Chủ nhật 20/04/2025 16:59

Vinacacao và Libeert thúc đẩy hợp tác thương mại

Công ty Cổ phần Cacao Việt Nam (Vinacacao) và Công ty Libeert (Libeert-Bỉ) vừa tiến hành ký kết hợp tác thương mại song phương.

Công ty Cổ phần Cacao Việt Nam (Vinacacao) và Công ty Libeert (Libeert - Bỉ) đã ký kết hợp tác thương mại song phương.

Đây là lần đầu tiên, hai công ty sản xuất thành phẩm, cùng ngành sô cô la, đến từ hai quốc gia và hai châu lục, hợp tác để trao đổi thị trường.

Sự kiện này, không chỉ tạo cơ hội mở rộng thị trườngcho hai doanh nghiệp, mở ra một hình thức hợp tác mới cho các công ty sản xuất thành phẩm - mua để bán, bán để mua, mà còn tạo cơ hội phát triển cho ngành ca cao và người trồng cacao tại Việt Nam. Đồng thời mở ra triển vọng xuất khẩu cacao và sô cô la thành phẩm mang thương hiệu Việt Nam sang Châu Âu - thị trường tiêu dùng và sản xuất sô cô la lớn nhất toàn cầu hiện nay.

Đại diện hai bên tại Lễ ký kết hợp tác

Cacao Việt Nam nhận được sự công nhận của quốc tế sau khi giành được Giải thưởng Cacao Quốc tế năm 2013, và được Tổ chức Cacao Quốc tế xếp vào loại “Cacao hảo hạng hoặc có hương vị” vào năm 2015 nhờ hương vị trái cây và độ chua nhẹ. Yếu tố này có thể giúp cacao Việt Nam trở thành một sản phẩm độc đáo, chiếm lĩnh được thị trường ngách trên thế giới và cũng là cơ hội để Việt Nam phát triển ngành công nghiệp cacao - nguyên liệu chính để sản xuất sô cô la.

Theo Hiệp hội Cà phê - Cacao Việt Nam, nhu cầu tiêu dùng sô cô la của Việt Nam hiện nay khoảng trên 5 ngàn tấn/năm. Đan xen với các thương hiệu nổi tiếng thế giới là các sản phẩm trong nước sản xuất ngày càng đa dạng. Trong đó Vinacacao là một trong những thương hiệu nổi bật của Việt Nam.

Được thành lập năm 2007, Vinacacao là công ty tiên phong trong lĩnh vực sản xuất, cung cấp và phân phối các sản phẩm làm từ cacao hàng đầu tại Việt Nam. Hiện sản phẩm của Vinacacao đã có mặt tại 20 quốc gia trên thế giới, thị trường lớn nhất là ở Mỹ, Hàn Quốc, Malaysia… Ngoài xuất khẩu truyền thống, bán hàng cho các nhà nhập khẩu nước ngoài dưới hình thức co-branding (đồng thương hiệu) và độc quyền thương hiệu, Vinacacao còn đa dạng hóa nguồn nguyên liệu bằng các chương trình hợp tác với nông dân trồng cây cacao và đối tác nước ngoài.

Buổi ký kết hợp tác song phương giữa Libeert - một thương hiệu Bỉ có 100 năm lịch sử, một nhà sản xuất sô cô la cao cấp, với Vinacacao - công ty có gần 20 năm hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, cung cấp và phân phối các sản phẩm làm từ cacao tại Việt Nam, đã mở ra một hình thức hợp tác mới. Cụ thể hai bên sẽ trao đổi sản phẩm (không dùng ngoại tệ (USD), thay vào đó là phương pháp cấn trừ). Đây là một cách để trao đổi thị trường và kinh doanh sản phẩm cho các công ty sản xuất thành phẩm của Việt Nam thâm nhập vào thị trường thế giới và ngược lại.

Phạm Kỳ
Bài viết cùng chủ đề: tiêu thụ nông sản

Tin cùng chuyên mục

Dự báo, giá gạo xuất khẩu tiếp tục giữ đà tăng

HCMC FOODEX 2025: Mở rộng thị trường, thúc đẩy xuất khẩu

Việt Nam - Áo: ‘Bắt mạch’ dòng chảy thương mại mới thời EVFTA

Xuất khẩu rau, quả: Vì sao sầu riêng mất 'ngôi vương'?

Bộ Công Thương xây dựng hệ thống cảnh báo sớm vụ kiện phòng vệ thương mại

Thêm 4 Nghị định thư xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc

Đơn hàng tốt, doanh nghiệp dệt may thu lãi lớn

Bộ Công Thương sẽ ký 4 thỏa thuận hợp tác với Trung Quốc

Thương mại Việt -Trung: Bộ Công Thương thúc đẩy hợp tác sâu tới nhiều địa phương

Bộ Công Thương thúc đẩy thương mại Việt Nam - Trung Quốc

Lý giải xuất nhập khẩu qua Lạng Sơn đạt 17,8 tỷ USD

Chặn gian lận xuất xứ, Bộ Công Thương đề nghị quản lý chặt nguyên liệu sản xuất hàng xuất khẩu

Viet Nam International Sourcing 2025: Gỡ điểm nghẽn chuỗi cung ứng, tạo sức bật cho hàng Việt

Xuất khẩu cà phê: Gia tăng tỷ trọng chế biến sâu

Viet Nam International Sourcing 2025: Bắt tay quốc tế, tăng tốc xuất khẩu, hút khách du lịch

TS. Tô Hoài Nam: Xanh hóa là ‘chìa khóa’ giúp hàng Việt vượt rào thuế quan

Việt Nam sẵn sàng cùng ASEAN đối thoại với Hoa Kỳ về thuế quan

Chi tiết chỉ tiêu xuất khẩu từng mặt hàng nông thủy sản

EU ‘siết’ nhập khẩu thép và điện tử, thương vụ cảnh báo nóng

Chủ động thích ứng, xuất khẩu gỗ hướng đến 18 tỷ USD