Thứ năm 02/01/2025 04:24

Xuất khẩu nông sản sang thị trường EU đối diện với thách thức mới

Xu hướng tiêu dùng xanh, sạch của thị trường EU ngày càng gắt gao, xuất khẩu nông sản sang EU đối diện với thách thức mới.

Theo Báo cáo của Viện Chính sách và Chiến lược phát triển Nông nghiệp nông thôn (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) cho thấy, 10 tháng đầu năm 2022, Việt Nam kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản sang thị trường EU đạt 3,8 tỷ USD, trong khi nhập khẩu 936,3 triệu USD, tăng 17,7% về xuất khẩu và 15,1% về nhập khẩu so với cùng kỳ năm 2021.

Cao su, cà phê, ca cao, gỗ… nếu trồng trên đất phá rừng sau năm 2020 sẽ không được nhập khẩu vào EU theo một thỏa thuận mới đây.

Tốc độ tăng trưởng của các mặt hàng nông sản chính của Việt Nam xuất khẩu sang EU so với năm 2021 như sau: Cà phê (tăng 42,1%); gạo (tăng 63,9%); gỗ và sản phẩm gỗ (tăng 8,3%); hàng rau quả (tăng 20,2%); hàng thủy sản (tăng 32,9%); hạt điều (giảm 17,3%); hạt tiêu (giảm 0,6%), mây, tre, cói và thảm (giảm 2,3%); và sản phẩm từ cao su (giảm 24,9%); cao su (giảm 33,3%); chè (giảm 38,7%).

Các Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới (FTAs) trong đó có Hiệp định EVFTA được thực thi đã tạo đà cho hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam tăng trưởng cao hơn. Nhiều doanh nghiệp Việt Nam đã tận dụng cơ hội từ việc cắt giảm thuế quan của EU theo EVFTA.

Thực tế, các doanh nghiệp điển hình của khối EU đã hướng tới thị trường Việt Nam nhiều hơn. Tuy nhiên, Việt Nam đối mặt với trở ngại khi phải đáp ứng xu hướng tiêu dùng xanh, sạch của EU ngày càng gắt gao.

Theo Thương vụ Việt Nam tại Bỉ, EU đã đạt được thỏa thuận chính trị về luật chống phá rừng và suy thoái rừng toàn cầu được thúc đẩy bởi sản xuất và tiêu dùng của EU. Thỏa thuận quan trọng này được đưa ra ngay trước khi bắt đầu Hội nghị quan trọng về đa dạng sinh học (COP15) nhằm xác định các mục tiêu bảo vệ thiên nhiên trong nhiều thập kỷ tới.

Theo đó, sau khi được thông qua và áp dụng, luật mới đảm bảo một loạt hàng hóa chính được đưa vào thị trường EU sẽ không góp phần vào nạn phá rừng và suy thoái rừng ở EU và các nơi khác trên thế giới.

Khi các quy định mới có hiệu lực, tất cả các công ty liên quan sẽ phải tiến hành thẩm định nghiêm ngặt nếu họ đặt hàng trên thị trường EU hoặc xuất khẩu từ thị trường này: dầu cọ, gia súc, đậu nành, cà phê, ca cao, gỗ và cao su cũng như các sản phẩm có nguồn gốc (chẳng hạn như thịt bò, đồ nội thất hoặc sô cô la). Những mặt hàng này đã được chọn trên cơ sở đánh giá tác động kỹ lưỡng, xác định chúng là nguyên nhân chính dẫn đến nạn phá rừng do mở rộng nông nghiệp.

Quy định mới đặt ra các quy tắc thẩm định bắt buộc mạnh mẽ đối với các công ty muốn đưa các sản phẩm có liên quan vào thị trường EU hoặc xuất khẩu chúng. Các nhà khai thác và thương nhân sẽ phải chứng minh rằng các sản phẩm đều không liên quan đến phá rừng (được sản xuất trên đất không bị phá rừng sau ngày 31/12/2020) và hợp pháp (tuân thủ tất cả các luật hiện hành có liên quan có hiệu lực tại quốc gia sản xuất).

Các công ty cũng sẽ được yêu cầu thu thập thông tin địa lý chính xác trên đất nông nghiệp nơi các loại hàng hóa mà họ cung cấp đã được trồng, để những hàng hóa này có thể được kiểm tra xem có tuân thủ hay không. Các quốc gia thành viên cần đảm bảo rằng việc không tuân thủ các quy tắc sẽ dẫn đến các hình phạt hiệu quả và có tính răn đe.

Nghị viện và Hội đồng châu Âu sẽ phải chính thức thông qua Quy định mới trước khi quy định này có hiệu lực. Sau khi Quy định có hiệu lực, các nhà khai thác và thương nhân sẽ có 18 tháng để thực hiện các quy tắc mới. Các doanh nghiệp siêu nhỏ và nhỏ sẽ được hưởng thời gian thích ứng lâu hơn, cũng như các điều khoản cụ thể khác.

Bà Trần Thị Quỳnh Chi, Giám đốc khu vực châu Á – Chương trình cảnh quan bền vững, Tổ chức Sáng kiến thương mại bền vững (IDH) – đây là một quy định khá khó khăn, bởi nếu muốn đạt được yêu cầu này thì chúng ta phải có được một hệ thống xuất xứ nguồn gốc đến từ nông hộ và đến từng vườn cà phê thì mới có thể chứng minh được với thị trường EU đây là sản phẩm không đến từ những vùng trồng phá rừng.

‘Hiện, chúng tôi đang phối hợp rất chặt chẽ với các doanh nghiệp để làm thế nào đưa ra được giải pháp vừa đảm bảo được chi phí không quá cao nhưng vẫn phải chứng minh được sản phẩm đó không được đến từ những vùng trồng phá rừng’ bà Trần Thị Quỳnh Chi chia sẻ.

Ngoài ra, theo bà Trần Thị Quỳnh Chi, tiêu dùng cà phê thế giới đi theo xu hướng ngày càng đòi hỏi sự bền vững cao hơn, trong đó, yêu cầu thu mua bền vững hay/thu mua các sản phẩm có trách nhiệm; đáp ứng yêu cầu giảm phát thải xuống 0 và tiến tới bằng 0. Để vừa giữ được năng suất, vừa đáp ứng yêu cầu này thì đây là bài toán rất khó khăn.

Tại Hội nghị COP26, Việt Nam cam kết mạnh mẽ với cộng đồng quốc tế về việc đạt mức phát thải ròng bằng “0” vào năm 2050. Ông Phùng Đức Tiến – Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn – cho hay, để phát thải ròng bằng 0 thì tất cả các ngành, lĩnh vực đều phải hành động. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng đã có chương trình hành động trong lúa gạo, trong chăn nuôi, thủy sản, cà phê. Từ kế hoạch này, Bộ sẽ chỉ đạo các đơn vị thuộc Bộ và các địa phương tuân thủ các chương trình hành động. Riêng đối với cà phê, phải đạt được rất nhiều mục tiêu, cả giống, quy trình canh tác, giảm phát thải.

Để các nông sản Việt Nam có thể gia tăng xuất khẩu vào thị trường EU trong thời gian tới, các chuyên gia cho rằng, các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam cần xây dựng thương hiệu riêng cho mình, hạn chế xuất khẩu thô, nâng cao năng lực chế biến.

Bên cạnh đó, cần đẩy mạnh hợp tác công tư nhằm tận dụng tối đa cơ hội, hóa giải các thách thức và nâng tầm thương hiệu nông sản Việt tại thị trường EU nói riêng và trên thị trường thế giới nói chung. ‘Hợp tác công – tư này cần có sự thay đổi về chất, trong đó, nhấn mạnh vai trò của chính quyền và các tổ chức địa phương là đầu mối để ghép hai mảnh ghép doanh nghiệp và người nông dân lại với nhau’, bà Trần Thị Quỳnh Chi chia sẻ.

Nguyễn Hạnh
Bài viết cùng chủ đề: Thị trường EU

Tin cùng chuyên mục

Thương mại Việt Nam – Thuỵ Điển tăng trưởng 11,8%

Lạng Sơn: Năm 2024, xuất nhập khẩu tăng trưởng 27,6%

Công bố 10 sự kiện logistics Việt Nam năm 2024

Số lượng C/O ưu đãi được cấp năm 2024 tăng 18%

Việt Nam đã nhanh chóng gia nhập cuộc đua chế tạo vaccine thú y

Thứ trưởng Phan Thị Thắng: Công tác phát triển thị trường châu Á - châu Phi phải trọng tâm, trọng điểm

Bộ Công Thương tổ chức Hội nghị Công tác quản lý nhà nước về xuất xứ hàng hóa năm 2024

Châu Á - châu Phi tiếp tục là thị trường chiến lược trong hoạt động xuất nhập khẩu

Năm 2025, cần đưa ra mục tiêu, giải pháp trong cả hoạt động nhập khẩu

Xuất khẩu nông sản: Đừng để “vết ố” làm hỏng bức tranh sáng màu!

Bộ Công Thương đặt mục tiêu kim ngạch xuất khẩu năm 2025 sẽ tăng từ 10-12%

Xuất khẩu cao su sang thị trường Trung Quốc giảm lượng, tăng chất

Giải pháp nào để xuất khẩu hàng hóa tăng thêm 4 tỷ USD/tháng?

Vượt Bangladesh, Việt Nam vươn lên vị trí thứ 2 về xuất khẩu hàng dệt may

Năm 2025, phấn đấu xuất khẩu hàng hoá tăng khoảng 12% so với năm 2024

Xuất khẩu gạo năm 2024 đạt kỷ lục cả về lượng và giá trị

Thương mại song phương Việt Nam - Ấn Độ dự kiến vượt mức 15 tỷ USD

EU tăng tần suất kiểm tra mặt hàng sầu riêng của Việt Nam

Xuất khẩu thủy sản tiếp tục giữ vững vị trí thứ 3 thế giới

Năm 2024: Xuất nhập khẩu cán mốc kỷ lục chưa từng có trong 40 năm