Chủ nhật 17/11/2024 19:19

Xây dựng hàng lang pháp lý về sức khỏe đất và quản lý dinh dưỡng cây trồng

Sáng 18/10, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức Hội nghị triển khai Đề án Nâng cao sức khỏe đất và quản lý dinh dưỡng cây trồng.

Phát biểu khai mạc hội nghị, ông Hoàng Trung – Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn – cho biết, đất là tư liệu sản xuất đặc biệt, là ngôi nhà của các hệ sinh thái. Vì vậy, sức khỏe đất đang là vấn đề được cả Việt Nam và nhiều quốc gia trên thế giới quan tâm.

Toàn cảnh hội nghị. (Ảnh: NNVN)

Hiện nay, bình quân diện tích đất đai trên đầu người thấp; cộng với tập quán thâm canh, chuyên canh, sử dụng không cân đối phân bón, thuốc bảo vệ thực vật; ô nhiễm đất do sự phát triển của các khu công nghiệp, làng nghề; tác động của biến đổi khí hậu dẫn tới hạn hán, xâm nhập mặn, phèn hóa… đã làm sức khỏe đất bị suy giảm nghiêm trọng.

Trước thực trạng sức khỏe đất đang ngày càng suy giảm, trong khi nhu cầu về lương thực thực phẩm và yêu cầu về sản xuất bền vững ngày càng cấp thiết, đã có nhiều hoạt động quản lý và kỹ thuật đã được triển khai. Hành lang pháp lý về sức khỏe đất cũng đã được hoàn thiện cơ bản, đáp ứng nhu cầu thực tiễn. Tuy nhiên, công tác quản lý sức khỏe đất vẫn còn nhiều vấn đề cần tập trung giải quyết.

Để giải quyết những tồn tại nêu trên nhằm cải thiện sức khỏe đất hướng tới sản xuất trồng trọt bền vững, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn vừa phê duyệt Đề án nâng cao sức khỏe đất và quản lý dinh dưỡng cây trồng theo yêu cầu của Chiến lược phát triển trồng trọt đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Ông Hoàng Trung - Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phát biểu tại hội nghị. (Ảnh: NNVN)

Tại hội nghị, ông Vũ Thắng – Phó Trưởng phòng Quản lý phân bón – Cục Bảo vệ thực vật (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) – đã chia sẻ về Báo cáo tổng quan Đề án “Nâng cao sức khỏe đất và /chu-de/che-do-dinh-duong.topic cây trồng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Cụ thể, tại Việt Nam, hiện có 11,8 triệu ha đất bị thoái hóa, trong đó hơn 4 triệu ha đất sản xuất nông nghiệp. Tình trạng suy thoái với nguy cơ sa mạc hóa diễn ra nhanh và ảnh hưởng nặng nề nhất tại 3 khu vực: Tây Bắc, Tây Nguyên và Duyên hải Nam Trung bộ, do các yếu tố khách quan và chủ quan. Yếu tố chủ quan như tập quán canh tác trồng nhiều vụ/năm, bón nhiều phân vô cơ, thiếu cân đối giữa hữu cơ - vô cơ, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật hóa học, thiếu biện pháp chống xói mòn, rửa trôi.

Về suy giảm đa dạng sinh học trong đất, hệ vi sinh vật có hại trong đất phát triển nhanh hơn, chất lượng đất bị suy giảm cũng nhanh hơn. Mất cân bằng về thiên địch, cân bằng hệ vi sinh vật trong đất bị phá vỡ, hình thành nhiều quần thể có hại cho đất và cây trồng, mức độ đa dạng giun đất ở Việt Nam bị suy giảm so với mức trung bình trên thế giới.

Về chất lượng đất nông nghiệp, đã ở mức báo động, sức khỏe đất đã đến mức suy kiệt. Hàm lượng hữu cơ trong đất canh tác nhiều vùng đã giảm xuống dưới 1,0%; hàm lượng các nguyên tố dinh dưỡng đa lượng như đạm, lân và kali dễ tiêu trong đất đều ở mức nghèo kiệt; độ chua của đất tăng lên thể hiện qua giá trị pH đất chỉ dao động từ 4,2-5,0.

Về các chỉ tiêu đánh giá sức khỏe đất, các nước khác nhau có bộ tiêu chí đánh giá sức khỏe đất khác nhau. Tuy nhiên, tại Việt Nam chưa có được một bộ chỉ tiêu đánh giá chất lượng đất phục vụ sản xuất trồng trọt, các chỉ tiêu đã dùng trong nghiên cứu chưa thể hiện được đầy đủ các khía cạnh về sức khỏe và chất lượng đất như thế giới đã và đang làm.

Hệ thống phòng phân tích đất ở các địa phương, trang thiết bị phân tích và phương pháp thử các chỉ tiêu phục vụ đánh giá chất lượng đất vẫn còn thiếu. Thời gian để kiểm tra chất lượng đất theo phương pháp hiện tại mất nhiều thời gian (20 ngày), cần có phương pháp và thiết bị đánh giá nhanh hơn.

Tại Hội nghị, ông Vũ Thắng cũng chia sẻ về mục tiêu của Đề án là nâng cao giá trị sử dụng đất, quản lý hiệu quả dinh dưỡng cây trồng, từ đó góp phần vào quá trình tái cơ cấu ngành nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới.

Theo đó, Đề án bao gồm các nội dung chính gồm hoàn thiện hệ thống pháp lý và tiêu chuẩn kỹ thuật. Theo đó, xây dựng hệ thống tiêu chuẩn quốc gia về đánh giá sức khỏe đất và dinh dưỡng cây trồng, phù hợp với các tiêu chuẩn quốc tế. Đồng thời, xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về sức khỏe đất nhằm theo dõi, giám sát chất lượng đất trên toàn quốc.

Bên cạnh đó, đẩy mạnh nghiên cứu và phát triển các giải pháp công nghệ cao, bao gồm việc ứng dụng vi sinh vật có ích, phân bón sinh học, và phân bón nhả chậm. Nghiên cứu các phương pháp canh tác bền vững, đặc biệt trên các loại đất "có vấn đề" như đất nghèo dinh dưỡng hoặc dễ bị xói mòn.

Đồng thời, tổ chức các chương trình tập huấn cho nông dân và cán bộ kỹ thuật về sử dụng phân bón hợp lý và quản lý sức khỏe đất. Phát triển mạng lưới cán bộ kỹ thuật phối hợp với các viện nghiên cứu và trường đại học nhằm nâng cao năng lực trong quản lý đất và dinh dưỡng cây trồng.

Mặt khác, kêu gọi sự tham gia của các doanh nghiệp, tổ chức quốc tế và địa phương trong quá trình triển khai Đề án. Đồng thời, đề xuất cơ chế huy động nguồn lực tài chính để đảm bảo tính khả thi và bền vững của các hoạt động.

Tại Hội nghị, các đơn vị thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các viện, trường, hội, hiệp hội, địa phương đã cùng nhau thảo luận, đưa ra giải pháp đề Đề án có thể đi vào cuộc sống.

Ngay sau Hội nghị, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sẽ ban hành kế hoạch hành động cụ thể để triển khai Đề án một cách hiệu quả. Đề án cũng sẽ nhận được sự quan tâm và phối hợp của toàn bộ hệ thống chính trị, từ trung ương đến địa phương, để cùng chung tay bảo vệ và nâng cao sức khỏe đất, góp phần thực hiện thành công Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh và phát triển bền vững giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

"Nhiệm vụ hôm nay là quán triệt rõ nội dung cần làm trong thời gian tới. Các cơ quan của Bộ cũng sẽ nghe kỹ nội dung, để biết ai làm gì, trách nhiệm tới đâu. Nhiệm vụ thứ hai là làm thế nào để Đề án đi vào cuộc sống. Chúng tôi rất mong được nghe ý kiến nhiều chiều từ Trung ương đến địa phương", ông Hoàng Trung cho biết.

Nguyễn Hạnh
Bài viết cùng chủ đề: Phát triển bền vững

Tin cùng chuyên mục

Hội nghị Nấm học toàn quốc tại Đà Nẵng: Kết nối nhà khoa học, tổ chức nghiên cứu và doanh nghiệp

Tập đoàn Hùng Nhơn ký hợp tác chiến lược với Tập đoàn Olmix (Pháp)

Lâm Đồng: Sẵn sàng cho quá trình chuyển đổi xanh, phát triển bền vững để thu hút nhà đầu tư

Phải chuẩn bị phương án ứng phó cao nhất với bão số 6

Phát triển kinh tế tuần hoàn trong nông nghiệp: Con đường phát triển bền vững trong các nền kinh tế APEC

Hà Nội: Hiệu quả cao từ chuyển đổi số trong các cơ sở sản xuất nông nghiệp

Tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công lĩnh vực nông thôn mới đạt dưới 50%

Thừa Thiên Huế: Còn nhiều khó khăn trong phát triển sản phẩm làng nghề

Thái Bình: Mô hình OCOP thành công từ ngành chăn nuôi và thủy sản

Lợi nhuận mảng nông nghiệp của Hòa Phát quý 3/2024 tăng 80% so với cùng kỳ

Nhiều khó khăn đang ‘kìm hãm’ sự phát triển du lịch canh nông tại Lâm Đồng

Chủ tịch tỉnh Gia Lai làm việc với chủ đầu tư dự án nông nghiệp gần 1.000 tỷ đồng

Bình Điền đồng hành cùng chương trình Tự hào nông dân Việt Nam

Diễn đàn Nông dân Quốc gia lần thứ IX: Nông dân mong muốn được tháo gỡ vốn, đất đai, thị trường

Chăn nuôi công nghệ cao giúp nông nghiệp Việt vươn ra thế giới

Tuyên Quang: Hiện thực hóa ước mơ an cư cho người nghèo

Sản xuất nông nghiệp Thủ đô: Hiệu quả cao nhờ ứng dụng công nghệ hiện đại

Họp báo Hội thi sản phẩm thủ công mỹ nghệ Việt Nam năm 2024

Ra mắt cuốn sách ‘Phó Thủ tướng Nguyễn Công Tạn – Những ký ức và kỷ niệm’

Đà Nẵng: 'Sức sống mới' từ những mô hình nông nghiệp trên đất nông nghiệp bỏ hoang