Tục đốt vàng mã: Lưu giữ nét văn hóa tâm linh, đừng sa đà mê muội, lãng phí

Đốt vàng mã các dịp lễ, Tết, đặc biệt trong lễ Vu Lan báo hiếu như một nét văn hoá tâm linh song đang ngày càng bị biến tướng, lãng phí, mê muội.
Những nguy cơ dễ gây cháy nổ từ việc thắp hương thờ cúng, đốt vàng mã Cận kề ngày Rằm tháng 7, “thủ phủ” vàng mã khu phố cổ Hà Nội vẫn ảm đạm

Từ xa xưa, với ý nghĩa tốt đẹp hướng về tổ tiên, nguồn cội, nên cứ mỗi khi đến rằm tháng 7, thị trường vàng mã lại sôi động hơn bao giờ hết. Dễ nhận thấy tại các “công xưởng” sản xuất vàng mã với muôn hình vạn trạng các sản phẩm từ nhà lầu, xe hơi, ti vi, điện thoại di động, thậm chí còn có cả nhiều sản phẩm hàng hiệu... với đủ kiểu dáng, mẫu mã khác nhau.

Thực tế cho thấy, đốt vàng mã nhân ngày giỗ hoặc các dịp lễ, Tết, đặc biệt trong mùa lễ Vu lan báo hiếu đã được thực hiện nhiều đời nay nhưng phải nhìn nhận, nét đẹp văn hoá tín ngưỡng này đang ngày càng bị biến tướng và gây lãng phí nhiều tiền của cho xã hội.

Đốt vàng mã xe sang, biệt thự: Lưu giữ nét văn hóa tâm linh, đừng sa đà mê muội, lãng phí
Nhiều người "gửi tặng" tổ tiên cả "biệt thự", "xe sang", "hàng hiệu" (Ảnh minh họa)

Tính đơn giản, nếu mỗi gia đình chỉ cần bỏ ra 10 nghìn đồng để mua vàng mã thì nhân với 1 triệu hộ gia đình con số đã lên tới 10 tỷ đồng. Trong khi, hàng năm, nước ta sử dụng đến 40.000 - 50.000 tấn vàng mã đã cho thấy một sự lãng phí quá lớn.

Thực tế, với quan niệm "phú quý sinh lễ nghĩa", không chỉ dừng lại ở việc đốt tiền vàng, nhiều người còn "sính" các sản phẩm hàng mã hạng sang như nhà biệt phủ, xe sang... để "tặng" tổ tiên, những người đã khuất.

Chia sẻ về vấn đề này, anh Nguyễn Huy Phan, một thợ lâu năm tại “thủ phủ vàng mã” Song Hồ (Bắc Ninh) cho biết, mặc dù tình hình thị trường vàng mã năm nay khá trầm lắng, nhưng may mắn cửa hàng anh vớt vát nhờ có thêm nhiều sản phẩm mới như các sản phẩm mô phỏng ô tô hạng sang, vali du lịch, mỹ phẩm, cặp, túi sách hàng hiệu với nhiều mẫu mã độc, lạ. Riêng trong tháng 7 âm lịch năm nay, anh đã bán được 100 sản phẩm. Giá trung bình từ 300.000 đồng đến 1 triệu đồng tùy vào độ to nhỏ của sản phẩm.

Cũng theo một số tiểu thương tại các chợ đầu mối, vài năm trở lại đây, người dân có nhu cầu nhiều hơn với những sản phẩm hàng mã “độc, lạ” như xe sang, nhà biệt thự, đồ hiệu… Nhiều người tâm niệm, đốt tiền giấy, vàng mã (nhà lầu, xe hơi, điện thoại, vàng bạc…) cho thân nhân đã khuất nhằm chu cấp cho ông bà tổ tiên dùng cho “thế giới bên kia” nên nhiều người không tiếc chi tiền cho những món “xa xỉ” này”.

Đốt vàng mã xe sang, biệt thự: Lưu giữ nét văn hóa tâm linh, đừng sa đà mê muội, lãng phí
Tập tục đốt vàng mã ngày nay đang bị biến tướng thái quá

Để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng, nhiều cơ sở sản xuất đồ vàng mã mỗi năm lại cho "ra lò" những sản phẩm mới, hiện đại, phù hợp với xu thế. Không thể phủ nhận, việc sản xuất vàng mã tại nhiều làng nghề, điển hình như làng nghề chuyên làm vàng mã Song Hồ (Bắc Ninh), hay làng nghề vàng mã Phúc Am (Thường Tín, Hà Nội)... đã giải quyết một lượng lớn công ăn việc làm cho bà con địa phương, giúp người dân gia tăng thu nhập, song về mặt tổng thể, việc sử dụng các sản phẩm từ vàng mã không mang lại nhiều giá trị vật chất cho xã hội.

Trước ý kiến cho rằng, đốt vàng mã sẽ rước nhiều lộc về nhà, Hòa thượng Thích Thiện Tâm, Phó Chủ tịch Hội đồng trị sự Giáo hội phật giáo Việt Nam từng cho rằng, đây là một quan niệm sai lầm. Hòa thượng Thích Thiện Tâm lý giải, đạo Phật không có tập tục đốt vàng mã. Tập tục này ngày nay đang bị biến tướng thái quá, bật cập. Tư tưởng đốt vàng mã có nhiều lộc là mê tín, dị đoan. Xã hội ngày càng phát triển, việc đốt vàng mã lại càng trở nên phô trương và mang tính đổi chác, cầu mong tư lợi.

Qua đó có thể thấy, việc mỗi người có đạo hiếu hướng về tổ tiên, nguồn cội là nét đẹp trong văn hóa tín ngưỡng của người Việt bao đời nay. Việc thờ cúng tổ tiên như là “sợi dây” gắn kết để nhắc nhớ con cháu luôn nhớ và biết ơn những người đã khuất. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, việc dùng tiền thật, có giá trị kinh tế để mua những đồng tiền giấy, vàng mã… đốt cho “người âm” chẳng ai đo đếm được “hiệu quả” ở đâu? nhưng cái nhãn tiền mà ai cũng có thể nhìn thấy là sự lãng phí, gây hại nhiều đến môi trường và sức khỏe của con người.

Đốt vàng mã xe sang, biệt thự: Lưu giữ nét văn hóa tâm linh, đừng sa đà mê muội, lãng phí
Khi đời sống kinh tế phát triển hơn thì người ta lại “mạnh chi” cho việc đốt vàng mã hơn (Ảnh minh hoạ)

Những nguy hại đầu tiên phải nói đến việc sản xuất tiền giấy, vàng mã sẽ tổn hại đến tài nguyên rừng. Thứ hai, là việc đốt vàng mã thải ra môi trường những làn khói nghi ngút, trực tiếp tác động đến bầu không khí và cũng có nhiều sự việc đáng tiếc liên quan đến hỏa hoạn từ việc đốt vàng mã gây ra.

Có thể kể đến, vào đầu tháng 2/2021, một trong những vụ hỏa hoạn nghiêm trọng do đốt vàng mã xảy ra tại căn nhà hai tầng do nhóm sinh viên thuê trọ ở ngõ 73 Tam Khương (P. Khương Thượng, Q.Đống Đa) đã khiến 4 nạn nhân tử vong. Nguyên nhân của vụ cháy được xác định do nhóm sinh viên sau khi tổ chức cúng ông Công, ông Táo, quá trình hóa vàng xong không dùng dụng cụ chứa đựng và không đổ nước dập tro tàn dẫn đến vụ hoả hoạn. Và khi được phát hiện, 4 nạn nhân đã tử vong vì ngạt khí độc.

Để hạn chế những rủi ro, hệ luỵ tiềm ẩn từ việc đốt vàng mã, những năm gần đây, Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam có nhiều hành động quyết liệt nhằm chấn chỉnh các hoạt động lệch chuẩn tâm linh Phật giáo, trong đó có việc ban hành văn bản chỉ đạo việc không đốt vàng mã trong các cơ sở thờ tự, di tích và lễ hội. Hội đồng trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam cũng đã có Công văn gửi Ban Thường trực Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương lưu ý “nêu cao tinh thần Bồ tát đạo, hướng dẫn đồng bào phật tử và bà con loại bỏ mê tín dị đoan, không đốt vàng mã tại các cơ sở thờ tự Phật giáo và các hình thức khác với thuần phong mỹ tục, văn hóa dân tộc và văn hóa Phật giáo...".

Đốt vàng mã xe sang, biệt thự: Lưu giữ nét văn hóa tâm linh, đừng sa đà mê muội, lãng phí
Cần xoá bỏ những hiện tượng mê tín đị doan từ tục đốt vàng mã

Thực tế, pháp luật hiện nay chỉ xử lý hành chính đối với hành vi đốt vàng mã không đúng quy định của Ban tổ chức lễ hội, Ban quản lý di tích, không có quy định về cấm đốt vàng mã tại các nơi thờ tự nói chung, tại nhà riêng của cá nhân.

Nhiều nhà nghiên cứu phong thủy cho rằng, để giữ gìn nét đẹp văn hoá truyền thống của người dân Việt Nam, và để những giá trị văn hoá tốt đẹp được lưu giữ với thời gian, việc xoá bỏ những hiện tượng mê tín đị doan từ tục đốt vàng mã là hết sức cần thiết. Giáo hội Phật giáo Việt Nam cũng đã đề xuất cấm đốt vàng mã, song cấm thế nào phải chờ cơ quan chức năng có kế hoạch cụ thể.

Có lẽ, không thể phán xét niềm tin, tín ngưỡng của mỗi người, song sẽ là mâu thuẫn nếu người ta sống không nhân văn, sẻ chia ở đời thực nhưng lại cầu kỳ lễ tiết với những điều tâm linh siêu thực. Như Hội đồng Trị sự Giáo Hội Phật giáo Việt Nam khẳng định, nếu lạm dụng việc đốt vàng mã, phần tiêu cực sẽ lấn át cả phần tích cực. Khi sử dụng vàng mã thiếu hiểu biết, đốt vàng mã quá nhiều mà không nhận thức được đó chỉ là hành động mang tính tượng trưng thì sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường và gây lãng phí của cải rất lớn cho xã hội.

Quan niệm về đốt vàng mã tại một số quốc gia trên thế giới:

Singapore: Người dân không ủng hộ đốt vàng mã

Tương tự như người Việt, mọi ngày lễ như Tết Âm lịch, Thanh minh, ngày rằm hay tang lễ Singapore đều có tục đốt vàng mã. Tuy nhiên, trong một khảo sát mới đây trên Reddit, hầu hết người dân Singapore tham gia bình luận đều cho biết họ cảm thấy truyền thống này đã lỗi thời bởi diện tích đất hẹp, chung cư chiếm đa số, khói bụi và ô nhiễm gây ảnh hưởng lớn tới sinh hoạt. Năm 2008, chính phủ Singapore từng khuyến khích người dân nên giảm bớt lượng vàng mã mỗi khi dâng lễ.

Malaysia: Không đốt vàng mã vào tháng Bảy Âm lịch

Tại Malaysia, tín đồ Phật giáo chỉ chiếm 30% dân số nhưng lượng vàng mã được tiêu thụ tại quốc gia này không nhỏ. Năm 2013, Tổng hội Phật giáo Malaysia đã ban hành một thông báo khuyến khích người dân nên giảm bớt lượng vàng mã đốt hàng năm để bảo vệ môi trường. Cụ thể, các dịp lễ trong tháng Bảy Âm lịch như cúng cô hồn, xá tội vong nhân… đều không đốt vàng mã. Hầu hết người dân đều ủng hộ và thực hiện theo hướng dẫn của Tổng hội.

Trung Quốc: Sẽ sớm từ bỏ phong tục đốt vàng mã

Trong một nghiên cứu của Cục Kiểm định chất lượng không khí Trung Quốc năm 2014, vàng mã hầu hết được sản xuất từ bột tre, bột gỗ và loại nước sạch có thể tái chế cho nông nghiệp. Là quốc gia đứng đầu châu Á về lượng tiêu thụ vàng mã, Trung Quốc cũng duy trì vị trí đầu tiên trong danh sách các quốc gia có lượng CO2 trong không khí và ô nhiễm nặng nhất thế giới.

Năm 2017, với chiến dịch làm sạch môi trường, giảm thiểu ô nhiễm và tiết kiệm tài nguyên môi trường của Chủ tịch Tập Cận Bình, tất cả những mặt hàng có sử dụng nguyên liệu từ tài nguyên thiên nhiên đều sẽ bị tăng thuế và giá bán. Đây là động thái góp phần nào giảm lượng tiêu thụ vàng mã của người dân.

Hong Kong (Trung Quốc): Yêu cầu các nhà chùa giảm kích thước lò đốt

Năm 2013, chính quyền Hong Kong cho biết mỗi dịp lễ lớn như Tết Âm lịch hay rằm, mức độ ô nhiễm không khí luôn cao gấp 4-5 lần do người dân đồng loạt đốt vàng mã. Bởi vậy, chính quyền tại đây đã yêu cầu người dân chỉ thực hiện nghi lễ này tại các đình, chùa, không thực hiện tại nhà riêng hay nơi công cộng để phòng tránh hỏa hoạn. Ngoài ra, các khu vực tôn giáo cần phải lắp đặt loại lò đốt đặc biệt để hạn chế lượng tro phát tán sau khi đốt và có kích thước phù hợp, không quá lớn.

Ngọc Linh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Ngày Vu Lan báo hiếu

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Ai đứng sau luận điệu xuyên tạc về điện mặt trời dư thừa nhưng sai quy hoạch?

Ai đứng sau luận điệu xuyên tạc về điện mặt trời dư thừa nhưng sai quy hoạch?

Nhiều luận điệu xuyên tạc, quy chụp về điện mặt trời dư thừa nhưng sai qui hoachđể dắt mũi dư luận nhằm phục vụ lợi ích nhóm.
Đâu là “chìa khóa” để chuyển đổi số thành công?

Đâu là “chìa khóa” để chuyển đổi số thành công?

Nhân lực số giữ vị trí then chốt để thực hiện chuyển đổi số thành công bởi đây là nhân tố có khả năng làm chủ, nắm bắt các công nghệ mới…
Điện mặt trời áp mái nối lưới càng nhiều, chi phí hệ thống càng lớn

Điện mặt trời áp mái nối lưới càng nhiều, chi phí hệ thống càng lớn

Đầu tư điện mặt trời mái nhà nếu có kết nối lưới điện thì chi phí duy trì hệ thống càng cao, từ đó, có thể sẽ ảnh hưởng tới giá điện.
Vụ “chặt chém” du khách 3 quả dứa 500 nghìn đồng: Đừng để “con sâu làm rầu nồi canh”

Vụ “chặt chém” du khách 3 quả dứa 500 nghìn đồng: Đừng để “con sâu làm rầu nồi canh”

Vụ “chặt chém” du khách 3 quả dứa 500 nghìn đồng tại quận Hoàn Kiếm, Hà Nội khiến dư luận trong nước bức xúc vì làm ảnh hưởng đến uy tín của du lịch Việt Nam.
Thiếu hụt nước sinh hoạt mùa hạn mặn: Đã đến lúc người dân cần chủ động ứng phó

Thiếu hụt nước sinh hoạt mùa hạn mặn: Đã đến lúc người dân cần chủ động ứng phó

Thiếu hụt nước sinh hoạt là một trong những hệ lụy của hạn hán, xâm nhập mặn mà người dân khu vực ven biển miền Tây Nam Bộ đã, đang và phải tiếp tục đối mặt.

Tin cùng chuyên mục

Dệt may Việt Nam đang phải chịu áp lực kép

Dệt may Việt Nam đang phải chịu áp lực kép

Xuất khẩu dệt may đang phải chịu áp lực kép bởi chi phí tăng, khách hàng yêu cầu sản phẩm phải “xanh - sạch” nhưng giá lại không được tăng.
Quy hoạch năng lượng rất quan trọng trong phát triển kinh tế của Bà Rịa- Vũng Tàu

Quy hoạch năng lượng rất quan trọng trong phát triển kinh tế của Bà Rịa- Vũng Tàu

Sở hữu tiềm năng lớn về dầu khí, điện…, quy hoạch năng lượng quốc gia được đánh giá rất quan trọng trong phát triển kinh tế của Bà Rịa - Vũng Tàu.
Làm rõ sự thật xung quanh đơn Trung Nam ‘kêu cứu’ Thủ tướng

Làm rõ sự thật xung quanh đơn Trung Nam ‘kêu cứu’ Thủ tướng

Khó khăn về doanh thu và những vướng mắc trong vận hành đường dây 500kV, Trung Nam đã gửi đơn kêu cứu Thủ tướng, vậy thực hư việc này ra sao?
Xuất khẩu gạo và bài toán nâng cao chuỗi giá trị

Xuất khẩu gạo và bài toán nâng cao chuỗi giá trị

Việc xây dựng một nền sản xuất lớn, ứng dụng công nghệ tốt hơn và quản lý phù hợp, kết hợp chế biến sâu sẽ giúp nâng cao chuỗi giá trị cho xuất khẩu gạo.
6 tháng đầu năm xuất khẩu gạo có thể đạt khoảng 4,5 triệu tấn

6 tháng đầu năm xuất khẩu gạo có thể đạt khoảng 4,5 triệu tấn

Nhu cầu gạo ở các thị trường trên thế giới rất lớn song để tận dụng và đẩy mạnh xuất khẩu gạo các doanh nghiệp phải tăng cường thông tin.
Vì sao cơ quan soạn thảo đề xuất điện dư phát lên lưới giá 0 đồng?

Vì sao cơ quan soạn thảo đề xuất điện dư phát lên lưới giá 0 đồng?

Cơ chế điện mặt trời mái nhà tự sản tự tiêu, nếu dư phát lên lưới với giá 0 đồng, được cho là nhằm bảo đảm an ninh, an toàn hệ thống điện, hỗ trợ nhà đầu tư.
Báo Công Thương tổ chức Tọa đàm

Báo Công Thương tổ chức Tọa đàm ''Đẩy nhanh tiến độ các dự án trọng điểm ngành năng lượng''

Lúc 9h30 ngày 26/4, Báo Công Thương tổ chức Tọa đàm ''Đẩy nhanh tiến độ các dự án trọng điểm ngành năng lượng''.
Xuất khẩu gạo kỳ vọng tiếp tục bứt phá trong năm 2024

Xuất khẩu gạo kỳ vọng tiếp tục bứt phá trong năm 2024

Dần khẳng định thương hiệu và uy tín trên thị trường quốc tế, xuất khẩu gạo được kỳ vọng sẽ tiếp tục bứt phá trong năm 2024 này.
Báo Công Thương đoạt giải Cuộc thi

Báo Công Thương đoạt giải Cuộc thi ''Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trong tình hình mới''

Tối ngày 24/4, Lễ tổng kết và trao giải Cuộc thi “Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trong tình hình mới” lần thứ ba (2023-2024) diễn ra tại Nhà hát Lớn Hà Nội.
Xử lý thông tin xấu độc trên TikTok, phải làm nghiêm từ gốc!

Xử lý thông tin xấu độc trên TikTok, phải làm nghiêm từ gốc!

TikTok phải ủy quyền cho pháp nhân ở Việt Nam quản lý nội dung, có như vậy mới xử lý triệt để các tồn tại, mối nguy cho an ninh quốc gia.
Bộ Công Thương triển khai nhiều giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu gạo

Bộ Công Thương triển khai nhiều giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu gạo

Triển khai nhiều giải pháp, Bộ Công Thương đã, đang và sẽ tiếp tục đồng hành, hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu gạo nói riêng và ngành lúa gạo Việt Nam nói chung.
Ngày 26/4 sẽ diễn ra Hội nghị triển khai công tác điều hành xuất khẩu gạo

Ngày 26/4 sẽ diễn ra Hội nghị triển khai công tác điều hành xuất khẩu gạo

Ngày 26/4, sẽ diễn ra Hội nghị đánh giá kết quả xuất khẩu gạo năm 2023, quý I/2024 và triển khai công tác điều hành xuất khẩu gạo trong thời gian tới.
Bộ Công Thương đẩy mạnh công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn

Bộ Công Thương đẩy mạnh công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn

Theo Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân, năm 2023 công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn của ngành Công Thương đạt được những kết quả rất tích cực.
Vụ tai nạn lao động nghiêm trọng tại Yên Bái: Bài học đắt giá về kỷ luật an toàn lao động

Vụ tai nạn lao động nghiêm trọng tại Yên Bái: Bài học đắt giá về kỷ luật an toàn lao động

Vụ tai nạn lao động đau lòng khiến 7 công nhân tử vong tại Công ty CP Xi măng và Khoáng sản Yên Bái thực sự là bài học đắt giá về kỷ luật an toàn lao động.
Cần nghiêm khắc hơn nữa đối với các hành vi lợi dụng mạng xã hội tung tin bịa đặt về lãnh đạo Đảng, Nhà nước

Cần nghiêm khắc hơn nữa đối với các hành vi lợi dụng mạng xã hội tung tin bịa đặt về lãnh đạo Đảng, Nhà nước

Những hành vi phát tán tin giả, sai sự thật, vu khống, nói xấu, kích động, gieo rắc hoài nghi về lãnh đạo Đảng, Nhà nước... cần phải xử lý nghiêm khắc hơn nữa.
Ai vén màn sự thật về cái chết của 3 cây Sao đen trên phố Lò Đúc?

Ai vén màn sự thật về cái chết của 3 cây Sao đen trên phố Lò Đúc?

Ba cây Sao đen trên phố Lò Đúc, Hà Nội bỗng chốc "chết đứng" vào cuối năm 2023, để lại những nghi vấn, day dứt trong lòng dư luận.
Xung đột chính trị căng thẳng và nỗi lo đơn hàng của doanh nghiệp Việt

Xung đột chính trị căng thẳng và nỗi lo đơn hàng của doanh nghiệp Việt

Trong bối cảnh căng thẳng chính trị tiếp tục leo thang, các doanh nghiệp xuất khẩu lại một lần nữa đứng trước nguy cơ đứt gãy đơn hàng.
Bộ Chính trị khiển trách Bộ trưởng Bộ LĐTB&XH; đề nghị khai trừ Đảng cựu Bí thư Quảng Ngãi Lê Viết Chữ

Bộ Chính trị khiển trách Bộ trưởng Bộ LĐTB&XH; đề nghị khai trừ Đảng cựu Bí thư Quảng Ngãi Lê Viết Chữ

Ngày 19/4/2024, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Bộ Chính trị và Ban Bí thư đã xem xét, thi hành kỷ luật tổ chức đảng, đảng viên có vi phạm, khuyết điểm.
Cơ hội tham gia chuỗi cung ứng: Cái khó bó cái khôn

Cơ hội tham gia chuỗi cung ứng: Cái khó bó cái khôn

Thiếu vốn đầu tư dây chuyền công nghệ đáp ứng nhu cầu sản xuất là một trong những rào cản khiến doanh nghiệp đang bỏ lỡ cơ hội tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu.
Quyết liệt các giải pháp để sớm bình ổn thị trường vàng

Quyết liệt các giải pháp để sớm bình ổn thị trường vàng

Chưa đầy một năm, Chính phủ đã liên tiếp ban hành nhiều văn bản chỉ đạo, đôn đốc quản lý thị trường vàng, nhằm ổn định thị trường, bảo vệ quyền lợi người mua.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động