Thứ hai 18/11/2024 05:19

Xuất khẩu hàng hoá vào Thổ Nhĩ Kỳ: Vượt qua các rào cản

Khoảng cách địa lý xa, chi phí vận chuyển cao, công nghệ bảo quản chưa thực sự tốt đang là rào cản lớn cho hàng hoá Việt, nhất là nông sản gia tăng xuất khẩu vào thị trường Thổ Nhĩ Kỳ.

Tại Phiên tư vấn xuất khẩu sang thị trường Thổ Nhĩ Kỳ, do Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương) tổ chức ngày 30/3, bà Nguyễn Thị Thu Thuỷ - Phó Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ xuất khẩu, Cục Xúc tiến thương mại, cho hay: Thổ Nhĩ Kỳ là thị trường có quy mô kinh tế lớn, hoạt động ngoại thương sôi động và nhu cầu tiêu dùng cao với số dân tới gần 84 triệu người.

Nền kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ đứng thứ 6 châu Âu, thứ 16 thế giới và thuộc nhóm 20 nền kinh tế lớn nhất thế giới. Quốc gia này có vị trí chiến lược trên con đường giao thương giữa ba châu lục Á - Âu - Phi. Thổ Nhĩ Kỳ được đánh giá là thị trường tiềm năng, cửa ngõ quan trọng vào khu vực Trung Đông, là nơi trung chuyển vào thị trường châu Âu đối với nhiều mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam như nông sản, sợi, vải, hàng may mặc, giày dép, hàng điện tử, hàng thủ công mỹ nghệ, thiết bị phụ tùng…

Thổ Nhĩ Kỳ hiện là thị trường xuất khẩu lớn thứ 2 của Việt Nam tại khu vực Tây Á, chỉ đứng sau Các Tiểu vương quốc Ả-rập Thống nhất (UAE). Cán cân thương mại song phương Việt Nam - Thổ Nhĩ Kỳ những năm gần đây thường thặng dư về phía Việt Nam.

Tuy nhiên, tỷ trọng hàng xuất khẩu của Việt Nam trong tổng nhập khẩu của Thổ Nhĩ Kỳ còn thấp, khoảng 0,5%. Nhiều mặt hàng của Việt Nam xuất khẩu sang Thổ Nhĩ Kỳ chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ, thấp hơn các nước cạnh tranh trực tiếp, ngoại trừ hạt tiêu, hạt điều, xơ, sợi, cao su.

10 năm qua, thương mại Việt Nam - Thổ Nhĩ Kỳ có nhiều biến động. Năm 2017 kim ngạch xuất nhập khẩu giữa hai nước đạt gần 3 tỷ USD, 2 năm gần đây do ảnh hưởng của dịch Covid-19 đã giảm xuống còn 1 tỷ USD.

Điện thoại và linh kiện - mặt hàng xuất khẩu chính của Việt Nam vào Thổ Nhĩ Kỳ

Về từng mặt hàng xuất khẩu, ông Lê Phú Cường - Tham tán thương mại, Thương vụ Việt Nam tại Thổ Nhĩ Kỳ, thông tin: Hàng hoá Việt Nam xuất khẩu vào Thổ Nhĩ Kỳ có thể chia làm 3 nhóm chính. Thứ nhất, sản phẩm tiêu dùng cao cấp như điện thoại di động, máy tính, sản phẩm điện tử; dệt may, giày dép (chủ yếu của các thương hiệu lớn). Những sản phẩm này hướng tới người tiêu dùng có thu nhập cao, nhưng ảnh hưởng nhiều đến kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ.

“Khoảng 7-8 năm trở lại đây, nền kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ không tăng trưởng nhanh, chỉ duy trì ở mức 1-3% do vậy các mặt hàng này không thể tăng trưởng mạnh”, đại diện Thương vụ Việt Nam tại Thổ Nhĩ Kỳ cho biết.

Thứ hai, nhóm nguyên liệu sản xuất cho xuất khẩu, chủ yếu là chất dẻo nguyên liệu và xơ, sợi dệt các loại, cao su. Đây là những mặt hàng quan trọng được các nhà sản xuất Thổ Nhĩ Kỳ duy trì nhập khẩu từ Việt Nam. Dù vậy, hàng Việt Nam đang chịu sức ép cạnh tranh với hàng hoá cùng loại của các nước khác và biện pháp phòng vệ thương mại của Thổ Nhĩ Kỳ.

Thứ 3, nhóm hàng nông sản đã có mặt tại thị trường Thổ Nhĩ Kỳ nhưng thị phần còn khá nhỏ. Riêng nhóm hàng này, ông Lê Phú Cường cho biết thêm: Cao su là mặt hàng chiếm tỷ trọng xuất khẩu lớn do là nguyên liệu quan trọng cho ngành công nghiệp sản xuất phụ tùng ô tô nhưng đang chịu cạnh tranh lớn.

Mặt hàng hạt tiêu, hạt điều đã có sự cải thiện về kim ngạch nhưng giá xuất khẩu không cao. Gạo và chè kim ngạch xuất khẩu nhỏ, doanh nghiệp Thổ Nhĩ Kỳ chủ yếu nhập khẩu từ Việt Nam và tái xuất sang nước thứ ba. Quả các loại số lượng xuất khẩu không lớn và không phải sản phẩm nào cũng được nhập khẩu trực tiếp bởi khó khăn về vận chuyển và kiểm tra hàng hoá nhập khẩu khắt khe từ nước sở tại.

Qua phân tích có thể thấy, việc gia tăng xuất khẩu hàng Việt sang Thổ Nhĩ Kỳ không phải vấn đề đơn giản, doanh nghiệp phải vượt quan nhiều rào cản, thay đổi tư duy sản xuất, đầu tư cho chất lượng sản phẩm và công nghệ bảo quản. Theo ông Murat Atik - Chủ tịch Hội đồng kinh doanh Việt Nam - Thổ Nhĩ Kỳ (Uỷ ban Quan hệ kinh tế đối ngoại), mô hình công ty liên doanh, đầu tư sản xuất tại Thổ nhĩ Kỳ là một gợi ý tốt cho sự hợp tác bền chặt hơn nữa giữa doanh nghiệp hai nước.

Từ kinh nghiệm thực tế nhập khẩu nông sản vào Thổ Nhĩ Kỳ, đại diện Công ty TNHH Sản phẩm nông nghiệp IDEAL (VERITA), lưu ý: Nhập khẩu hàng hoá từ Việt Nam sang Thổ Nhĩ Kỳ chi phí vận chuyển khá cao, cần sự thoả thuận hợp lý giữa doanh nghiệp hai bên.

Mặt khác, thời gian vận chuyển dài, có thể lên tới 40 ngày do vậy công nghệ bảo quản cần được đặc biệt chú ý nhằm đảm bảo chất lượng tốt nhất cho sản phẩm. Cùng với đó, các quy định của hải quan Thổ Nhĩ Kỳ về chất lượng sản phẩm, biểu thuế, phí với từng loại hàng hoá cũng cần được quan tâm, đáp ứng.

Việt Nga
Bài viết cùng chủ đề: Xuất khẩu hàng hóa

Tin cùng chuyên mục

Sẽ tiếp tục xuất khẩu vaccine phòng bệnh dịch tả lợn châu Phi sang Philippines

Cơ hội nào cho xuất nhập khẩu hàng hoá năm 2025?

Ninh Thuận ‘bắt tay’ cùng TP Hồ Chí Minh thu hút đầu tư

ITTC Hoà Bình: Đổi mới, nâng cao hiệu quả xúc tiến đầu tư, thương mại và du lịch

Thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ tăng trưởng trung bình 16% mỗi năm

Sở Công Thương Long An hỗ trợ doanh nghiệp tham gia nhiều hội chợ xúc tiến thương mại

Xuất khẩu tăng trưởng 2 con số, doanh nghiệp dệt may kỳ vọng vào diễn biến mới

Ninh Thuận: Đa dạng giải pháp xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường tiêu thụ

Khai mạc Hội nghị kết nối xúc tiến thương mại sản phẩm nông, thủy sản tại Cà Mau

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên chỉ đạo triển khai nhiệm vụ thúc đẩy hợp tác với Trung Quốc

Tổng trị giá xuất nhập khẩu đạt trên 647 tỷ USD

Nhiều nhà nhập khẩu quốc tế đến Cà Mau tìm kiếm đối tác

Hà Nội: Triển lãm các sản phẩm, mẫu thiết kế hàng thủ công mỹ nghệ mới, sáng tạo huyện Thạch Thất

Ngành dệt may Việt Nam đang trên đà bứt phá

Xuất khẩu phân bón sang Hàn Quốc tăng mạnh về lượng và kim ngạch

Mô hình 'con tôm ôm cây lúa' đưa đặc sản An Giang lên sàn thương mại điện tử

Khu thương mại tự do Đà Nẵng cần chính sách ưu đãi vượt khung, vượt trội

Xuất khẩu sắn và sản phẩm từ sắn đạt trên 950 triệu USD, Trung Quốc vẫn là thị trường tiêu thụ chính

Triển lãm Thang máy Quốc tế Việt Nam 2024: Kết nối giao thương, mở ra cơ hội

Bộ Công Thương tìm giải pháp tăng xuất khẩu gạo sang Trung Quốc