trên thị trường

Bắc Kạn: Đưa hàng Việt tới người tiêu dùng khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa

Các địa phương, doanh nghiệp ‘dồn tổng lực’ kích cầu tiêu dùng hàng Việt Nam dịp cuối năm