Tứ giác kinh tế Đông Nam bộ: Sức bật mạnh mẽ sau 47 năm giải phóng

Bài hát “Tình đất đỏ miền Đông” của nhạc sĩ Trần Long Ẩn vang lên đâu đó... đã gợi nhớ lại lịch sử hào hùng của miền Đông Nam bộ đã trải qua trong hai cuộc kháng chiến. Và ngày hôm nay sau 47 năm thống nhất đất nước nơi đây tiếp tục ghi những dấu ấn, thành quả lớn trong công cuộc xây dựng phát triển kinh tế, thu hút đầu tư.

Miền Đông gian lao mà anh dũng

Đông Nam bộ là địa bàn chiến lược, nối liền với khu vực Tây Nguyên, Nam Trung bộ và nối thông với vùng Đồng bằng sông Cửu Long trù phú. Vùng đất này trở thành căn cứ cách mạng nổi danh với truyền thống “miền Đông gian lao mà anh dũng” gắn với lịch sử hào hùng của những trận đánh như Trung Hưng- Ràng, Đất Cuốc, Bàu Bàng, Dầu Tiếng, Đồng Xoài, La Ngà- Định Quán, Xuân Lộc...

Trong Chiến dịch Hồ Chí Minh, các tỉnh miền Đông vừa có nhiệm vụ kết hợp các mũi tấn công phục vụ các mũi tiến công của 5 quân đoàn trên 5 hướng tấn công vào Sài Gòn. Thắng lợi của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1975, trước hết là thắng lợi của đường lối chính trị, đường lối quân sự độc lập, tự chủ, đúng đắn, sáng tạo, sự chỉ đạo chiến lược và nghệ thuật chỉ đạo chiến dịch sắc bén của Đảng ta, trực tiếp là Bộ Chính trị và Quân ủy Trung ương.

Sau ngày thống nhất đất nước (1975), miền Đông Nam Bộ với Sài Gòn- TP. Hồ Chí Minh, Bình Dương, Bình Phước, Đồng Nai, Bà Rịa- Vũng Tàu... nhanh chóng củng cố và xây dựng chính quyền cách mạng, hàn gắn vết thương chiến tranh, chung sức đồng lòng cùng cả nước tái thiết, phát triển kinh tế xã hội.

Đến nay, sau 47 năm thống nhất đất nước, miền Đông Nam bộ chiếm khoảng 45% GDP, 50% tổng giá trị sản xuất công nghiệp, kim ngạch xuất khẩu cả nước, tốc độ tăng trưởng kinh tế của vùng luôn cao hơn khoảng 1,3 lần đến 1,5 lần tốc độ tăng trưởng bình quân chung cả nước, là vùng kinh tế trọng điểm và trở thành trung tâm du lịch, phát triển các loại hình dịch vụ công nghiệp, công nghệ thông tin, viễn thông, logistics... lớn nhất Việt Nam.

Tứ giác kinh tế Đông Nam bộ: Sức bật mạnh mẽ sau 47 năm giải phóng

Vùng lõi sản xuất công nghiệp

Có thể thấy đến nay tứ giác kinh tế Đông Nam bộ gồm 4 tỉnh thành: TP Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu là khu vực phát triển kinh tế năng động, sáng tạo của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam cũng như cả nước. Đông Nam bộ hiện được đề xuất định hướng trở thành vùng phát triển kinh tế năng động bậc nhất của khu vực ASEAN, đi đầu cả nước về phát triển khoa học, công nghệ và hệ sinh thái đổi mới sáng tạo, chuyển đổi mô hình tăng trưởng, xây dựng kinh tế số, xã hội số. Hình thành các chuỗi cung ứng toàn cầu, trở thành một trung tâm công nghệ, công xưởng chế tạo của khu vực và cả nước. Đồng thời, phát huy vai trò đầu tàu của TP. Hồ Chí Minh để vùng tiếp tục là một động lực tăng trưởng thời gian tới.

Chuyên gia kinh tế Trần Du Lịch đánh giá, hiện nay Đông Nam bộ là nơi tập trung các khu công nghiệp và cụm công nghiệp, trung tâm sản xuất công nghiệp của cả nước, là điểm đến của nhiều nhà đầu tư nước ngoài (FDI). Đây cũng là đầu tàu trong xuất khẩu, xuất siêu của Việt Nam với các tỉnh thành Đồng Nai, Bình Dương, Vũng Tàu và TP. Hồ Chí Minh là những địa phương có kim ngạch xuất khẩu lớn của cả nước và liên tục giữ vị trí xuất siêu liên tục trong nhiều năm qua.

Việc ưu tiên thu hút công nghiệp hỗ trợ của những tỉnh thành trong vùng thời gian qua đã giúp cho Việt Nam giảm được nhập khẩu nguyên phụ liệu cho sản xuất. Những mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu lớn đều nằm trong vùng kinh tế tứ giác này như giày dép, dệt may, xơ sợi dệt, sản phẩm gỗ, điện tử và linh kiện, máy móc thiết bị...

Trong năm 2022 Bộ Kế hoạch và Đầu tư dự kiến tốc độ tăng trưởng GRDP của vùng dự kiến tăng khoảng 5 - 6,5% so với năm 2021; GRDP bình quân/người khoảng 141,36 triệu đồng; Tổng thu ngân sách nhà nước hơn 572,4 nghìn tỷ đồng, tăng khoảng 6% so với ước thực hiện năm 2021; Kim ngạch xuất khẩu đạt khoảng 115,89 tỷ USD, tăng hơn 10% so với ước thực hiện năm 2021.

Để đạt mục tiêu này, các chuyên gia kinh tế cho rằng, vùng cần khẩn trương thực hiện tổ chức lập quy hoạch tỉnh, thành phố, trong đó xác định vị trí, vai trò vùng là một trong hai cực tăng trưởng kinh tế lớn nhất cả nước, phát triển và kết nối các tỉnh, thành phố phía Nam. Đồng thời, cần cơ cấu lại nền kinh tế, xác định rõ động lực tăng trưởng của từng địa phương và cả vùng; đặt TP. Thủ Đức đúng vị trí, vai trò là động lực phát triển vùng đô thị của TP. Hồ Chí Minh về phía Đông trong 10 năm tới; tạo cơ chế chính sách vượt bậc để TP. Hồ Chí Minh có điều kiện phát triển; Bình Dương, Đồng Nai, Long An cần sắp xếp, khai thác quỹ đất hiệu quả hơn; Bà Rịa - Vũng Tàu tăng cường phát triển du lịch sau dịch bệnh, giảm dần phụ thuộc khai thác dầu khí.

“Tôi cho rằng các địa phương trong vùng phải tiếp tục đi đầu trong việc cải cách hành chính để thu hút đầu tư, tạo môi trường đầu tư cho thuận lợi. Bởi một doanh nghiệp họ đến một địa phương làm ăn thì họ xem xét các yếu tố như cơ sở hạ tầng, giao thông, yếu tố đầu vào, nguồn nguyên liệu. Chúng ta thấy là Đông Nam bộ là tất cả các yếu tố này hội tụ hết, thì nếu chúng ta làm tốt xoay quanh những yếu tố mà tôi vừa nói thì nó sẽ tiếp tục phát triển trong tương lai”- TS Huỳnh Thanh Điền - Chuyên gia kinh tế nhìn nhận.

Mới đây Chính phủ đã phê duyệt nhiệm vụ lập Quy hoạch vùng Đông Nam Bộ thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, nhằm phát triển vùng Đông Nam bộ thành vùng năng động, đi đầu trong chuyển đổi mô hình tăng trưởng. Quyết định nêu rõ việc lập Quy hoạch vùng Đông Nam bộ phải bảo đảm phù hợp, thống nhất, đồng bộ với mục tiêu, định hướng của Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội đất nước thời kỳ 2021 - 2030, Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021 - 2025 của cả nước, Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh và phát triển bền vững, Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam, các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên và phù hợp với quy hoạch cấp quốc gia theo quy định của pháp luật về quy hoạch.

Thanh Thanh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Đông Nam bộ

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Vịnh Hạ Long (Quảng Ninh): Hướng tới ‘cái nôi’ giá trị văn hóa lịch sử

Vịnh Hạ Long (Quảng Ninh): Hướng tới ‘cái nôi’ giá trị văn hóa lịch sử

Vịnh Hạ Long, viên ngọc quý của Việt Nam đã và đang khẳng định vị thế một trong những di sản thiên nhiên thế giới kỳ vĩ cùng với giá trị về văn hóa, lịch sử
Quảng Ninh: Doanh nghiệp ứng dụng khoa học công nghệ, nâng cao năng lực cạnh tranh

Quảng Ninh: Doanh nghiệp ứng dụng khoa học công nghệ, nâng cao năng lực cạnh tranh

Thời gian qua, các doanh nghiệp, đơn vị, cơ sở sản xuất trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh đã chủ động nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất.
Bình Định: Chuyển dịch cơ cấu hàng hóa xuất khẩu theo chiều sâu

Bình Định: Chuyển dịch cơ cấu hàng hóa xuất khẩu theo chiều sâu

Sở Công Thương Bình Định đã định hướng giải pháp trong thời gian tới sẽ thúc đẩy mạnh mẽ chuyển dịch cơ cấu hàng hóa xuất khẩu theo chiều sâu, có giá trị cao.
Chuyển đổi số tạo

Chuyển đổi số tạo 'cú hích' phát triển du lịch Quảng Ninh

Ngành du lịch Quảng Ninh xác định chuyển đổi số là giải pháp, hướng đi tất yếu giúp du lịch tăng tốc bứt phá và phát triển bền vững.
Quảng Ninh: Ngành du lịch

Quảng Ninh: Ngành du lịch 'chạy nước rút' chinh phục mục tiêu 19 triệu lượt khách

Còn hơn một tháng nữa là năm 2024 khép lại, Quảng Ninh đang dồn lực để hoàn thành mục tiêu đón 19 triệu lượt khách, trong đó có 3,5 triệu lượt khách quốc tế.

Tin cùng chuyên mục

Quảng Ninh quyết tâm cùng cả nước gỡ

Quảng Ninh quyết tâm cùng cả nước gỡ 'thẻ vàng' IUU

Tỉnh Quảng Ninh đã và đang tập trung triển khai đồng bộ nhiều giải pháp, qua đó, chung tay cùng cả nước gỡ "thẻ vàng" IUU.
Bà Rịa – Vũng Tàu: Chạy đua với thời gian trong giải ngân vốn đầu tư công

Bà Rịa – Vũng Tàu: Chạy đua với thời gian trong giải ngân vốn đầu tư công

Tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu yêu cầu các chủ đầu tư, sở, ngành địa phương cần quyết liệt hơn nữa trong công tác giải ngân vốn đầu tư công để hoàn thành kế hoạch đề ra.
‘Quảng Ninh - Điểm đến bốn mùa’: Cú huých mạnh mẽ cho du lịch

‘Quảng Ninh - Điểm đến bốn mùa’: Cú huých mạnh mẽ cho du lịch

Với quyết tâm đạt mục tiêu 19 triệu lượt khách trong năm, ngành du lịch Quảng Ninh đang dồn toàn lực để tạo nên một mùa du lịch bùng nổ.
Nhật Bản - nhà đầu tư nước ngoài lớn thứ 2 tại Bình Dương

Nhật Bản - nhà đầu tư nước ngoài lớn thứ 2 tại Bình Dương

Với 357 dự án, tổng vốn đầu tư gần 5,98 tỷ USD, hiện Nhật Bản đứng thứ 2 trong số 65 quốc gia, vùng lãnh thổ, có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Bình Dương.
Hải Phòng: Tạo điều kiện cho doanh nghiệp công nghệ số đầu tư vào các khu công nghiệp, khu kinh tế

Hải Phòng: Tạo điều kiện cho doanh nghiệp công nghệ số đầu tư vào các khu công nghiệp, khu kinh tế

TP. Hải Phòng sẽ có cơ chế đột phá thu hút các doanh nghiệp công nghệ số đầu tư vào các khu công nghiệp, khu kinh tế, đẩy mạnh chuyển đổi số, chuyển đổi xanh.
Quảng Ninh: Tập trung thúc đẩy đầu tư công, tạo nguồn lực cho phát triển

Quảng Ninh: Tập trung thúc đẩy đầu tư công, tạo nguồn lực cho phát triển

Tỉnh Quảng Ninh với nguồn lực đầu tư được tạo ra từ phương thức huy động và các biện pháp quản lý mới, hiệu quả, nhờ đó thu được nhiều kết quả tích cực.
Thanh Hóa thu ngân sách năm 2024 đứng đầu khu vực Bắc Trung bộ

Thanh Hóa thu ngân sách năm 2024 đứng đầu khu vực Bắc Trung bộ

Thu ngân sách năm 2024 của tỉnh Thanh Hóa ước đạt 54.341 tỷ đồng, đứng đầu khu vực Bắc Trung bộ, trong nhóm 10 địa phương có số thu cao nhất cả nước.
Khai mạc Tuần lễ nông sản và thực phẩm an toàn tỉnh Sơn La tại Hà Nội

Khai mạc Tuần lễ nông sản và thực phẩm an toàn tỉnh Sơn La tại Hà Nội

Tối 21/11, tại Hà Nội, Tuần lễ nông sản và thực phẩm an toàn tỉnh Sơn La tại Hà Nội năm 2024 đã khai mạc.
Quảng Ninh: Vươn tầm trung tâm logistics hàng đầu miền Bắc

Quảng Ninh: Vươn tầm trung tâm logistics hàng đầu miền Bắc

Quảng Ninh, tận dụng lợi thế về vị trí, cảng biển và hạ tầng hiện đại, đang phát triển mạnh mẽ trở thành trung tâm logistics quan trọng của khu vực.
Sơn La: Hiệu quả cao từ việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia 1719

Sơn La: Hiệu quả cao từ việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia 1719

Sau hơn ba năm triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia 1719, tỉnh Sơn La đã hoàn thành đạt và vượt các chỉ tiêu kinh tế xã hội.
Lạng Sơn: Phát huy vai trò người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số

Lạng Sơn: Phát huy vai trò người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số

Những người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Lạng Sơn đã, đang và sẽ phát huy vai trò là những “cánh chim đầu đàn” trong cộng đồng dân tộc.
Thuận Châu (Sơn La): Thực hiện tốt Chương trình 1719, nâng cao đời sống đồng bào dân tộc thiểu số

Thuận Châu (Sơn La): Thực hiện tốt Chương trình 1719, nâng cao đời sống đồng bào dân tộc thiểu số

Nhờ Chương trình 1719, diện mạo đô thị, nông thôn mới của huyện Thuận Châu (tỉnh Sơn La) giờ đây đã có nhiều khởi sắc, đời sống người dân được cải thiện.
25 sản phẩm nông nghiệp Sơn La tiêu biểu năm 2024

25 sản phẩm nông nghiệp Sơn La tiêu biểu năm 2024

Ủy ban nhân dân tỉnh Sơn La vừa tổ chức tôn vinh và trao chứng nhận sản phẩm nông nghiệp Sơn La tiêu biểu năm 2024 cho 25 sản phẩm.
Sơn La: Sản xuất công nghiệp tiếp tục là

Sơn La: Sản xuất công nghiệp tiếp tục là 'đầu tàu' trong tăng trưởng kinh tế

Ước tính, chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp năm 2024 của tỉnh Sơn La tăng 28,3%, qua đó đã phát huy vai trò “đầu tàu” trong tăng trưởng kinh tế của tỉnh.
TP. Uông Bí (Quảng Ninh): Nỗ lực vượt khó, đảm bảo tiến độ thu ngân sách năm 2024

TP. Uông Bí (Quảng Ninh): Nỗ lực vượt khó, đảm bảo tiến độ thu ngân sách năm 2024

Năm 2024, dù đối mặt với nhiều khó khăn, đặc biệt là hậu quả của bão số 3, thành phố Uông Bí vẫn đạt được những kết quả khả quan trong công tác thu ngân sách.
Bà Rịa - Vũng Tàu: Cơ chế ‘cảng mở’ giúp Cái Mép – Thị Vải có thêm trợ lực phát triển

Bà Rịa - Vũng Tàu: Cơ chế ‘cảng mở’ giúp Cái Mép – Thị Vải có thêm trợ lực phát triển

Việc cho phép Bà Rịa – Vũng Tàu thí điểm cơ chế 'cảng mở' tại Cái Mép – Thị Vải sẽ giúp cụm cảng này có thêm động lực phát triển mạnh mẽ trong thời gian tới.
Quảng Ninh: Thu hút đầu tư thông minh, hướng tới phát triển kinh tế xanh

Quảng Ninh: Thu hút đầu tư thông minh, hướng tới phát triển kinh tế xanh

Tỉnh Quảng Ninh luôn xác định gắn phát triển kinh tế song hành với bảo vệ môi trường, hướng tới nền kinh tế xanh bền vững.
Sơn La có thêm 10 mã số vùng trồng phục vụ xuất khẩu

Sơn La có thêm 10 mã số vùng trồng phục vụ xuất khẩu

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Sơn La đã cấp mới 10 mã số vùng trồng, nâng tổng số mã đang duy trì của tỉnh lên 216 mã.
Quảng Ninh chuyển mình mạnh mẽ với công nghiệp chế biến, chế tạo

Quảng Ninh chuyển mình mạnh mẽ với công nghiệp chế biến, chế tạo

Ngành công nghiệp chế biến, chế tạo của tỉnh Quảng Ninh đã đạt được nhiều kết quả khả quan, khẳng định là một trong những trụ cột chính trong nền kinh tế.
Sơn La đẩy mạnh thu hút đầu tư, phát triển nông nghiệp xanh và bền vững

Sơn La đẩy mạnh thu hút đầu tư, phát triển nông nghiệp xanh và bền vững

Sơn La đã đẩy mạnh thu hút các nhà đầu tư tham gia thu mua, chế biến, tiêu thụ, xuất khẩu nông sản, góp phần từng bước phát triển nông nghiệp xanh và bền vững.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động