Xuất khẩu hơn 40 tỷ USD nhưng phụ thuộc, dệt may muốn khắc phục điểm yếu gì?

Ngành dệt may Việt Nam xuất khẩu hơn 40 tỷ USD nhưng vẫn còn nhiều điểm yếu và mong muốn tìm giải pháp khắc phục.
Ngành dệt may hoà nhịp bước vào kỷ nguyên mới Cơ hội ngành dệt may tham gia chuỗi sản xuất toàn cầu Ngành dệt may 2025: Cơ hội ẩn sau những thách thức

Đại bàng tìm đến

Mới đây, lãnh đạo Bộ Công Thương đã làm việc với Tập đoàn Syre về dự án sản xuất vải công nghệ cao. Theo kế hoạch, tập đoàn muốn đầu tư dự án Tổ hợp sản xuất vải công nghệ cao tại Khu công nghiệp Nhơn Hội A, Khu kinh tế Nhơn Hội (tỉnh Bình Định) với công suất 250.000 tấn/năm.

Tại buổi làm việc, ông Tim King - Giám đốc vận hành cấp cao Tập đoàn Syre, thông tin, nhà máy sản xuất sẽ sử dụng công nghệ hiện đại, đáp ứng tiêu chuẩn hàng đầu của thế giới về bảo vệ môi trường và tuân thủ quy định của Việt Nam.

Xuất khẩu hơn 40 tỷ USD nhưng phụ thuộc, dệt may muốn khắc phục điểm yếu gì?
Chưa chủ động được nguyên phụ liệu là "điểm yếu" của ngành dệt may nhiều năm qua. Ảnh minh họa

Được biết, dự án sử dụng nguyên liệu đầu vào là quần áo, vải đã qua sử dụng và vải vụn. Mặt hàng này được xếp vào danh mục nguyên liệu tái chế, khi nhập khẩu vào Việt Nam phải tuân thủ các quy định hiện hành. Bản thân lãnh đạo tập đoàn cũng hiểu đây là lĩnh vực đặc thù, quy trình chuẩn bị đầu tư, xin giấy phép cần tuân thủ nhiều quy định chặt chẽ.

Với tổng vốn đầu tư 700 triệu - 1 tỷ USD, dự án Tổ hợp sản xuất vải công nghệ cao của Tập đoàn Syre có quy mô khá lớn. Nhìn nhận trên góc độ ngành, dự án được triển khai, sản phẩm tạo ra được tiêu thụ tại thị trường trong nước sẽ là lực đẩy tốt cho ngành dệt may hiện thực giấc mơ chủ động nguồn cung nguyên liệu.

Ngành dệt may Việt Nam tự hào sau gần 3 thập kỷ phát triển đã có những bước tiến dài. Nếu như năm 1999 kim ngạch của ngành đạt 1,75 tỷ USD, năm 2024 đã tăng lên gấp 25 lần, đạt 44 tỷ USD; xuất siêu từ 200 triệu USD tăng lên 19 tỷ USD.

Tuy nhiên, thiếu nguyên phụ liệu, hay phụ thuộc vào nguồn nhập khẩu là “điểm nghẽn” của ngành bấy lâu nay chưa được giải quyết triệt để. Nhìn vào quá khứ có thể thấy, năm 2022, nhiều doanh nghiệp dệt may trong nước chao đảo, phải giãn, thậm chí tạm dừng sản xuất do gián đoạn nguồn cung nguyên phụ liệu bởi dịch Covid-19. Đó cũng là một phần nguyên nhân khiến ngành dệt may nỗ lực đầu tư công nghệ, cố gắng làm chủ nguồn nguyên liệu.

Hiện thực hóa “giấc mộng” làm chủ nguồn cung

Làm chủ nguồn cung nguyên liệu là cực kỳ khó, bởi thế rất nhiều năm qua dù đã rất nỗ lực nhưng tỷ lệ nội địa hóa của ngành dệt may có cải thiện nhưng không nhiều. Cái khó đầu tiên vẫn là vốn và công nghệ, đặc biệt với xu hướng sản xuất xanh, tuần hoàn, thậm chí là sinh thái thì đây vẫn là thách thức vô cùng lớn.

Trong khi đó, doanh nghiệp dệt may trong nước chủ yếu có quy mô vừa và nhỏ, năng lực tài chính, nhân lực chưa đủ thì thu hút đầu tư nước ngoài cho sản xuất nguyên liệu là cần thiết. Dự án Tổ hợp sản xuất vải công nghệ cao của Tập đoàn Syre là một cơ hội lớn cho ngành.

Ông Lê Tiến Trường, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Dệt may Việt Nam: Nếu không có sự hỗ trợ, chúng ta có thể mất ngành sợi. Ảnh VGP/Nhật Bắc
Ông Lê Tiến Trường, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Dệt may Việt Nam: Nếu không có sự hỗ trợ, chúng ta có thể mất ngành sợi. Ảnh VGP/Nhật Bắc

Thực tế, đã có từng có doanh nghiệp FDI đầu tư sản xuất vải tại Việt Nam từ năm 2018, sau 15 năm, 10% sản phẩm được dùng trong nước. Dù con số 10% không lớn so với tỷ trọng xuất khẩu của doanh nghiệp này nhưng rõ ràng doanh nghiệp trong nước có cơ hội sử dụng nguồn vải nội địa đạt tiêu chuẩn, kéo theo đáp ứng được quy tắc xuất xứ trong nhiều hiệp định thương mại tự do. Như vậy vừa được lợi về giá, vừa được lợi về thuế.

Bên cạnh thu hút đầu tư nước ngoài vào phát triển nguồn nguyên phụ liệu, tháng 9/2024, lãnh đạo Bộ Công Thương đã làm việc với Hiệp hội Da giày – Túi xách Việt Nam cùng doanh nghiệp trong ngành về việc thành lập Trung tâm giao dịch phát triển nguyên, phụ liệu ngành thời trang. Dự kiến thành lập trong năm 2025, Trung tâm được kỳ vọng góp sức thúc đẩy hoạt động mua bán, khuyến khích mở rộng sản xuất nguyên phụ liệu trong nước cho ngành dệt may, da giày.

Cho đến nay, dệt may vẫn mang tiếng là ngành có giá trị gia tăng thấp mặc dù luôn nằm trong top có kim ngạch xuất khẩu lớn. Trong bối cảnh đất nước đang được thúc đẩy mạnh mẽ tiến vào kỷ nguyên mới với việc ứng dụng công nghệ, khoa học tiên tiến, chuyển đổi số trong quản trị, sản xuất, ngành dệt may tự tin có thể đồng hành.

Nói như ông Lê Tiến Trường - Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Dệt may Việt Nam: “Đại bàng không chỉ có ở những ngành công nghệ cao như công nghiệp bán dẫn mà ngay trong ngành dệt may cũng có đại bàng. Chúng ta chưa bao giờ có ý tưởng đón đại bàng trong ngành thời trang cho nên đây là một điểm cần trong tư duy phải xác định”.

Như vậy, nên chăng tháo dỡ mọi rào cản, hỗ trợ đại bàng làm tổ sẽ giúp ngành công nghiệp dệt may của Việt Nam hiện thực giấc mơ làm chủ nguồn cung nguyên liệu, tiến tới làm chủ chuỗi cung ứng.

Chiến lược phát triển ngành dệt may và da giày Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2035 đã định hướng thúc đẩy đầu tư sản xuất nguyên, phụ liệu, công nghiệp hỗ trợ ngành dệt may, da giày; chú trọng đến sản xuất vải, vải nhân tạo, da thuộc, khuyến khích sản xuất vải từ sợi sản xuất trong nước nhằm giảm nhập khẩu, tác động tích cực đến mối liên kết, hình thành chuỗi giá trị và cung ứng hoàn chỉnh trong hai ngành.

Như vậy, dự án Tổ hợp sản xuất vải vóc công nghệ cao của Tập đoàn SYRE là phù hợp với định hướng sản xuất vải tại chiến lược phát triển hai ngành. Việc nhập khẩu, sử dụng nguyên liệu tái chế, rác thải (nếu có) cần tuân thủ các quy định hiện hành. Bộ Công Thương khuyến khích các dự án đầu tư công nghệ cao sản xuất vải và các sản phẩm công nghiệp hỗ trợ, phát triển chuỗi cung ứng; khuyến khích sử dụng tối đa nguồn nguyên liệu tái chế, rác thải thu gom trong nước để sử dụng cho dự án.

Hải Linh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Ngành dệt may Việt Nam

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Armenia mở cửa, hàng Việt rộng đường sang thị trường Âu - Á

Armenia mở cửa, hàng Việt rộng đường sang thị trường Âu - Á

Armenia đang nổi lên như một cầu nối chiến lược giúp hàng hóa Việt Nam thâm nhập vào thị trường Trung Á và châu Âu, từ đó thúc đẩy thương mại song phương…
Bộ Công Thương thành lập Hội đồng Khoa học Công nghệ và Đổi mới sáng tạo

Bộ Công Thương thành lập Hội đồng Khoa học Công nghệ và Đổi mới sáng tạo

Bộ Công Thương vừa ban hành Quyết định số 908/QĐ-BCT về việc thành lập Hội đồng Khoa học Công nghệ và Đổi mới sáng tạo của Bộ Công Thương.
Tin Công Thương 3/4: Giảm thuế nhập khẩu ô tô; nên bắt buộc in mã QR

Tin Công Thương 3/4: Giảm thuế nhập khẩu ô tô; nên bắt buộc in mã QR

Ngày 3/4, báo chí đã đưa nhiều thông tin liên quan đến ngành Công Thương. Báo Công Thương xin điểm lại một số thông tin đáng chú ý.
Chi tiết bộ máy, nhiệm vụ, quyền hạn của Cục Điện lực

Chi tiết bộ máy, nhiệm vụ, quyền hạn của Cục Điện lực

Bộ trưởng Bộ Công Thương vừa ký Quyết định 935/QĐ-BCT ngày 2/4/2025, quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Điện lực.
Việt Nam là nền kinh tế lớn thứ 12 châu Á

Việt Nam là nền kinh tế lớn thứ 12 châu Á

Các nỗ lực hội nhập kinh tế của Việt Nam, đặc biệt là đẩy mạnh xuất khẩu, thu hút vốn FDI góp phần củng cố vị thế Việt Nam là nền kinh tế lớn thứ 12 châu Á.

Tin cùng chuyên mục

Kiểm soát thương mại chiến lược: Đón ‘sóng’ dịch chuyển chuỗi cung ứng

Kiểm soát thương mại chiến lược: Đón ‘sóng’ dịch chuyển chuỗi cung ứng

Theo các chuyên gia, Nghị định kiểm soát thương mại chiến lược sẽ giúp Việt Nam tận dụng hiệu quả các cơ hội từ “làn sóng” dịch chuyển chuỗi cung ứng.
Bộ Công Thương không để tắc hồ sơ di dời các công trình điện

Bộ Công Thương không để tắc hồ sơ di dời các công trình điện

Nhằm giúp giải phóng mặt bằng các dự án giao thông trọng điểm, Bộ Công Thương đang quyết liệt chỉ đạo di dời một số công trình điện.
3 trụ cột để doanh nghiệp tận dụng FTA Index bứt tốc

3 trụ cột để doanh nghiệp tận dụng FTA Index bứt tốc

Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam chia sẻ những góc nhìn sâu sắc về vai trò của FTA Index và 3 trụ cột hành động doanh nghiệp cần thực hiện.
Tổ quốc bị xúc phạm bởi

Tổ quốc bị xúc phạm bởi 'Sự nghiệp chướng' và cái gọi là âm nhạc!

Giữa bản hùng ca dân tộc, vang lên tiếng kèn lạc loài. Tổ quốc bị phỉ báng bởi một “sự nghiệp chướng” đội lốt nghệ thuật, cất giọng như ruồi nhặng
Tin Công Thương 2/4: Quy định mới nhất về giá bán lẻ điện

Tin Công Thương 2/4: Quy định mới nhất về giá bán lẻ điện

Ngày 2/4, báo chí đã đưa nhiều thông tin liên quan đến ngành Công Thương. Báo Công Thương xin điểm lại một số thông tin đáng chú ý.
Cứu hộ động đất ở Myanmar: Lan tỏa lòng nhân ái để hồi sinh sau thảm họa

Cứu hộ động đất ở Myanmar: Lan tỏa lòng nhân ái để hồi sinh sau thảm họa

Thế giới bàng hoàng trước trận động đất kinh hoàng tại Myanmar và Thái Lan. Trong tận cùng đau xót, lòng nhân ái của lại tỏa sáng để hồi sinh sau thảm họa...
Bộ đội Việt Nam: Hành trình nhân ái và sứ mệnh cứu trợ ở Myanmar

Bộ đội Việt Nam: Hành trình nhân ái và sứ mệnh cứu trợ ở Myanmar

Vượt ngàn cây số, Bộ đội Việt Nam đã mang ngọn lửa nhân ái đến cứu trợ ở Myanmar, viết tiếp bản anh hùng ca về tình đoàn kết và trách nhiệm quốc tế.
Một nghị định, một lời khẳng định: Bài 2: Gửi thông điệp lớn

Một nghị định, một lời khẳng định: Bài 2: Gửi thông điệp lớn

Việt Nam công bố Dự thảo Nghị định kiểm soát thương mại chiến lược, gửi thông điệp mạnh mẽ về một quốc gia chủ động, minh bạch và kiến tạo luật chơi toàn cầu.
Việt Nam - Bỉ trao đổi Biên bản ghi nhớ xúc tiến thương mại

Việt Nam - Bỉ trao đổi Biên bản ghi nhớ xúc tiến thương mại

Việc trao đổi Biên bản ghi nhớ giữa cơ quan xúc tiến thương mại Việt Nam - Bỉ đánh dấu một cột mốc quan trọng trong việc xây dựng cơ chế hợp tác bền vững.
John Cockerill và The Green Solutions ký hợp tác trong năng lượng xanh

John Cockerill và The Green Solutions ký hợp tác trong năng lượng xanh

Chiều 1/4, Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hoàng Long đã tham dự Lễ ký kết Biên bản ghi nhớ (MOU) giữa Tập đoàn John Cockerill và Công ty The Green Solutions.
Tin Công Thương 1/4: Tính đường dài cho xuất khẩu rau, quả

Tin Công Thương 1/4: Tính đường dài cho xuất khẩu rau, quả

Ngày 1/4, báo chí đã đưa nhiều thông tin liên quan đến ngành Công Thương. Báo Công Thương xin điểm lại một số thông tin đáng chú ý.
Chọn KOL cho sự kiện: Hút khách hay chiêu trò ‘câu view’?

Chọn KOL cho sự kiện: Hút khách hay chiêu trò ‘câu view’?

Khi chọn những KOL cho sự kiện nổi lên nhờ chiêu trò thay vì chất lượng nội dung, sự kiện dễ biến thành công cụ ‘câu view’, tác động xấu đến giới trẻ...
Công trình trọng điểm: Cần đánh giá rủi ro động đất và sóng thần

Công trình trọng điểm: Cần đánh giá rủi ro động đất và sóng thần

Theo GS Trần Tuấn Anh, những công trình quan trọng như điện hạt nhân, đường sắt tốc độ cao, thủy điện,… cần có khảo sát đặc biệt về động đất và sóng thần.
Petrovietnam ký hợp đồng chia sản phẩm dầu khí với nhà thầu Nhật Bản

Petrovietnam ký hợp đồng chia sản phẩm dầu khí với nhà thầu Nhật Bản

Chiều 31/3, Petrovietnam cùng tổ hợp nhà thầu Japan Vietnam Petroleum Company Limited đã ký kết hợp đồng chia sản phẩm dầu khí Lô 15-2, bể Cửu Long.
Tin Công Thương 31/3: Thiếu cơ chế cho điện rác; xuất khẩu cà phê hướng tới 8 tỷ USD

Tin Công Thương 31/3: Thiếu cơ chế cho điện rác; xuất khẩu cà phê hướng tới 8 tỷ USD

Ngày 31/3, báo chí đã đưa nhiều thông tin liên quan đến ngành Công Thương. Báo Công Thương xin điểm lại một số thông tin đáng chú ý.
Danh tiếng Phạm Thoại không thể sống bằng sự mập mờ

Danh tiếng Phạm Thoại không thể sống bằng sự mập mờ

Phạm Thoại không thể im lặng mãi. Từ thiện không miễn trừ trách nhiệm. Khi lòng tốt bị lạm dụng, hậu quả là niềm tin đổ vỡ.
Đừng để trường nội trú trở thành

Đừng để trường nội trú trở thành 'vết đen' của ngành giáo dục Thanh Hóa

Đã đến lúc chấm dứt sai phạm tại các trường dân tộc nội trú tại Thanh Hóa, đừng để những ngôi trường này trở thành 'vết đen' của ngành giáo dục địa phương.
Dấu ấn nhiệm kỳ của Chi bộ Cơ quan chuyên trách Đảng- Đoàn thể Bộ Công Thương

Dấu ấn nhiệm kỳ của Chi bộ Cơ quan chuyên trách Đảng- Đoàn thể Bộ Công Thương

Chi bộ Cơ quan chuyên trách Đảng - Đoàn thể nhiệm kỳ 2022-2025 đã chung sức, đồng lòng, đoàn kết, thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ với nhiều dấu ấn.
Giao xe cho con khi chưa đủ tuổi: Thương sai, hại lớn

Giao xe cho con khi chưa đủ tuổi: Thương sai, hại lớn

Giao xe cho con khi chưa đủ tuổi là đang đặt con vào những tình huống dễ gây tai nạn giao thông, còn cha mẹ thì vướng vòng lao lý vì vi phạm pháp luật.
Đại hội Chi bộ Cơ quan chuyên trách Đảng - Đoàn thể Bộ Công Thương

Đại hội Chi bộ Cơ quan chuyên trách Đảng - Đoàn thể Bộ Công Thương

Chiều 31/3, tại Hà Nội, Cơ quan chuyên trách Đảng - Đoàn thể Bộ Công Thương đã tổ chức Đại hội Chi bộ nhiệm kỳ 2025-2027.
Mobile VerionPhiên bản di động