Thứ hai 25/11/2024 12:04
Thúc đẩy liên kết phát triển vùng Tây Nguyên

Bài 3: "Chìa khoá" thành công của Tây Nguyên

Việc thúc đẩy liên kết vùng, liên vùng vô cùng cấp bách, cần thiết và cần có những giải pháp đồng bộ, bài bản, then chốt để đưa Tây Nguyên phát triển bứt phá.

Phát triển hạ tầng giao thông được ưu tiên hàng đầu

Vùng Tây Nguyên giữ vai trò vô cùng quan trọng đối với sự phát triển chung của cả nước. Để khai thác hiệu quả nguồn lực và tiềm năng của vùng, việc thúc đẩy liên kết vùng, liên vùng là vô cùng cấp bách, cần thiết và cần có những giải pháp đồng bộ, bài bản, then chốt để đưa Tây Nguyên phát triển bứt phá trong thời gian tới.

Trước hết, phát triển hạ tầng giao thông là một trong những ưu tiên hàng đầu. Việc hoàn thành các tuyến đường cao tốc quan trọng như: Quy Nhơn - Pleiku, Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột sẽ giúp kết nối Tây Nguyên với các trung tâm kinh tế khác, thuận lợi cho việc vận chuyển hàng hóa. Đồng thời, mở rộng và nâng cấp các sân bay chính như Liên Khương, Pleiku và Buôn Ma Thuột sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển du lịch. Ngoài ra, việc khôi phục và cải tạo tuyến đường sắt Tháp Chàm - Đà Lạt cũng sẽ góp phần kết nối Tây Nguyên với các vùng lân cận.

Phát triển hạ tầng giao thông là một trong những ưu tiên hàng đầu của cả vùng Tây Nguyên. (Ảnh: Lê Sơn)

Tiếp đến, cần đạt được sự thống nhất cao ở tất cả các cấp, các ngành về vị trí, vai trò và tầm quan trọng của vùng Tây Nguyên cũng như liên kết vùng, liên vùng. Điều này sẽ tạo ra không gian kinh tế thống nhất, khắc phục các điểm nghẽn, huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn lực, nâng cao khả năng cạnh tranh của vùng. Cần nghiên cứu xây dựng và thể chế hóa cơ chế điều phối và kết nối phát triển vùng, nhằm nâng cao hiệu quả các hoạt động liên kết nội vùng và với vùng Đông Nam Bộ cũng như các tỉnh khu vực duyên hải Trung Bộ.

Bên cạnh đó, cần hoàn thiện thể chế, tạo khuôn khổ pháp lý đồng bộ, tạo điều kiện thuận lợi để triển khai các thỏa thuận hợp tác trong khu vực, tiểu vùng Mê Công, đặc biệt là đẩy mạnh hợp tác Tiểu vùng Mê Công mở rộng, hợp tác khu vực Tam giác phát triển Việt Nam - Lào - Campuchia. Đồng thời, tích cực tham gia các hoạt động hợp tác trong khuôn khổ ASEAN và ASEAN với các đối tác, các nước trong khu vực và các định chế quốc tế khác.

Tập trung phát triển những ngành kinh tế mũi nhọn như nông nghiệp công nghệ cao

Trong quy hoạch vùng Tây Nguyên và quy hoạch từng địa phương trong vùng thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, cần bảo đảm tính liên kết, đồng bộ, thống nhất, hiệu quả và bền vững theo hướng xanh, tuần hoàn, giàu bản sắc. Tập trung phát triển những ngành kinh tế mũi nhọn như nông nghiệp công nghệ cao, năng lượng tái tạo, du lịch sinh thái,…

Phấn đấu đến năm 2030, xây dựng và phát triển vùng Tây Nguyên thành vùng phát triển nhanh, bền vững dựa trên kinh tế xanh, tuần hoàn; giàu bản sắc văn hóa dân tộc, điểm đến đặc sắc, hấp dẫn khách du lịch trong nước và quốc tế. Phát triển kinh tế nông nghiệp hiệu quả cao, dựa trên nền tảng khoa học - công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số; hình thành một số sản phẩm nông nghiệp quy mô lớn có thương hiệu quốc tế gắn với các trung tâm chế biến.

Tỉnh Kon Tum với nhiều tiềm năng sản xuất, xuất khẩu các sản phẩm dược liệu từ Sâm. (Ảnh: Lê Sơn)

Giải quyết căn bản vấn đề đất ở, đất sản xuất cho đồng bào dân tộc thiểu số. Đời sống vật chất và tinh thần của người dân được cải thiện. Hệ sinh thái rừng, nhất là rừng đầu nguồn và đa dạng sinh học được bảo tồn và phát triển; an ninh nguồn nước được bảo đảm. Quốc phòng, an ninh khu vực biên giới được giữ vững; an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội được bảo đảm, duy trì ổn định. Tổ chức đảng, hệ thống chính trị và khối đại đoàn kết các dân tộc được củng cố, tăng cường.

Để thúc đẩy phát triển vùng Tây Nguyên, cần có cơ chế, chính sách phù hợp về bảo vệ rừng, phát triển kinh tế rừng; phát triển một số sản phẩm nông nghiệp quy mô lớn. Ngoài ra, cần nghiên cứu chính sách tài chính, thuế đối với các dự án thủy điện có quy mô lớn và hoạt động xuất nhập khẩu tại các cửa khẩu, bảo đảm hài hòa giữa nguồn thu ngân sách nhà nước với ổn định, phát triển của địa phương.

Trong đó, phát triển du lịch bền vững gắn với bảo vệ môi trường cũng là một chìa khóa quan trọng. Việc hình thành các khu du lịch tầm cỡ quốc gia và khu vực, cùng với việc tạo dựng thương hiệu du lịch vùng Tây Nguyên sẽ giúp thu hút nhiều du khách hơn. Đồng thời, gắn phát triển du lịch với bảo vệ môi trường sinh thái sẽ góp phần tăng cường thu nhập, cải thiện đời sống người dân, bảo vệ được tài nguyên thiên nhiên quý giá của vùng.

Khắc phục những “điểm nghẽn” về cơ chế, chính sách

Ông Vũ Bá Phú, Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại, Bộ Công Thương cho biết: Tây Nguyên dù hội đủ những điều kiện để phát triển nhưng hiện tại lại gặp nhiều “điểm nghẽn” về cơ chế, chính sách. Điều này đã tạo nên nhiều rào cản cho các hoạt động xúc tiến thương mại thị trường trong nước và phát triển xuất nhập khẩu hàng hoá, dịch vụ của vùng ra thế giới. Để tháo gỡ khó khăn này, đòi hỏi cần có sự thay đổi về tư duy, nhận thức, phương thức tiếp cận khai thác các lợi thế đặc thù của vùng Tây Nguyên, tìm biện pháp liên kết vùng thực sự hiệu quả để giúp vùng Tây Nguyên có thể phát huy hết tiềm năng, thế mạnh, biến tiềm năng thành động năng, tiềm lực, nguồn lực lớn.

Vùng Tây Nguyên phát triển du lịch bền vững gắn với bảo vệ môi trường cũng là một chìa khóa quan trọng. (Ảnh: Lê Sơn)

Trao đổi với phóng viên Báo Công Thương, ông Nguyễn Tuấn Hà, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Lắk cho rằng: Thời gian tới, tỉnh Đắk Lắk mong muốn cùng với các tỉnh khu vực Tây Nguyên kết nối chặt chẽ chuỗi giá trị sản xuất của vùng với nhu cầu tiêu thụ của các tỉnh, thành phố, vùng, miền trên cả nước, cũng như xuất khẩu, tham gia ngày càng sâu vào chuỗi giá trị toàn cầu. Để từ đó, sớm đưa vùng Tây Nguyên ra khỏi vị trí “vùng trũng” trong phát triển ngoại thương, thu hẹp dần khoảng cách về thu nhập và trình độ phát triển thương mại của vùng so với trung bình cả nước.

Vùng Tây Nguyên đưa ra các chỉ tiêu cụ thể đến năm 2030, GRDP bình quân đầu người đạt khoảng 130 triệu đồng, tương đương 5.000 USD; tỷ trọng khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm khoảng 29,5% trong GRDP; khu vực công nghiệp - xây dựng chiếm khoảng 26,9%; khu vực dịch vụ chiếm khoảng 38%; tỷ trọng kinh tế số khoảng 25 - 30% GRDP. Tỷ lệ đô thị hóa đạt khoảng 37,2 - 40,7%; tỷ lệ xã đạt chuẩn nông thôn mới khoảng 85%, trong đó tỷ lệ xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao khoảng 50%. Tốc độ tăng năng suất lao động xã hội bình quân đạt khoảng 6,5%; đóng góp của năng suất các nhân tố tổng hợp vào tăng trưởng GRDP khoảng 39%,…

Ngoài ra, tầm nhìn đến năm 2045, Tây Nguyên trở thành vùng phát triển bền vững, có nền kinh tế xanh, tuần hoàn; một số tỉnh trong vùng thuộc nhóm phát triển khá. Hệ sinh thái rừng được bảo tồn và phát triển; hình thành một số khu du lịch chất lượng cao, điểm đến hấp dẫn của du khách trong và ngoài nước. Hình thành các vùng sản xuất lớn về cây công nghiệp, cây ăn quả, rau, hoa và trung tâm năng lượng tái tạo của cả nước.

Hệ thống kết cấu hạ tầng hiện đại, đồng bộ. Phát triển hài hòa giữa kinh tế với văn hóa, xã hội, bảo vệ môi trường và quốc phòng, an ninh; người dân có cuộc sống ấm no, hạnh phúc; bản sắc văn hóa được phát huy và trở thành nền tảng để phát triển. Quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội được bảo đảm vững chắc; biên giới hòa bình, hữu nghị, hợp tác cùng phát triển; tổ chức đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh toàn diện; khối đại đoàn kết toàn dân tộc được tăng cường.

Để các mục tiêu trở thành hiện thực, vùng Tây Nguyên cần thúc đẩy liên kết, là chìa khóa để phát huy tối đa tiềm năng và nguồn lực của vùng, góp phần thúc đẩy sự phát triển toàn diện, bền vững của cả nước. Với sự nỗ lực của cả cộng đồng, chúng ta tin rằng Tây Nguyên sẽ sớm trở thành một trong những vùng phát triển năng động, sáng tạo và bền vững của Việt Nam.

Lê Sơn
Bài viết cùng chủ đề: Tây Nguyên

Tin cùng chuyên mục

Tăng 650.000 ghế, hàng không Việt Nam vẫn lo thiếu chỗ dịp Tết

Truyền thông góp phần thúc đẩy sản xuất và tiêu dùng bền vững

Cận cảnh 'cá voi bay' gây chú ý khi xuất hiện ở sân bay Nội Bài

Cùng hành trình đi tới mục tiêu Net Zero 2050 của Việt Nam

Công cụ chuyển đổi nhanh - chìa khóa tạo lợi thế cạnh tranh

Ngành ngân hàng tiên phong trong áp dụng các tiêu chuẩn ESG

Ra mắt “Báo cáo Diễn đàn và Triển lãm kinh tế xanh 2024”

Thiếu thông tin và tài chính đang cản trở doanh nghiệp tiếp cận ESG

Chuyển đổi xanh: Con đường doanh nghiệp bắt buộc phải đi để phát triển bền vững

Hà Nội: Tiếc nuối nhìn con đường gốm sứ ven sông Hồng từng đạt kỷ lục Guinness ngày càng xuống cấp

Chuyển đổi kép - giải pháp để Việt Nam phát triển nhanh và bền vững

TP. Hồ Chí Minh: Metro số 1 Bến Thành - Suối Tiên bắt đầu vận hành thử nghiệm 100% công suất

Nâng quy chuẩn quốc gia về nước thải công nghiệp: Cần có lộ trình phù hợp

Phát triển kinh tế đa dạng sinh học: Cần liên kết các nguồn lực tài chính

Doanh nghiệp Việt chưa chú trọng đến vấn đề bảo mật thông tin

Triển lãm ngành cấp thoát nước và xử lý nước thải: Hướng tới phát triển bền vững

Thực hành tốt 5S tại doanh nghiệp để mang lại hiệu quả năng suất tối ưu

Tuyên Quang: Tập trung xây dựng hạ tầng cơ sở thiết yếu vùng dân tộc thiểu số

Kinh tế tuần hoàn tiên phong: 'Chìa khóa' để phát triển bền vững

Báo chí và doanh nghiệp có vai trò rất lớn trong phát triển bền vững