Thứ ba 05/11/2024 15:19

Trung Quốc đề xuất các quy định mới về kiểm duyệt cây trồng biến đổi gen

Ngày 12/11, Bộ Nông nghiệp Trung Quốc đã công bố một văn bản dự thảo đề xuất một loạt sửa đổi đối với các quy định khác nhau liên quan đến cây trồng biến đổi gen. Các đề xuất này hiện đang trong quá trình lấy ý kiến công chúng cho đến ngày 12/12.

Việc thay đổi các quy định về hạt giống sẽ tạo điều kiện hơn cho quy trình phê duyệt cây trồng biến đổi gen (BĐG), đây là một động thái quan trọng để tiến hành thương mại hoá cây trồng BĐG, đặc biệt là ngô BĐG tại quốc gia này. Các thay đổi được thực hiện dựa trên quyết định của Ủy ban Trung ương thuộc Đảng Cộng sản và nội các về quản lý an toàn sinh vật BĐG và phát triển ngành công nghiệp hạt giống hiện đại.

Các quy định mới sẽ tạo điều kiện cho quá trình phê duyệt và thương mại hoá cây trồng BĐG (Nguồn: Reuters)

Năm ngoái, lãnh đạo Trung Quốc đã kêu gọi một “sự thay đổi” khẩn cấp cho ngành công nghiệp hạt giống trong nước khi ngành này đang phải vật lộn với tình trạng dư thừa năng lực và vi phạm quyền sở hữu trí tuệ tràn lan, gây ảnh hưởng đến sự đổi mới trong ngành.

Những nhà hoạch định chính sách đứng đầu cũng đang thúc giục ứng dụng tiến bộ của công nghệ sinh học vào chọn tạo giống cây trồng, hay cụ thể là cây trồng BĐG - đây được coi là chìa khóa để đảm bảo an ninh lương thực.

Bắc Kinh đã đầu tư rất nhiều vào nghiên cứu và phát triển cây trồng BĐG trong nhiều năm nhưng vẫn thận trọng trong việc thương mại hóa cây trồng trong chuỗi thực phẩm và chưa bao giờ cho phép trồng đậu nành hoặc ngô BĐG mặc dù chúng được nhập khẩu để sử dụng làm thức ăn chăn nuôi.

Trong số các thay đổi được đề xuất, có một điểm mới nổi bật của dự thảo đó là khi một sự kiện BĐG đã được cấp phép an toàn, được đưa vào giống ngô lai đã được cấp phép (giống nền) thì chỉ cần tiến hành thêm một lần thử nghiệm canh tác trên đồng ruộng kéo dài trong 1 năm để được cấp phép lưu hành giống - thay đổi khác so với quy định trước đây là phải trải qua quy trình phê duyệt cấp phép giống từ đầu. Điều này có nghĩa là các tính trạng BĐG đã được phê duyệt gần đây do các công ty Trung Quốc phát triển có thể sẵn sàng ra mắt thị trường trong vòng một năm tới.

Ông Han Gengchen, Chủ tịch của Origin Agritech Ltd, công ty Trung Quốc đầu tiên phát triển cây ngô BĐG, cho biết: “Tôi tin rằng đây là một bước tiến quan trọng cho việc thương mại hóa cây trồng BĐG”.

“Các quy định mới làm rõ các thủ tục phê duyệt giống BĐG và đơn giản hóa quy trình. Nó sẽ đẩy nhanh quá trình sản xuất thương mại ngô BĐG”, ông chia sẻ với Reuters.

Sau khi các dự thảo này được chấp thuận, theo ước tính của Hua’an Securities Trung Quốc có thể trồng 33 triệu ha ngô BĐG, tạo ra nguồn thu nhập lên đến 5 tỷ Nhân dân tệ (khoảng 17 nghìn tỷ VND), đồng thời tạo ra các đơn vị dẫn đầu trong thị trường và thúc đẩy sự hợp nhất nhanh chóng trong ngành.

Nguyễn Hạnh
Bài viết cùng chủ đề: Trung Quốc

Tin cùng chuyên mục

Hà Nội: Hiệu quả cao từ chuyển đổi số trong các cơ sở sản xuất nông nghiệp

Tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công lĩnh vực nông thôn mới đạt dưới 50%

Thừa Thiên Huế: Còn nhiều khó khăn trong phát triển sản phẩm làng nghề

Thái Bình: Mô hình OCOP thành công từ ngành chăn nuôi và thủy sản

Lợi nhuận mảng nông nghiệp của Hòa Phát quý 3/2024 tăng 80% so với cùng kỳ

Nhiều khó khăn đang ‘kìm hãm’ sự phát triển du lịch canh nông tại Lâm Đồng

Xây dựng hàng lang pháp lý về sức khỏe đất và quản lý dinh dưỡng cây trồng

Chủ tịch tỉnh Gia Lai làm việc với chủ đầu tư dự án nông nghiệp gần 1.000 tỷ đồng

Bình Điền đồng hành cùng chương trình Tự hào nông dân Việt Nam

Diễn đàn Nông dân Quốc gia lần thứ IX: Nông dân mong muốn được tháo gỡ vốn, đất đai, thị trường

Chăn nuôi công nghệ cao giúp nông nghiệp Việt vươn ra thế giới

Tuyên Quang: Hiện thực hóa ước mơ an cư cho người nghèo

Sản xuất nông nghiệp Thủ đô: Hiệu quả cao nhờ ứng dụng công nghệ hiện đại

Họp báo Hội thi sản phẩm thủ công mỹ nghệ Việt Nam năm 2024

Ra mắt cuốn sách ‘Phó Thủ tướng Nguyễn Công Tạn – Những ký ức và kỷ niệm’

Đà Nẵng: 'Sức sống mới' từ những mô hình nông nghiệp trên đất nông nghiệp bỏ hoang

Tuyên Quang: Xác định nguyên nhân giun chui lên mặt đất khiến người dân hoang mang

Ứng dụng công nghệ sinh học vào sản xuất nông nghiệp: Cần gỡ rào cản pháp lý

Thị trường các bon: Tiềm năng tạo nguồn tài chính mới cho bảo vệ và phát triển rừng

Bình Dương: Ưu tiên phát triển hợp tác xã nông nghiệp gắn với kinh tế xanh - kinh tế tuần hoàn