Thứ sáu 25/04/2025 00:33

Vận tải thủy - 'lực đẩy' âm thầm của logistics xanh

Tại Việt Nam, vận tải thủy - phương thức vận tải từng bị lãng quên đang âm thầm trở thành “át chủ bài” cho cuộc chuyển mình xanh hóa chuỗi cung ứng.

Trong kỷ nguyên 4.0, nơi công nghệ len lỏi vào từng ngóc ngách của chuỗi giá trị, logistics không còn là khâu “hậu cần” đơn thuần. Nó trở thành lực đẩy chiến lược, là chỉ số phản ánh bản lĩnh hội nhập và cam kết phát triển bền vững của một nền kinh tế. Trong dòng chảy đó, logistics xanh - một khái niệm từng bị xem là “xa xỉ” giờ đây đã thành tiêu chuẩn bắt buộc, là tấm vé bước vào cuộc chơi toàn cầu. Tại Việt Nam, vận tải thủy - phương thức vận tải từng bị lãng quên lại đang âm thầm trở thành át chủ bài cho cuộc chuyển mình xanh hóa chuỗi cung ứng.

Logistics xanh - lằn ranh giữa hội nhập và bị loại bỏ

Chia sẻ tại Hội thảo “Cơ hội để Logistics phát triển bền vững trong kỷ nguyên 4.0” do Báo Công Thương phối hợp cùng /chu-de/cuc-xuat-nhap-khau.topic - Bộ Công Thương tổ chức chiều 24/4, ông Cáp Trọng Cường - Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Tập đoàn Macstar cho biết, xu hướng logistics xanh là xu thế toàn cầu không thể đảo ngược và Việt Nam đã chính thức nhập cuộc với cam kết Net Zero vào năm 2050. Hiện hành lang pháp lý phát triển logistics xanh ngày một siết chặt, từ Luật Bảo vệ môi trường 2020, Nghị định 06/2022/NĐ-CP đến các chiến lược quốc gia về biến đổi khí hậu và thị trường carbon.

“Không chỉ là yêu cầu từ Chính phủ, áp lực còn đến từ các đối tác quốc tế, những tập đoàn đa quốc gia với chuẩn mực môi trường ngày càng khắt khe. Trong bối cảnh đó, các doanh nghiệp logistics Việt Nam, đặc biệt trong lĩnh vực vận tải, cảng biển và kho bãi, buộc phải chuyển đổi xanh để không bị loại khỏi chuỗi cung ứng toàn cầu”, ông Cường nhấn mạnh.

Ông Cáp Trọng Cường - Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Tập đoàn MacstarChia sẻ tại Hội thảo “Cơ hội để Logistics phát triển bền vững trong kỷ nguyên 4.0” do Báo Công Thương phối hợp cùng Cục Xuất nhập khẩu - Bộ Công Thương tổ chức chiều 24/4. Ảnh: Cấn Dũng

Theo lãnh đạo Macstar, logistics xanh, xét về bản chất, là sự tái cấu trúc toàn diện các hoạt động logistics, từ vận chuyển, lưu kho đến đóng gói theo hướng giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường. Nó là hành trình cân bằng giữa hiệu quả kinh tế và trách nhiệm sinh thái. Không còn là khẩu hiệu, mà là thực tiễn vận hành: sử dụng phương tiện vận tải ít phát thải như xe điện, tàu năng lượng sạch; tối ưu hóa tuyến đường; thiết kế kho hàng tiết kiệm năng lượng; ứng dụng công nghệ để theo dõi và cắt giảm CO2 xuyên suốt chuỗi cung ứng.

Dù mang lại lợi ích lâu dài, song ông Cường nhận định, hành trình xanh hóa logistics tại Việt Nam không dễ dàng. Theo ông, cái khó trước tiên là vốn, những khoản đầu tư lớn cho công nghệ xanh, phương tiện sạch khiến nhiều doanh nghiệp chùn bước. Nhân lực cũng là điểm nghẽn, thiếu chuyên gia về phát thải, công nghệ môi trường, logistics xanh. Thêm vào đó, các hướng dẫn kỹ thuật cụ thể cho từng ngành chưa đầy đủ, trong khi hành lang pháp lý còn thiếu nhất quán, thiếu chế tài rõ ràng để khuyến khích doanh nghiệp hành động.

“Dẫu vậy, sự chuyển mình là không thể đảo ngược. Một khi logistics xanh đã trở thành điều kiện bắt buộc để hội nhập, thì chậm chân đồng nghĩa với tự loại mình khỏi cuộc chơi”, ông nói.

Ông Cáp Trọng Cường cho rằng, trong bức tranh logistics xanh, vận tải thủy nổi lên như một phương thức đầy tiềm năng nhưng bị lãng quên. Ảnh: Cấn Dũng

Vận tải thủy - mảnh ghép chiến lược trong hành trình logistics xanh

Lãnh đạo Macstar khẳng định, trong bức tranh logistics xanh, vận tải thủy nổi lên như một phương thức đầy tiềm năng nhưng bị lãng quên. So với đường bộ, vận tải thủy thải ít khí nhà kính hơn hẳn, giúp giải tỏa áp lực hạ tầng, giảm ùn tắc, tai nạn giao thông và tiết kiệm chi phí vận hành, đặc biệt cho hàng hóa container, hàng khối lượng lớn. Với lợi thế hơn 3.200 km bờ biển, hệ thống sông ngòi dày đặc, Việt Nam đang nắm trong tay một con đường xanh nhưng chưa được khai thác đúng mức.

Đón đầu xu thế, Công ty Cổ phần Tập đoàn Macstar đã triển khai loạt giải pháp thực tế để hiện thực hóa tầm nhìn logistics xanh. Tập đoàn này đang tiên phong mở tuyến vận tải bằng tàu container ven biển cấp SB kết nối Hải Phòng với các tỉnh Bắc Trung Bộ, hướng tới phát triển hệ thống logistics bền vững. “Trong giai đoạn đầu, khi còn sử dụng nhiên liệu hóa thạch, các tuyến tàu ven biển đã giúp giảm tới 70% phát thải so với vận tải đường bộ. Về dài hạn, khi chuyển sang tàu sử dụng pin và hydrogen, mức phát thải có thể tiến về con số 0”, ông Cường thông tin.

Không dừng lại ở đó, Macstar còn đầu tư đội tàu sà lan phục vụ vận tải thủy nội địa, thí điểm các tuyến vận chuyển hàng hóa từ Hải Phòng đi Ninh Bình, Nam Định, Thanh Hóa khai thác tiềm năng của các kênh đào, hệ thống sông nội địa phía Bắc. Hệ sinh thái logistics này còn được số hóa, tích hợp kho bãi thông minh sử dụng năng lượng tái tạo.

Hội thảo “Cơ hội để Logistics phát triển bền vững trong kỷ nguyên 4.0”. Ảnh: Cấn Dũng

Để logistics xanh không chỉ dừng ở khẩu hiệu hay mô hình thí điểm, Tổng Giám đốc Macstar cho rằng, Việt Nam cần một chiến lược tổng thể. Trước hết là bộ tiêu chí logistics xanh thống nhất, làm cơ sở cho các doanh nghiệp đo lường, đánh giá và triển khai. Chính sách tài chính cũng cần chuyển mình mạnh mẽ, tín dụng xanh, giảm thuế phí, ưu đãi đầu tư cho các dự án giảm phát thải.

Nguồn nhân lực là then chốt, cần đào tạo đội ngũ chuyên gia logistics xanh, kỹ sư môi trường, chuyên viên vận hành công nghệ sạch. Đồng thời, thúc đẩy kết nối giữa doanh nghiệp với nguồn vốn và công nghệ tiên tiến, đặc biệt từ quốc tế.

Riêng với vận tải thủy, những chính sách ưu đãi như giảm 50% phí hạ tầng cảng biển tại Hải Phòng cho các lô hàng vận tải thủy đang là động lực quan trọng. Macstar đề xuất nên mở rộng chính sách này, miễn 100% phí cho đến năm 2030 hoặc đến khi tỉ lệ vận tải thủy nội địa đạt mức 25%. “Đây không chỉ là hỗ trợ doanh nghiệp, mà là đầu tư cho một tương lai logistics bền vững, giảm phụ thuộc vào phương tiện phát thải cao, hạn chế chi phí tạo tín chỉ carbon về sau”, ông Cường đề nghị.

Trong kỷ nguyên 4.0, nơi tốc độ và bền vững là thước đo cạnh tranh, logistics xanh không thể trì hoãn. Vận tải thủy, với tiềm năng sẵn có, cần được đưa trở lại đúng vị trí chiến lược. Không phải bằng những lời hô hào, mà bằng chính sách cụ thể, giải pháp thiết thực và hành động quyết liệt ngay từ hôm nay.

Nhóm Phóng viên
Bài viết cùng chủ đề: Ngành dịch vụ logistics

Tin cùng chuyên mục

'Cách mạng' logistics: AI, IoT, blockchain đang 'viết' lại chuỗi cung ứng

Infographic |Xuất khẩu hồ tiêu cả nước quý 1/2025 tăng trưởng mạnh

Ấn Độ áp thuế tự vệ tạm thời với thép cán phẳng hợp kim

Không còn 'hậu cần', logistics giờ là dịch vụ công nghệ cao

Hạ tầng - công nghệ - pháp lý: Ba trụ cột logistics bền vững

Triển lãm nguồn cung ứng toàn cầu thu hút 400 doanh nghiệp

Cơ hội nào để logistics phát triển bền vững trong kỷ nguyên 4.0?

Nâng cao năng lực phát triển, quản lý chợ tại Gia Lai

Ông Trần Thanh Hải: Chuyển đổi số ngành dịch vụ logistics là không thể chậm trễ!

Số hóa dịch vụ logistics: Không để doanh nghiệp ‘lạc nhịp’ cuộc chơi 4.0

Việt Nam - Mexico: Đẩy mạnh hợp tác khai thác tiềm năng thương mại

Hội chợ nông sản - Bệ phóng để hợp tác xã bứt phá

Tiếp nhận cấp C/O, CNM và mã số REX từ VCCI: Bộ Công Thương không để doanh nghiệp gián đoạn hoạt động

Đà Nẵng: Xây dựng chính sách xúc tiến thương mại đột phá hơn

Thêm xung lực, thương mại Việt - Lào hướng mốc 10 tỷ USD

Từ 5/5/2025, VCCI chấm dứt cấp C/O, CNM và mã số REX

Bộ Công Thương triển khai nhiệm vụ mới về cấp C/O không ưu đãi từ ngày 5/5

Tránh ‘vỡ trận’ sầu riêng

Khai trương Trung tâm Logistics khép kín lớn nhất miền Bắc

Bộ Công Thương thu hồi quyền cấp C/O, CNM và mã số REX từ VCCI