Chủ nhật 22/12/2024 22:22
Phát triển sinh kế cho đồng bào dân tộc, miền núi: Cần thay đổi cách làm

Bài 2: Những nút thắt lớn và bài toán thiếu nguồn cung nguyên liệu

Những nút thắt lớn trong phát triển lâm sản ngoài gỗ dẫn đến thiếu nguồn cung cho các doanh nghiệp, làng nghề và tác động ngược lại nên sinh kế của người dân.

Những nút thắt lớn

Sản xuất hàng thủ công ở Việt Nam chủ yếu dựa trên một hệ thống gồm 1.926 làng nghề trên toàn quốc với sự tham gia của 813.000 cơ sở sản xuất kinh doanh. Các làng nghề đã tạo việc làm cho khoảng 2,3 triệu lao động nông thôn. Kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ năm 2022 đạt khoảng 2,4 tỷ USD.

Các làng nghề đã tạo việc làm cho khoảng 2,3 triệu lao động nông thôn

Quyết định 801/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 7/7/2022 đặt ra mục tiêu đến năm 2030, kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ đạt 6 tỷ USD. Bên cạnh công tác phát triển sản phẩm, hợp chuẩn sản xuất, xúc tiến thương mại… thì việc phát triển vùng nguyên liệu bền vững là vấn đề mang tính quyết định.

Tuy nhiên, việc phát triển vùng nguyên liệu cho các nhóm ngành thủ công gần đây đang có rất nhiều bất cập, thách thức và tiềm ẩn nguy cơ lớn để đạt được mục tiêu do Chính phủ đề ra.

Chỉ ra các nút thắt với nguồn nguyên liệu mây tre lá để phát triển hàng thủ công mỹ nghệ, ông Lê Bá Ngọc - Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội Xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam (Vietcraft) - cho hay, nguồn nguyên liệu ngày càng khan hiếm và giá thành nguyên liệu tăng nhanh trong những năm gần đây, trong khi giá bán (xuất khẩu) rất khó tăng, nguồn nguyên liệu tre tầm vông hiện còn rất ít ở Việt Nam và các doanh nghiệp đang phải khai thác ở Campuchia, nguồn nguyên liệu mây, guột phải khai thác cả ở Lào…

Để đạt kim ngạch xuất khẩu khoảng 6 tỷ USD hàng thủ công mỹ nghệ đến năm 2023 thì cần có đủ lượng nguyên liệu mây tre lá dao động từ 750 - 850 triệu USD, trong đó, lượng nguyên liệu mây cần ít nhất khoảng 100.000 tấn/năm, trong khi đó vùng nguyên liệu mây hiện tại của Việt Nam ước tính chỉ đạt tối đa 40.000 tấn.

Chi phí khai thác vận chuyển của Việt Nam chiếm gần 40% trong khi ở các nước khác chỉ 10 - 15%. Ở nhiều địa phương, do chi phí khai thác quá cao nên người dân để cho tre chết chứ không khai thác. Đối với nguyên liệu mây từ rừng tự nhiên, hiện tại các doanh nghiệp cũng phải chi trả tới 400.000 đồng/tấn nguyên liệu (200.000 đồng phí tài nguyên và 200.000 đồng/tấn cho chủ rừng). Do chi phí cao nên người khai thác thường tìm cách tránh nộp các loại giấy tờ này dẫn đến tình trạng nguồn nguyên liệu không có nguồn gốc.

1 cây tre của Việt Nam mới có thể sử dụng chưa đến 50% (lãng phí 50%) trong khi đó hệ số sử dụng nguyên liệu 1 cây tre của Trung Quốc lên đến trên 98%

Ở nhiều địa phương mặc dù có vùng nguyên liệu nhưng đa số nguyên liệu không có sự đầu tư chăm sóc dẫn đến tình trạng bị thoái hóa. Trên thế giới cũng đã áp dụng khoa học công nghệ để bảo tồn và phát triển các giống tre năng suất cao, các giống cói năng suất cao có khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu… nhưng các hoạt động cải thiện năng suất, chất lượng nguyên liệu mây tre lá vẫn “vắng bóng” ở Việt Nam.

Hệ số sử dụng nguyên liệu còn rất thấp dẫn đến giá thành sản phẩm cao. 1 cây tre của Việt Nam mới có thể sử dụng chưa đến 50% (lãng phí 50%) trong khi đó hệ số sử dụng nguyên liệu 1 cây tre của Trung Quốc lên đến trên 98%. Chính vì vậy một số doanh nghiệp sản xuất xuất khẩu của Việt Nam đang nhập khẩu nguyên liệu tre ép của Trung Quốc (25 triệu đồng/m3) chứ không sử dụng tre ép của doanh nghiệp Việt Nam sử dụng nguyên liệu trong nước sản xuất (32 triệu đồng/m3).

Hệ thống kho bảo quản nguyên liệu chưa đảm bảo chất lượng. Bên cạnh đó, nguyên liệu mây tre ở Việt Nam chưa có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. Cả nước mới có khoảng 10.000 ha tre có chứng chỉ quản lý rừng bền vững. Việt Nam hoàn toàn chưa có nguồn nguyên liệu mây, trong khi một quốc gia có rất ít tiềm năng xuất khẩu như Lào lại xây dựng được nguồn nguyên liệu mây có chứng chỉ quản lý rừng bền vững FSC.

“Theo thông tin cập nhật gần nhất, nếu đến cuối năm 2023, Việt Nam không xây dựng được nguồn nguyên liệu mây và tre có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, các tập đoàn mua hàng lớn của Việt Nam như IKEA sẽ dừng toàn bộ việc mua hàng, kim ngạch hàng mây tre sẽ giảm và ảnh hưởng đến hàng trăm doanh nghiệp cũng như trên 50.000 lao động”, ông Lê Bá Ngọc chia sẻ.

Hiện tại chưa có một quy hoạch cụ thể nào về vùng nguyên liệu để đảm bảo sản xuất bền vững cho ngành thủ công mỹ nghệ. Nhiều doanh nghiệp mong muốn tổ chức phát triển vùng nguyên liệu, tuy nhiên vẫn còn rất nhiều khó khăn liên quan đến việc tìm kiếm nguồn đất để ổn định sản xuất lâu dài.

Việc nhập khẩu nguyên liệu mây tre lá sẽ ngày một khó khăn hơn do chính sách “thắt chặt” xuất khẩu nguyên liệu thô của các nước do đó cần có giải pháp quy hoạch cụ thể cho vùng nguyên liệu mây tre lá trong nước.

Liên quan đến vấn đề này, theo đại diện Cục Lâm nghiệp (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, trong 2 năm 2021, 2022, giá trị xuất khẩu lâm sản ngoài gỗ đạt lần lượt là 1,15 và 1,1 tỷ USD. Sản phẩm từ lâm sản ngoài gỗ Việt Nam xuất khẩu đến gần 100 quốc gia, với 5 thị trường chính là Hoa Kỳ, Nhật Bản, Đức, Pháp, Hà Lan.

Bên cạnh những tồn tại nêu trên, đại diện Cục Lâm nghiệp nhận định, hiện mức hỗ trợ trồng cây lâm sản ngoài gỗ từ 5 - 10 triệu đồng/ha đối với vùng đồng bào dân tộc thiểu số (Nghị định số 75/2015/NĐ-CP của Chính phủ về cơ chế, chính sách bảo vệ và phát triển rừng, gắn với chính sách giảm nghèo nhanh, bền vững và hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số giai đoạn 2015 - 2020), chưa đáp ứng được nhu cầu; vay vốn từ các ngân hàng thủ tục khó khăn, thời gian cho vay ngắn, phải có tài sản thế chấp.

Vùng nguyên liệu đang ở trạng thái không ổn định

Ông Lê Đức Thịnh - Cục trưởng Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) cho biết, hiện cả nước có khoảng 600 làng nghề đan lát, với các nguyên liệu sản xuất chủ yếu là tre, song, mây, cói...

Mây, tre là nguồn nguyên liệu đầu vào quan trọng của nhiều doanh nghiệp, làng nghề

Với nguyên liệu họ tre nứa, với diện tích 1,5 triệu ha, trong đó có khoảng 6.000 ha được cấp chứng chỉ FSC; tổng dữ lượng khoảng 9,5 tỷ cây, bình quân khai thác từ 500 - 600 triệu cây/năm với sản lượng đạt khoảng 2,5 - 3 triệu tấn. Trong khi nhu cầu tiêu thụ từ 900 - 1.000 triệu cây/năm. Do đó, nhiều doanh nghiệp, làng nghề sản xuất hàng mây tre đan phải nhập khẩu nguyên liệu từ Trung Quốc, Lào và Camphuchia.

“Hiện nay, một số tỉnh có diện tích lớn như: Thanh Hóa, Nghệ An, Sơn La, Lâm Đồng, Kon Tum, Đắk Nông... vẫn có khả năng tăng diện tích trồng và nâng cao sản lượng tre, nứa, luồng”, ông Lê Đức Thịnh cho hay.

Nhu cầu sử dụng song mây hàng năm của nước ta vào khoảng 80.000 tấn/năm trong khi đó, chỉ đáp ứng được sản lượng khoảng 30.000 - 40.000 tấn/năm. Nguồn nguyên liệu song, mây chủ yếu là khai thác tự nhiên và trở nên rất khan hiếm do việc khai thác quá mức, thiếu sự quản lý.

Việc chưa hình thành được các vùng trồng tập trung, quy mô lớn dẫn đến tình trạng nguồn cung nguyên liệu thiếu tính ổn định. Bên cạnh đó, các quốc gia có nhiều nguyên liệu song, mây trên thế giới như: Indonesia, Lào… cũng cấm xuất khẩu nguyên liệu thô nên các doanh nghiệp Việt Nam thiếu nguyên liệu trầm trọng.

Về vấn đề này, ông Lê Bá Ngọc đánh giá, hiện nay vùng nguyên liệu của chúng ta đang ở trạng thái không ổn định. Với nguyên liệu tre Việt Nam với diện tích khoảng 1,5 triệu ha, có thể thấy chúng ta không thiếu nguyên liệu cho ngành thủ công. Nhưng trong nguyên liệu tre này nếu chúng ta phân nhỏ ra từng nguyên liệu nào dành cho từng ngành thủ công thì chúng ta lại thiếu. Nguyên liệu trúc chẳng hạn, chúng ta đang thiếu.

Mặt khác, trong các loại tre, chúng ta có số lượng tưởng như nhiều, nhưng điều kiện khai thác và giá thành không khuyến khích được người dân trồng, sơ chế và chế biến, thì rõ ràng chúng ta đang thiếu nguyên liệu ở mức độ mang tính chất tạm thời.

Những tồn tại, hạn chế của ngành lâm sản ngoài gỗ đang hạn chế đi những đóng góp của ngành cho mục tiêu phát triển kinh tế, ổn định xã hội và bảo vệ môi trường tại tỉnh, đặc biệt là với vùng đồng bào dân tộc miền núi.

Bài 3: Hướng tới chuỗi giá trị toàn diện

Nguyễn Hạnh
Bài viết cùng chủ đề: Làng nghề Hà Nội

Tin cùng chuyên mục

Thông tin mới nhất về phương án hợp nhất Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Bộ Tài nguyên Môi trường

Gia Lai: Các nhà vườn đang tất bật chăm sóc hoa để phục vụ Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025

Việt Nam thí điểm thành công hệ thống dữ liệu rừng và vùng trồng cà phê

Hợp tác về phát triển và cung ứng nguồn nhân lực nông nghiệp

Lần đầu tiên diễn ra Festival nghề muối Việt Nam - Bạc Liêu năm 2025

Công ty Thủy điện Sông Bung trao tặng 30 con bò giống cho hộ nghèo tại tỉnh Quảng Nam

Hợp nhất hai Bộ Nông nghiệp và Tài nguyên: Sẽ giảm tới 25 cục, vụ, đầu mối

Báo Công Thương đoạt giải Chuyên đề báo chí toàn quốc viết về tam nông

Gia Lai: Khung cảnh lung linh tại các nhà vườn chong đèn 'thức' cùng hoa Tết

Hà Giang: Quyết tâm xóa 89 nhà tạm, nhà dột nát trước Tết Nguyên đán 2025

Thêm 3 công trình thủy lợi vào Danh mục công trình quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia

Tăng cường phát triển kỹ năng cho ngành nuôi biển công nghiệp Việt Nam

Dưa hấu rớt giá thê thảm, nông dân Gia Lai 'mòn mỏi' chờ thương lái

Việt Nam đã sử dụng 5,9 triệu liều vaccine dịch tả lợn châu Phi

Đà Nẵng: Xử lý 144 tàu cá không đủ điều kiện khai thác thủy sản thế nào?

Gia Lai: Mới lạ mô hình trồng dâu tây treo tường của chàng kỹ sư công nghệ thông tin

Cả nước còn khoảng 340 hồ chứa thủy lợi bị hư hỏng nặng

Thêm cơ sở để áp thuế VAT 5% với phân bón

Vẫn còn 41,8% số công trình cấp nước sạch nông thôn hoạt động kém bền vững

Rạng Đông - Ứng dụng năng lượng mặt trời trong sản xuất nông nghiệp