Doanh nghiệp xuất khẩu cần thận trọng xác minh thông tin đối tác trước khi giao dịch

Doanh nghiệp xuất khẩu có thể tìm kiếm sự hỗ trợ của các thương vụ Việt Nam, các tham tán thương mại xác minh đối tác xuất khẩu để ngăn ngừa tình trạng lừa đảo.
Doanh nghiệp xuất khẩu sản phẩm chế biến, chế tạo sang thị trường Bắc Âu cần lưu ý gì? Kết nối giao thương xúc tiến xuất khẩu Đà Nẵng 2024 Doanh nghiệp tìm được đối tác, đơn hàng tại Hội nghị Kết nối giao thương, xúc tiến xuất khẩu Đà Nẵng 2024

Tại Hội nghị kết nối giao thương, xúc tiến xuất khẩu Đà Nẵng 2024 do Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương) phối hợp với Sở Công Thương TP. Đà Nẵng mới đây, nhiều tham tán thương mại, đại diện Thương vụ Việt Nam ở nước ngoài đã nêu ra những cảnh báo cũng như khuyến nghị cho doanh nghiệp xuất khẩu ngăn ngừa tình trạng lừa đảo trong giao dịch thương mại quốc tế.

Hợp đồng giao dịch thương mại quốc tế nhưng chỉ 1 trang giấy

Chia sẻ về tình hình thị trường Âu Mỹ năm 2023 và 6 tháng đầu năm 2024, ông Nguyễn Việt San – Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường châu Âu – châu Mỹ nhấn mạnh doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam phải lưu ý trong giao dịch mua bán hàng hóa.

Doanh nghiệp xuất khẩu cần thận trọng xác minh thông tin đối tác trước giao dịch
Ông Nguyễn Việt San – Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường châu Âu – châu Mỹ khuyến cáo doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam phải rất thận trọng tìm hiểu kỹ đối tác trước khi kí kết hoặc thực hiện các hợp đồng mua bán

Theo ông Nguyễn Việt San, trong bối cảnh hiện nay liên tục xảy ra tình trạng lừa đảo mạo danh. "Thời gian qua, Vụ Thị trường Âu Mỹ phải giải quyết rất nhiều vụ việc khiếu nại của doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu sang các thị trường nghe rất uy tín. Nhưng khi kiểm tra ra thì phát hiện đó là các đối tượng lừa đảo của các nước khác như Trung Đông, Châu Phi.", ông Nguyễn Việt San nói và làm rõ thêm: “Các đối tượng lợi dụng tâm lý châu Âu, châu Mỹ là có những nước phát triển nên họ đã lập những website giả trong đó giả văn phòng đại diện, trụ sở công ty ở châu Âu, châu Mỹ để doanh nghiệp Việt Nam tin tưởng, hoặc các biên. Vì vậy, doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam phải rất thận trọng tìm hiểu kỹ đối tác trước khi kí kết hoặc thực hiện các hợp đồng mua bán”.

Đồng tình với khuyến nghị này, ông Nông Đức Lai – Tham tán thương mại, Thương vụ Việt Nam tại Bắc Kinh (Trung Quốc) lưu ý, hiện nay doanh nghiệp tìm kiếm đối tác, kết nối với nhau qua internet rất thuận tiện và có hiệu quả. Tuy nhiên, sau khi có kết nối bước đầu qua internet, doanh nghiệp cần phải xác minh. “Doanh nghiệp có thể thông qua mạng xã hội kết nối với khách hàng, nhưng qua những thông tin đó, chúng ta cần phải xác minh. Về thực lực tài chính phức tạp thì còn phải có thời gian, nhưng ít nhất phải xác minh doanh nghiệp đó phải tồn tại, đang hoạt động bình thường”, ông Nông Đức Lại nói.

Tham tán thương mại, Thương vụ Việt Nam tại Bắc Kinh (Trung Quốc) thông tin: “Khi xử lý những vụ việc doanh nghiệp khiếu nại, chúng tôi nhận thấy có những hợp đồng mua bán quốc tế mà chúng ta chỉ làm đúng 1 trang. Chỉ gồm những điều khoản rất đơn giản, không hề có bất kỳ điều khoản ràng buộc gì. Doanh nghiệp nên làm hợp đồng chặt chẽ (nếu cần thiết sẵn sàng bỏ ra một ít tiền) để tránh bị lừa đảo trong giao dịch thương mại”.

Doanh nghiệp xuất khẩu cần thận trọng xác minh thông tin đối tác trước giao dịch
Ông Dương Hoàng Minh – Tham tán thương mại, Thương vụ Việt Nam tại Liên Bang Nga khuyến cáo doanh nghiệp xuất khẩu thận trọng với chiêu lừa chuyển đặt cọc mua hàng giá rẻ

Tham tán thương mại, Thương vụ Việt Nam ở nước ngoài sẵn sàng hỗ trợ doanh nghiệp

Theo bà Quyền Thị Thúy Hà - Trưởng chi nhánh Thương vụ Việt Nam tại Osaka (Nhật Bản), chi nhánh Thương vụ Việt Nam tại Osaka nói riêng, tại Nhật Bản nói chung thường xuyên các tổ chức hoạt động xúc tiến, quảng bá hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam tiếp cận với thị trường Nhật Bản cũng như kịp thời nắm bắt thị hiếu, nhu cầu tiêu dùng của người tiêu dùng Nhật Bản.

Đáng lưu ý, Thương vụ Việt Nam tại Nhật Bản cũng nhận được sự phản ánh về một số vụ việc liên quan đến việc lợi dụng thông tin của doanh nghiệp Nhật Bản để lừa đảo các doanh nghiệp Việt Nam trong các giao dịch. “Vì vậy, chúng tôi cũng khuyến cáo các doanh nghiệp Việt Nam khi muốn tìm hiểu, đi đến hợp tác với một đối tác, doanh nghiệp nào tại Nhật Bản thì cần có sự xác minh ban đầu cũng như tìm hiểu kỹ người đại diện làm đầu mối thông tin trao đổi tại Nhật Bản tránh bị lừa đảo”, Trưởng chi nhánh Thương vụ Việt Nam tại Osaka (Nhật Bản) khuyến cáo.

Ông Dương Hoàng Minh – Tham tán thương mại, Thương vụ Việt Nam tại Liên Bang Nga cũng cho rằng, doanh nghiệp cần phải tìm hiểu kỹ về khách hàng trước khi giao dịch.

Ông Dương Hoàng Minh cho biết, trong những năm gần đây một số doanh nghiệp Việt Nam đã bị các đối tượng thông qua internet chào hàng với giá rẻ để lừa đảo. Doanh nghiệp chưa tìm hiểu kỹ thông tin đã ký hợp đồng nhập khẩu với các điều khoản lỏng lẻo, trong đó có “đặt cọc trước”. Sau khi doanh nghiệp Việt Nam chuyển tiền đặt cọc thì đối tác ngắt liên lạc hoặc yêu cầu chuyển thêm tiền rồi ngắt liên lạc. “Hợp đồng cần được các bên trao đổi và có sự ràng buộc chặt chẽ về mặt pháp lý, tránh các trường hợp lừa đảo hoặc chậm thanh toán. Đặc biệt, chú trọng đến các vấn đề giao hàng - thanh toán để đảm bảo tránh rủi ro xảy ra trong quá trình thực hiện hợp đồng”, ông Dương Hoàng Minh nhấn mạnh và nói thêm "Thương vụ Việt Nam tại Nga sẵn sàng hỗ trợ Sở Công Thương TP. Đà Nẵng, các doanh nghiệp Đà Nẵng cũng như các doanh nghiệp Việt Nam trong hoạt động xúc tiến thương mại và xác minh tìm kiếm đối tác tại Nga".

Doanh nghiệp xuất khẩu cần thận trọng xác minh thông tin đối tác trước giao dịch
Doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam có thể tìm kiếm sự hỗ trợ kết nối, xác minh thông tin đối tác quốc tế qua các tham tán thương mại, Thương vụ Việt Nam ở nước ngoài

Liên quan đến vấn đề này, ông Vũ Bá Phú - Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại khuyến nghị: “Sau khi tìm kiếm được đối tác qua mạng trực tuyến, doanh nghiệp nên trao đổi cũng như tìm kiếm sự trợ giúp của tham tán thương mại Việt Nam ở nước ngoài trong việc xác minh thông tin trước khi kí hợp đồng, trước khi giao kết”.

Thông tin về các thương vụ, tham tán thương mại doanh nghiệp được đăng tải công khai trên website Bộ Công Thương. Ngoài ra, doanh nghiệp phải thường xuyên cập nhận thông tin thị trường nhập khẩu, đặc biệt là tiêu chuẩn, quy chuẩn. Có thể liên hệ trực tiếp với các thương vụ, tham tán hoặc thông qua các hội nghị giao ban xúc tiến hàng tháng của Cục Xúc tiến thương mại với các thương vụ, tham tán thương mại. Ở đó có cập nhật đầy đủ thông tin về sự thay đổi của thị trường nhập khẩu.

Vũ Lê
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Tham tán thương mại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Cung giảm, cầu tăng, giá cà phê sẽ vẫn duy trì ở mức cao

Cung giảm, cầu tăng, giá cà phê sẽ vẫn duy trì ở mức cao

Tháng 8/2024, giá cà phê xuất khẩu trung bình đạt 5.293 USD/tấn, cao nhất trong lịch sử. Cung giảm, cầu tăng, giá cà phê được nhận định sẽ vẫn duy trì ở mức cao
Xuất khẩu điều, kỳ vọng lấy lại đà tăng trưởng

Xuất khẩu điều, kỳ vọng lấy lại đà tăng trưởng

Xuất khẩu hạt điều 8 tháng năm 2024 đạt 486.470 tấn, tương đương gần 2,78 tỷ USD, tăng 22,9% về lượng, tăng 21,8% về kim ngạch nhưng giảm về giá so với cùng kỳ.
Xuất khẩu thực phẩm vào thị trường Hoa Kỳ: Doanh nghiệp Việt cần làm gì?

Xuất khẩu thực phẩm vào thị trường Hoa Kỳ: Doanh nghiệp Việt cần làm gì?

Để chinh phục được thị trường Hoa Kỳ, doanh nghiệp cần nắm rõ và tận dụng tất cả những ưu đãi, chính sách trong Luật Hiện đại hóa An toàn thực phẩm của Hoa Kỳ.
Tới nửa đầu tháng 8, xuất khẩu cá tra sang Anh đạt 38 triệu USD

Tới nửa đầu tháng 8, xuất khẩu cá tra sang Anh đạt 38 triệu USD

Tính đến ngày 15/8/2024, xuất khẩu cá tra sang thị trường Anh đạt 38 triệu USD, giảm 8% so với cùng kỳ năm ngoái.
Thương mại Việt Nam – Trung Quốc vượt 130 tỷ USD

Thương mại Việt Nam – Trung Quốc vượt 130 tỷ USD

8 tháng năm 2024, thương mại hai chiều Việt Nam – Trung Quốc đã đạt 130,78 tỷ USD. Kim ngạch xuất khẩu và nhập khẩu từ thị trường này đều tăng.

Tin cùng chuyên mục

Xuất khẩu nông - lâm - thủy sản sang Hoa Kỳ tăng gần 31%

Xuất khẩu nông - lâm - thủy sản sang Hoa Kỳ tăng gần 31%

Trong 8 tháng đầu năm 2024, kim ngạch xuất khẩu nông - lâm - thủy sản của Việt Nam sang Hoa Kỳ đạt 8,5 tỷ USD, tăng gần 31% so với cùng kỳ 2023.
Dầu thô là mặt hàng xuất khẩu có mức giảm lớn nhất

Dầu thô là mặt hàng xuất khẩu có mức giảm lớn nhất

Trong những mặt hàng xuất khẩu chính của Việt Nam nửa cuối tháng 8/2024, dầu thô là mặt hàng có mức giảm lớn nhất với 73% so với cùng kỳ, đạt 28 triệu USD.
Xuất khẩu dừa tươi: Kỳ vọng thu về tỷ USD

Xuất khẩu dừa tươi: Kỳ vọng thu về tỷ USD

Trung Quốc đã mở cửa cho trái dừa tươi của Việt Nam. Với sức tiêu thụ hơn 4 tỷ quả dừa mỗi năm, đây được cho là thị trường đầy tiềm năng cho doanh nghiệp Việt.
Nguồn cung tại Việt Nam khan hiếm, giá cà phê xuất khẩu vượt đỉnh

Nguồn cung tại Việt Nam khan hiếm, giá cà phê xuất khẩu vượt đỉnh

Giá cà phê xuất khẩu trung bình trong tháng 8/2024 đạt 5.260 USD/tấn (cao hơn 2.211 USD/tấn so với đầu năm 2024; cao hơn 2.206 USD/tấn so với cùng kỳ năm 2023).
Nhập khẩu gạo tăng mạnh

Nhập khẩu gạo tăng mạnh

8 tháng đầu năm, các doanh nghiệp Việt chi ra 843 triệu USD để nhập khẩu gạo các loại, tăng mạnh 43,6% so với cùng kỳ năm 2023.
Giảm chi phí logistics, đưa hàng Việt tiến sâu thị trường EU

Giảm chi phí logistics, đưa hàng Việt tiến sâu thị trường EU

Việc ký bản ghi nhớ (MOU) giữa Tân Cảng Sài Gòn và Cảng Gothenburg giúp giảm chi phí logistics, giảm giá thành, tạo điều kiện cho hàng Việt vào thị trường EU.
Gỡ

Gỡ 'rào cản' để kịp 'xanh hóa' ngành logistics

Theo các chuyên gia, Việt Nam cần nhanh chóng tháo gỡ các nút thắt về hạ tầng, chính sách ngành logistics để bắt kịp xu thế "xanh hóa" lĩnh vực này.
Xuất nhập khẩu vượt 512 tỷ USD, xuất siêu gần 19 tỷ USD

Xuất nhập khẩu vượt 512 tỷ USD, xuất siêu gần 19 tỷ USD

Hết tháng 8, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu cả nước đạt hơn 512 tỷ USD, cán cân thương mại thặng dư 18,57 tỷ USD.
Xuất khẩu cá tra sang Trung Quốc và Mỹ tiếp tục phục hồi

Xuất khẩu cá tra sang Trung Quốc và Mỹ tiếp tục phục hồi

Trung Quốc và Mỹ là 2 thị trường nhập khẩu nhiều nhất cá thịt trắng trên thế giới. Việt Nam là nguồn cung lớn thứ 2 cho cả 2 thị trường này (chủ yếu là cá tra).
Lạng Sơn: Giao thương hàng hoá, thông tin liên lạc đã hoạt động bình thường sau bão số 3

Lạng Sơn: Giao thương hàng hoá, thông tin liên lạc đã hoạt động bình thường sau bão số 3

Các cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn đang nỗ lực triển khai các giải pháp đảm bảo lưu thông hàng hoá, thông tin liên lạc, khắc phục thiệt hại sau bão.
Lào Cai: Khôi phục hoạt động xuất nhập cảnh qua cửa khẩu Kim Thành

Lào Cai: Khôi phục hoạt động xuất nhập cảnh qua cửa khẩu Kim Thành

Cửa khẩu quốc tế đường bộ số II (Kim Thành) sẽ khôi phục hoạt động xuất nhập cảnh đối với người và phương tiện qua cửa khẩu kể từ 11h00 ngày 11/9.
Tăng nhà cung ứng Việt Nam tham gia sâu vào chuỗi giá trị của Hoa Kỳ

Tăng nhà cung ứng Việt Nam tham gia sâu vào chuỗi giá trị của Hoa Kỳ

Tọa đàm “Phát triển hệ thống các nhà cung ứng tham gia sâu vào chuỗi giá trị của Hoa Kỳ” thúc đẩy trao đổi thương mại song phương giữa Việt Nam và Hoa Kỳ.
Xuất khẩu hàng công nghiệp: Cách nào tận dụng hiệu quả nhất lợi thế từ các FTA?

Xuất khẩu hàng công nghiệp: Cách nào tận dụng hiệu quả nhất lợi thế từ các FTA?

Các doanh nghiệp cần lưu ý những liên quan đến mã HS, thị trường xuất khẩu, cũng như các FTA mà thị trường các nước đó là thành viên.
Điểm danh những mặt hàng Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Lào

Điểm danh những mặt hàng Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Lào

Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Lào 19 mặt hàng chính. Xăng dầu là mặt hàng xuất khẩu lớn nhất với kim ngạch 43,6 triệu USD, tăng 25,6% so với cùng kỳ.
Việt Nam là quốc gia nhập khẩu lớn nhất hạt điều của Campuchia

Việt Nam là quốc gia nhập khẩu lớn nhất hạt điều của Campuchia

Với lượng nhập khẩu gần 786.530 tấn, Việt Nam là quốc gia nhập khẩu hạt điều lớn nhất, chiếm gần 95% sản lượng hạt điều thô của Campuchia trong 7 tháng năm nay.
Hướng tới một hệ thống logistics xanh và bền vững hơn

Hướng tới một hệ thống logistics xanh và bền vững hơn

Vừa qua, Sở Công Thương Hải Phòng và cảng Gothenburg ký kết bản ghi nhớ về hợp tác cảng biển và logistics.
Nhập khẩu lúa mì về Việt Nam tăng mạnh 18,3%

Nhập khẩu lúa mì về Việt Nam tăng mạnh 18,3%

8 tháng năm 2024, Việt Nam đã chi ra hơn 1 tỷ USD để nhập khẩu khoảng 3,64 triệu tấn lúa mì, tăng mạnh 18,3% về lượng nhưng giảm 6,7% về giá trị.
Xuất khẩu hoa hồi sang thị trường Đài Loan (Trung Quốc) tăng mạnh 169%

Xuất khẩu hoa hồi sang thị trường Đài Loan (Trung Quốc) tăng mạnh 169%

8 tháng năm 2024, Đài Loan (Trung Quốc) là thị trường xuất khẩu lớn thứ 3 của hoa hồi Việt Nam, đạt 301 tấn, tăng mạnh 169% so với 8 tháng năm 2023.
Lạng Sơn: Xuất nhập khẩu hàng hóa qua các cửa khẩu đạt hơn 1.400 xe/ngày

Lạng Sơn: Xuất nhập khẩu hàng hóa qua các cửa khẩu đạt hơn 1.400 xe/ngày

Tổng số phương tiện vận chuyển hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thông quan qua các cửa khẩu trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn đạt hơn 1.400 xe/ngày.
8 tháng, thu ngân sách nhà nước từ xuất nhập khẩu đạt 274.035 tỷ đồng

8 tháng, thu ngân sách nhà nước từ xuất nhập khẩu đạt 274.035 tỷ đồng

Sáng 10/9, Tổng cục Hải quan thông tin, trong 8 tháng năm 2024, số thu ngân sách nhà nước từ hoạt động xuất nhập khẩu đạt 274.035 tỷ đồng.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động