Thứ hai 21/04/2025 07:12

Vượt Ấn Độ, gạo tẻ trắng Việt Nam đang chiếm thị phần lớn nhất tại Singapore

Việc tận dụng cơ hội từ lệnh cấm xuất khẩu các loại gạo ngoài basmati của Ấn Độ đã đưa gạo tẻ trắng Việt Nam chiếm thị phần lớn nhất tại Singapore.

Nhiều mặt hàng gạo ghi nhận tốc độ tăng trưởng xuất khẩu mạnh

Số liệu thống kê của Thương vụ Đại sứ quán Việt Nam tại Singapore cho thấy, 6 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu gạo của Việt Nam sang Singapore đạt 73,40 triệu Đô la Singapore (SGD) (hơn 54,6 triệu USD), tăng 54,67% so với cùng kỳ năm 2023. Chiếm 32,69% thị phần, Việt Nam vẫn giữ vị trí là quốc gia xuất khẩu gạo lớn nhất sang Singapore trong 6 tháng đầu năm 2024.

Vượt Ấn Độ, gạo tẻ trắng Việt Nam đang chiếm thị phần lớn nhất tại Singapore

Một số nhóm tiếp tục chứng kiến mức tăng rất mạnh, đó là gạo nếp (kim ngạch 8,9 triệu SGD, tăng hơn 5 lần), gạo vỡ (kim ngạch 1,5 triệu SGD, tăng 187,3%) và gạo thơm xay xát hoặc tróc vỏ (kim ngạch 27,27 triệu SGD, tăng 161,35%).

Nhóm gạo chủ lực của Việt Nam tại thị trường Singapore là gạo tẻ trắng tăng nhẹ ở mức 1,91%, đạt kim ngạch 34,5 triệu SGD. Nhóm duy nhất có sự sụt giảm so với cùng kỳ năm trước là gạo lứt thường (kim ngạch 102.000 SGD, giảm 51,2%).

Hiện Việt Nam là quốc gia chiếm thị phần lớn nhất tại Singapore đối với 3 nhóm gạo là: gạo tẻ trắng (chiếm 48,62%); gạo thơm xay xát hoặc tróc vỏ (chiếm 69,43%) và gạo nếp (78,05%).

Sau Việt Nam là Thái Lan, Ấn Độ lần lượt có kim ngạch xuất khẩu gạo là 70,73 triệu SGD và 58,41 triệu SGD. Tổng kim ngạch của 3 nước xuất khẩu hàng đầu đã chiếm 90,21% thị phần gạo tại Singapore.

Chiều hướng tăng mạnh nhu cầu nhập khẩu gạo của Singapore từ năm 2023 tiếp tục được duy trì trong 6 tháng đầu năm 2024, nguyên nhân chính được cho là lệnh cấm xuất khẩu gạo của Ấn Độ và sự phục hồi nhanh của lượng khách du lịch đến Singapore khiến quốc gia này tăng cường nhập khẩu gạo.

Số liệu thống kê của Cơ quan quản lý doanh nghiệp Singapore 6 tháng đầu năm 2024 cho thấy tổng giá trị nhập khẩu gạo từ thế giới của thị trường Singapore tăng khá cao, ở mức 13,62% so với cùng kỳ năm 2023, đạt gần 224,5 triệu SGD.

Trước đó, theo báo cáo của Thương vụ Đại sứ quán Việt Nam tại Singapore, trong năm 2023, xuất khẩu gạo của Việt Nam sang thị trường Singapore trong năm 2023 tăng trưởng rất tốt, đạt kim ngạch khoảng 100,3 triệu SGD, tăng 30,41% so với cùng kỳ 2022.

Sự sụt giảm của các nhóm như gạo lứt thường, gạo vỡ, gạo nếp được bù đắp bởi mức tăng của nhóm có kim ngạch cao nhất là gạo tẻ trắng (kim ngạch 64,5 triệu SGD, tăng 4,91%) và tăng rất mạnh của nhóm gạo thơm xay xát hoặc tróc vỏ (đạt kim ngạch 29,76 triệu SGD, những năm trước nhóm này không được xuất khẩu từ Việt Nam sang Singapore.

Đối với mặt hàng gạo tẻ trắng (thế mạnh xuất khẩu gạo của Việt Nam), Ấn Độ là quốc gia chiếm thị phần lớn nhất, khoảng 38,98%. Ngoài ra, Ấn Độ cũng là quốc gia gần như chiếm lĩnh tuyệt đối thị trường với loại gạo đồ (chiếm 99,74%) và gạo basmati xay xát hoặc tróc vỏ (chiếm 95,96%).

Với các sản phẩm gạo còn lại, thì Thái Lan gần như đều chiếm thị phần lớn nhất, cụ thể: gạo lứt homali (99,19%), gạo trắng homali (97,43%), gạo nếp (60,48%), gạo vỡ (58,41%). Với nhóm gạo lứt thường, Nhật Bản chiếm thị phần lớn nhất (68,34%). Đáng chú ý, hết năm 2023, Việt Nam vẫn giữ vị trí dẫn dẫn đầu về thị phần gạo thơm xay xát hoặc tróc vỏ (59,10%).

Đẩy mạnh xúc tiến, quảng bá gạo Việt tại thị trường Singapore

Hiện Thái Lan, Ấn Độ và Nhật Bản đang là các đối thủ cạnh tranh lớn nhất của Việt Nam trên thị trường gạo Singapore. Về cơ bản, thị trường gạo của Singapore có nhu cầu không lớn song ổn định, từ mức 300 đến 400 triệu SGD mỗi năm.

Việc Ấn Độ (nước đang chiếm lĩnh thị phần gạo tẻ trắng, loại gạo Việt Nam có thế mạnh) ban hành lệnh cấm xuất khẩu các loại gạo ngoài basmati từ ngày 20/7/2023, đã được các doanh nghiệp Việt Nam tận dụng để gia tăng thị phần và giá trị kim ngạch xuất khẩu sang Singapore khá tốt.

Tuy nhiên, ngoài việc doanh nghiệp phải tìm cách nâng cao năng lực cạnh tranh, chất lượng sản phẩm gạo, thị trường gạo Singapore có sự điều hành khá sát sao của Chính phủ, thể hiện ở việc Chính phủ xét duyệt và cấp phép nhập khẩu cũng như trực tiếp thanh, kiểm tra chất lượng gạo trước khi đưa ra thị trường. Vì vậy, thỏa thuận và cam kết ở cấp chính chủ 2 nước có ý nghĩa và vai trò quan trọng trong việc xuất khẩu gạo sang Singapore.

Về mặt xúc tiến thương mại mặt hàng gạo, ông Cao Xuân Thắng - Tham tán thương mại, Trưởng Thương vụ Việt Nam tại Singapore – cho hay, việc quảng bá và giới thiệu mặt hàng gạo của Việt Nam tại thị trường tương đối eo hẹp, dường như không có hoạt động xúc tiến lớn của các doanh nghiệp, chủ yếu là các hoạt động xúc tiến của Thương vụ Việt Nam tại Singapore, trong khi các nước như Thái Lan, Nhật Bản, Ấn Độ… rất quan tâm tới đầu tư tới việc quảng bá hình ảnh sản phẩm cũng như có thỏa thuận với các đơn vị nhập khẩu, phân phối về việc giữ tên, thương hiệu hàng hóa.

Doanh nghiệp xuất khẩu gạo của Việt Nam vốn có tiềm lực yếu, lại ít khi đầu tư vào việc quảng bá, giới thiệu sản phẩm. Vì vậy, các nhà nhập khẩu, hệ thống phân phối ở Singapore không muốn sử dụng thương hiệu sản phẩm của Việt Nam, chủ yếu là nhập gạo thô sau đó đóng gói mẫu mã, bao bì và thương hiệu nội địa của Singapore để dễ tiêu thụ trên thị trường. Do đó, để tăng thêm thị phần, cạnh tranh được với sản phẩm gạo của Ấn Độ và Thái Lan, cần sự hỗ trợ góp sức của các Bộ ngành, địa phương, hiệp hội ngành hàng và các doanh nghiệp.

Thanh Hà
Bài viết cùng chủ đề: Tham tán thương mại

Tin cùng chuyên mục

Dự báo, giá gạo xuất khẩu tiếp tục giữ đà tăng

HCMC FOODEX 2025: Mở rộng thị trường, thúc đẩy xuất khẩu

Việt Nam - Áo: ‘Bắt mạch’ dòng chảy thương mại mới thời EVFTA

Xuất khẩu rau, quả: Vì sao sầu riêng mất 'ngôi vương'?

Bộ Công Thương xây dựng hệ thống cảnh báo sớm vụ kiện phòng vệ thương mại

Thêm 4 Nghị định thư xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc

Đơn hàng tốt, doanh nghiệp dệt may thu lãi lớn

Bộ Công Thương sẽ ký 4 thỏa thuận hợp tác với Trung Quốc

Thương mại Việt -Trung: Bộ Công Thương thúc đẩy hợp tác sâu tới nhiều địa phương

Bộ Công Thương thúc đẩy thương mại Việt Nam - Trung Quốc

Lý giải xuất nhập khẩu qua Lạng Sơn đạt 17,8 tỷ USD

Chặn gian lận xuất xứ, Bộ Công Thương đề nghị quản lý chặt nguyên liệu sản xuất hàng xuất khẩu

Viet Nam International Sourcing 2025: Gỡ điểm nghẽn chuỗi cung ứng, tạo sức bật cho hàng Việt

Xuất khẩu cà phê: Gia tăng tỷ trọng chế biến sâu

Viet Nam International Sourcing 2025: Bắt tay quốc tế, tăng tốc xuất khẩu, hút khách du lịch

TS. Tô Hoài Nam: Xanh hóa là ‘chìa khóa’ giúp hàng Việt vượt rào thuế quan

Việt Nam sẵn sàng cùng ASEAN đối thoại với Hoa Kỳ về thuế quan

Chi tiết chỉ tiêu xuất khẩu từng mặt hàng nông thủy sản

EU ‘siết’ nhập khẩu thép và điện tử, thương vụ cảnh báo nóng

Chủ động thích ứng, xuất khẩu gỗ hướng đến 18 tỷ USD