Thứ hai 23/12/2024 15:58

250 doanh nghiệp tham gia Triển lãm quốc tế Logistics Việt Nam đầu tiên tại Việt Nam

Triển lãm quốc tế Logistics Việt Nam lần đầu tiên - VILOG 2023 đã khai mạc sáng 10/8 với sự tham gia của 250 doanh nghiệp đến từ 22 quốc gia, vùng lãnh thổ.

Dấu ấn đáng ghi nhận trong tiến trình hội nhập quốc tế

Sáng 10/8, tại Trung tâm Hội nghị và Triển lãm Sài Gòn, quận 7, TP. Hồ Chí Minh đã khai mạc Triển lãm quốc tế Logistics Việt Nam lần đầu tiên - VILOG 2023.

Triển lãm là sự kiện trọng điểm của ngành với quy mô ấn tượng trải rộng trên 5.500 mét vuông, trưng bày 345 gian hàng của 250 doanh nghiệp đến từ 22 quốc gia và vùng lãnh thổ. Với sự hỗ trợ tích cực từ Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương), sự kết hợp của Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ Logistics Việt Nam (VLA) và nhà tổ chức chuyên nghiệp - Công ty VINEXAD, VILOG 2023 hứa hẹn là sự kiện hàng đầu trong ngành.

Ông Trần Thanh Hải - Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu phát biểu khai mạc triển lãm

Phát biểu khai mạc Triển lãm, ông Trần Thanh Hải - Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương)- cho biết: Triển lãm quốc tế Logistics Việt Nam 2023” được tổ chức nhằm triển khai nhiệm vụ được Thủ tướng Chính phủ đặt ra tại Quyết định số 221/QĐ-TTg ngày 22/2/2021 sửa đổi, bổ sung Quyết định số 200/QĐ-TTg ngày 14/2/2017 về việc phê duyệt Kế hoạch hành động nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển dịch vụ logistics Việt Nam đến năm 2025.

Theo ông Trần Thanh Hải, việc Việt Nam lần đầu tiên có một triển lãm quốc tế logistics với quy mô lớn là một một dấu ấn đáng ghi nhận trong tiến trình hội nhập quốc tế của ngành dịch vụ logistics Việt Nam. Đây là một hoạt động không thể thiếu để ngành này đẩy mạnh xúc tiến, kết nối, giới thiệu mình với thế giới; là cơ hội lớn để các doanh nghiệp dịch vụ logistics trong nước và quốc tế cũng như cộng đồng các nhà đầu tư, doanh nghiệp chủ hàng và các bên liên quan khác giới thiệu sản phẩm, giao lưu, hợp tác, tư vấn và lựa chọn các giải pháp nhằm tối ưu hoá quy trình logistics của doanh nghiệp.

Các công nghệ logistics được giới thiệu tại triển lãm

Đặc biệt, Triển lãm năm nay được đồng tổ chức với Triển lãm Thương mại điện tử xuyên biên giới tại Việt Nam (CBEE) - kỳ vọng sẽ tạo cơ hội thúc đẩy kết nối, hợp tác giữa các doanh nghiệp trong ngành, đóng góp cho sự tăng trưởng của thương mại điện tử nói chung và logistics phục vụ thương mại điện tử nói riêng.

Cơ hội kết nối giao thương

Logistics được xác định là một ngành dịch vụ quan trọng trong cơ cấu tổng thể nền kinh tế quốc dân, đóng vai trò hỗ trợ, kết nối và thúc đấy phát triễn kinh tế - xã hội của cả nước cũng như từng địa phương, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế.

Các doanh nghiệp trao đổi bên lề triển lãm VILOG 2023

Trong những năm qua, ngành logistics Việt Nam đã có những bước tiến đáng kể với tốc độ bình quân từ 14 - 16%/năm, quy mô 40 - 42 tỷ USD/năm. Số lượng các doanh nghiệp và chất lượng kinh doanh dịch vụ logistics ngày càng tăng lên, đóng góp không nhỏ đưa kết quả xuất nhập khẩu hàng hóa đạt mức cao nhất từ trước đến nay là 732,5 tỷ USD trong năm 2022, khẳng định vị trí quan trọng của Việt Nam trên bản đồ thương mại quốc tế. Đây là kết quả của những nỗ lực phấn đấu của các doanh nghiệp dịch vụ logistics, Chính phủ trong việc kiến tạo môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trong nền kinh tế nói chung và lĩnh vực hoạt động dịch vụ logistics nói riêng; cũng như nỗ lực cải thiện từ bản thân doanh nghiệp.

Tuy vậy, ông Trần Thanh Hải cho biết, ngành logistics Việt Nam vẫn còn nhiều điểm yếu như chi phí logistics còn cao; thiếu sự liên kết giữa các doanh nghiệp dịch vụ logistics với nhau và với các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh, doanh nghiệp xuất nhập khẩu; quy mô và tiềm lực về tài chính của các doanh nghiệp logistics Việt Nam còn yếu, việc tiến ra thị trường nước ngoài còn chưa đáng kể...

Chính vì vậy, sự kiện triển lãm lần này mục tiêu trở thành nền tảng quy tụ các doanh nghiệp logistics, các ban ngành Chính phủ, cơ sở đào tạo - nghiên cứu và các bên liên quan chia sẻ hiểu biết, trưng bày các xu hướng và cập nhật mới nhất trong lĩnh vực logistics.

Điểm nhấn thú vị của VILOG 2023 xoay quanh những ứng dụng đột phá của công nghệ logistics. Sự kiện có một không hai này mang đến cho khách tham quan trải nghiệm phong phú, cho phép họ tiếp cận với những tiến bộ mới nhất trong công nghệ logistics và trang bị cho doanh nghiệp những công cụ để cách mạng hóa việc quản lý và lưu thông hàng hóa. Bằng cách nắm bắt công nghệ, năng lực vận tải có thể được nâng cao, đồng thời giúp dự đoán nhu cầu thị trường và nâng cao trải nghiệm tổng thể của khách hàng.

Đáng chú ý, trong kỳ tổ chức đầu tiên này, VILOG 2023 cũng có chuỗi hội thảo và tọa đàm chuyên ngành. Tập trung vào các vấn đề cấp bách và xu hướng nhất, từ công nghệ thông minh IOT đến các quy định hải quan, năng lực cạnh tranh xuất nhập khẩu, thương mại điện tử xuyên biên giới, đào tạo nhân lực ngành hay mô hình Buy-Ship-Pay đột phá trong xuất khẩu nông sản… Các hội thảo và tọa đàm được dẫn dắt bởi các chuyên gia uy tín đến từ các hiệp hội và cơ quan Chính phủ có liên quan sẽ cơ hội tìm hiểu sâu hơn về ngành công nghiệp logistics không ngừng đổi mới và phát triển.

Triển lãm VILOG 2023 giới thiệu các sản phẩm, dịch vụ và công nghệ tiên tiến nhất của ngành logistics với các nhóm ngành hàng và dịch vụ chính gồm: Vận tải - Giao nhận; Kho bãi - Chuỗi lạnh; Thiết bị - Công nghệ đóng gói; Ứng dụng công nghệ logistics; Các dịch vụ hỗ trợ khác.

Triển lãm sẽ kéo dài đến ngày 12/8/2023 và dự kiến thu hút trên 20.000 lượt khách đến tham quan giao dịch.

Thùy Dương
Bài viết cùng chủ đề: Ngành dịch vụ logistics

Tin cùng chuyên mục

EU cấm BPA trong vật liệu tiếp xúc thực phẩm, đồ uống: Doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam ứng phó ra sao?

Phòng vệ thương mại triển khai đồng bộ, toàn diện: Tiền đề giúp khơi thông nguồn lực phát triển

Khơi thông thị trường ngoài nước: Chống lãng phí nguồn lực, nâng cao hiệu quả hoạt động xuất nhập khẩu

Thêm cơ hội cho hàng Việt ra nước ngoài qua ‘cánh cửa’ xuất khẩu online

Xuất nhập khẩu hàng hóa 2024 chính thức xác lập kỷ lục mới

Đà Nẵng: Ứng dụng thương mại điện tử, hướng đi mới cho tiểu thương chợ truyền thống

Để hàng Việt ‘bám rễ’ thị trường Hoa Kỳ

Thương mại điện tử: Đường dài không mấy dễ đi

Tính đến hết ngày 15/12, tổng trị giá xuất khẩu của Việt Nam đạt 385,35 tỷ USD

Triển vọng xuất khẩu thủy sản năm 2025 sẽ rất khả quan

Xúc tiến quảng bá sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu của Hà Nội tại Tiền Giang

Hàng loạt đề xuất giúp mở rộng thị trường xuất khẩu, tạo thế và lực đưa đất nước vươn mình

Xúc tiến xuất khẩu bài bản, hiệu quả, xuất nhập khẩu năm 2024 dự báo đạt kỷ lục

Gia Lai: Ngành Công Thương đẩy mạnh xúc tiến thương mại gắn với chuyển đổi số

Năm 2024, các thị trường đã đưa ra 1.029 thông báo về an toàn thực phẩm

Đà Nẵng: Tập huấn về Hệ thống quản trị thông tin và điều hành xúc tiến thương mại (Vietrade CRM)

Trung Đông nằm Top 2 thị trường nhập khẩu thủy sản Việt Nam có tăng trưởng mạnh nhất

Dự kiến năm 2025, trái chanh leo Việt Nam sẽ được cấp phép xuất khẩu sang Hoa Kỳ

Tiêu chuẩn xanh của thị trường EU: Động lực hay áp lực với hàng Việt?

Hàng trăm doanh nghiệp tìm cơ hội phát triển tại chuỗi triển lãm IGHE và IBTE 2024