Tỉnh Nghệ An hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi số để bứt phá

Thông qua phát triển chuyển đổi số, tỉnh Nghệ An hy vọng sẽ kéo gần khoảng cách với các doanh nghiệp khác về hành chính, kinh tế...
Nghệ An: Đẩy nhanh tiến độ cập nhật bản đồ chung sống an toàn với Covid-19 Nghệ An: Sản xuất công nghiệp dần phục hồi, nhiều ngành trọng điểm có chỉ số tăng cao

Theo ông Phạm Văn Hoá - giám đốc sở Công Thương, thời gian qua tỉnh Nghệ An thông qua phát triển chuyển đổi số, đã kéo gần khoảng cách đối với các doanh nghiệp về hành chính, kinh tế...Sở đã ban hành nhiều văn bản để cụ thể hóa và tập trung chỉ đạo, triển khai thực hiện nhiều giải pháp đẩy mạnh quá trình chuyển đổi số.

Nhiều kết quả tích cực

Theo ông Phạm Văn Hoá nhiều năm qua, ngành đã phối hợp với các sở, ngành, địa phương, các hiệp hội doanh nghiệp doanh nhân trên địa bàn thực hiện nhiều chương trình kết nối, hỗ trợ thiết thực các đơn vị, doanh nghiệp ứng dụng thương mại điện tử, khai thác tốt các cơ hội thị trường trong nước, mở rộng xuất khẩu, đẩy nhanh quá trình khôi phục sản xuất sau thời gian dài bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19.

Tỉnh Nghệ An hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi số để bứt phá
Gian hàng sản phẩm Quỳ Châu trên sàn giao dịch TMĐT Nghệ An

Đã hoàn thiện, duy trì và nâng cấp sàn giao dịch thương mại điện tử, Nghệ An (37nghean.com). Trong năm 2022, Sở đã phối hợp với các ngành, địa phương lựa chọn các nhóm hộ sản xuất đủ điều kiện, có sản phẩm được chứng nhận an toàn thực phẩm, các sản phẩm đạt các chứng chỉ, chứng nhận như OCOP, VietGAP, GlobalGAP... để giới thiệu, quảng bá, tiêu thụ trên sàn giao dịch thương mại điện tử, Nghệ An.

Hiện tại Sở Công Thương đã hỗ được thiết lập gian hàng cho 17 huyện, thành, thị trong tỉnh với hơn 300 sản phẩm lên sàn và tiếp tục hỗ trợ các đơn vị còn lại lên Sàn trong năm 2022, sau đó sẽ tập huấn, chuyển giao tài khoản quản trị gian hàng cho các địa phương, đồng thời yêu cầu địa phương cử cán bộ phối hợp kết nối để quản trị, thường xuyên cập nhật thông tin, sản phẩm tại các gian hàng huyện mình.

Ngoài sàn giao dịch thương mại điện tử, Sở Công Thương đã phối hợp với một số sàn thương mại điện tử trong nước hỗ trợ mở gian hàng cho các tổ chức, doanh nghiệp sản xuất sản phẩm OCOP, nông sản, thủy sản trong tỉnh trên các sàn thương mại điện tử, như Tiki, Voso, Lazada, Shopee, Sendo, Alibaba, Sàn postmart.vn… với các sản phẩm như, mỳ rau củ, dược liệu, thực phẩm, hải sản đông lạnh… Chỉ đạo các chuỗi cửa hàng lớn tại Nghệ An cũng như trên cả nước như Vinmart, Vinmart +, siêu thị bigC; siêu thị MM Mega Market; các hệ thống siêu thị, chuỗi cửa hàng mini thực phẩm sạch… tăng cường bán hàng trực tuyến vì vậy đã có lượng giao dịch lớn.

Đến cuối tháng 9 vừa qua, có 266.373 hộ sản xuất nông nghiệp ở Nghệ An được đưa lên các sàn thương mại điện tử với tổng số sản phẩm là 6.923.

Trong vòng 2 năm qua, Sở Công Thương cũng đã hỗ trợ tổ chức, đơn vị xây dựng hơn 40 Website thương mại điện tử,; chuyển giao hàng chục bộ phầm mềm quản lý khách hàng, quản lý bán hàng, quản lý khách sạn thông minh…

Đẩy mạnh phát triển thanh toán không dùng tiền mặt, Sở Công Thương đã phối hợp Viettel triển khai mô hình “Chợ 4.0” nhằm thúc đẩy hoạt động chuyển đổi số và ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động kinh doanh nói chung và thanh toán nói riêng tại các chợ trên địa bàn; tạo điều kiện để người tiêu dùng trải nghiệm, tiếp cận với các phương thức thanh toán hiện đại, kích thích hoạt động mua sắm; đồng thời hướng đến triển khai áp dụng cho các chợ còn lại trên địa bàn tỉnh Nghệ An.

Không chỉ tham gia Sàn thương mại điện tử, hay sử dụng website của mình để quảng bá, giới thiệu sản phẩm, nhiều đơn đơn vị, doanh nghiệp đã ứng dụng, phát huy các trang mạng xã hội như zalo, facebook, tiktok… để đăng bài, quảng cáo hình ảnh sản phẩm, đăng video, livestream giới thiệu sản phẩm, hàng hóa. Thông qua đó cũng giúp người tiêu dùng tuy không trực tiếp đến cửa hàng nhưng vẫn nắm bắt và cập nhật đầy đủ thông tin, hình ảnh về số lượng và chất lượng của sản phẩm, từ đó kích cầu tiêu dùng. Đây chính là giải pháp đưa số hóa len lỏi vào cuộc sống của người dân một cách thiết thực và hiệu quả nhất, từ đó thúc đẩy nền kinh tế phi tiền mặt, rộng mở cánh cửa giao thương, phát triển kinh tế số và xã hội số.

Đi sớm hơn, nhanh hơn

Để gấp rút thực hiện chuyển đổi số, tỉnh Nghệ An đã ban hành Kế hoạch số 400/KH-UBND ngày 21/7/2021 về phát triển thương mại điện tử tỉnh Nghệ An giai đoạn 2021-2025; Kế hoạch số 2345/UBND – TH ngày 6/4/2022 về việc triển khai Kế hoạch đưa hộ sản xuất nông nghiệp lên sàn thương mại điện tử năm 2022 và một số kế hoạch hỗ trợ đưa hộ sản xuất nông nghiệp lên sàn thương mại điện tử, thúc đẩy phát triển kinh tế số nông nghiệp, nông thôn Nghệ An năm 2021, 2022 và định hướng đến năm 2025. Trong đó, mục tiêu là đến năm 2025 sẽ có 80% sản phẩm đặc trưng, tiêu biểu của Nghệ An tham gia các sàn giao dịch thương mại điện tử, trong và ngoài nước.

Tỉnh Nghệ An hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi số để bứt phá
Nghệ An xếp thứ 3 cả nươc về số sản phẩm nông nghiệp đưa lên sàn TMĐT

Từ đề án này, các cấp, ngành của địa phương xác định trách nhiệm, công việc gắn với mình, xác định cụ thể hơn những công việc cụ thể phải làm; phải chọn việc, việc gì làm trước, việc gì làm sau, làm có tính hệ thống và chọn những việc mang tính chất gỡ nút thắt làm trước.

Quá trình chuyển đổi số của tỉnh Nghệ An đã bước đầu đạt được kết quả tích cực: hạ tầng mạng viễn thông được phủ rộng từ tỉnh đến cơ sở; hệ thống quản lý văn bản và điều hành đã kết nối, liên thông 3 cấp và kết nối với trung ương.

100% cơ quan hành chính nhà nước của tỉnh Nghệ An đã triển khai Cổng dịch vụ công và Hệ thống thông tin một cửa điện tử, phục vụ cho việc tiếp nhận và giải quyết thủ tục hành chính; các ứng dụng triển khai trên nền tảng di động phục vụ tổ chức, người dân, doanh nghiệp bước đầu được xây dựng đưa vào vận hành, như: ứng dụng chính quyền điện tử tỉnh Nghệ An.

Về định hướng trong thời gian tới, Ngành Công Thương Nghệ An, tiếp tục hỗ trợ, kết nối đưa các sản phẩm đặc trưng, đặc sản, tiêu biểu, sản phẩm ocop, sản phẩm công nghiệp nông thôn…lên sàn thương mại điện tử 37nghean.com và một số sàn uy tín trong và ngoài nước.

Ông Phạm Văn Hoá – giám đốc Sở Công Thương cho biết thêm: Thời gian tới, ngành tập trung lựa chọn các đơn vị đủ điều kiện, có sản phẩm được chứng nhận an toàn thực phẩm, các sản phẩm đạt các chứng chỉ, chứng nhận như OCOP, VietGap, GlobalGap, HACCP, ISO,... các sản phẩm xuất khẩu chủ lực, sản phẩm công nghiệp nông thôn, các sản phẩm có tiềm năng theo đề xuất của địa phương để tập trung hỗ trợ, xây dựng điển hình, qua đó dẫn dắt, lan tỏa hoạt động mua, bán và tiêu thụ sản phẩm trên sàn Thương mại điện tử.

Thông qua nhiều hoạt động nói trên, đã góp phần thúc đẩy ứng dụng và phát triển thương mại điện tử tại Nghệ An. Chỉ số xếp hạng thương mại điện tử Nghệ An (EBI index) nhiều năm liền nằm trong top khá cả nước, mới nhất năm 2022 tại Diễn đàn Toàn cảnh TMĐT Việt Nam 2022 tổ chức tại TP.HCM ngày 10/5/2022, Nghệ An xếp Thứ 15 trên bảng xếp hạng (tăng 3 bậc so với năm 2021).

Tuy nhiên, ông Phạm Văn Hoá cũng nhìn nhận bên cạnh những kết quả đạt được, vẫn còn tình trạng các sở, ngành, địa phương chưa quyết liệt trong tổ chức thực hiện chuyển đổi số, có biểu hiện lơ là, thiếu tập trung như: giải quyết công việc trên môi trường mạng, tỉ lệ sử dụng chữ ký số còn thấp, cùng với đó hạ tầng số phục vụ chuyển đổi số còn gặp khó khăn...

Không chỉ từng ngành, từng địa phương cũng phải tính toán cách làm, bước đi cụ thể hơn mà cả hệ thống chính trị phải cùng vào cuộc nhằm hỗ trợ, dẫn dắt các doanh nghiệp, người dân cùng tham gia vào chuyển đổi số.

Cũng theo ông Phạm Văn Hoá, “Ngành Công Thương thông qua việc phát triển chuyển đổi số, có thể kéo gần khoảng cách của chính quyền hơn với các doanh nghiệp và địa phương khác, thậm chí có những lĩnh vực Nghệ An sẽ đi sớm hơn, đi nhanh hơn, để phát triển bứt phá trong thời gian tới…”.

Hoàng Trinh - Văn Long
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Sở Công Thương Nghệ An

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Sơn La hỗ trợ tiêu thụ nông sản trên sàn thương mại điện tử

Sơn La hỗ trợ tiêu thụ nông sản trên sàn thương mại điện tử

Với một địa phương có thế mạnh nông sản như Sơn La, livestream bán hàng đã trở thành công cụ hiệu quả để thu hút khách hàng, tăng doanh thu cho nông sản.
Sẽ chặn Temu bằng biện pháp kỹ thuật nếu quá hạn vẫn không đăng ký hoạt động với Bộ Công Thương

Sẽ chặn Temu bằng biện pháp kỹ thuật nếu quá hạn vẫn không đăng ký hoạt động với Bộ Công Thương

Nếu Temu vẫn không đăng ký theo quy định, Bộ Công Thương sẽ trao đổi với Bộ Công an, Bộ Thông tin và Truyền thông tiến hành biện pháp kỹ thuật để ngăn chặn.
Bộ Công Thương: Tuyệt đối không giao dịch với các sàn thương mại điện tử chưa đăng ký

Bộ Công Thương: Tuyệt đối không giao dịch với các sàn thương mại điện tử chưa đăng ký

Bộ Công Thương khuyến nghị người tiêu dùng tuyệt đối không mua sắm trên các nền tảng thương mại điện tử xuyên biên giới chưa đăng ký để tự bảo vệ quyền lợi ích.
Nông sản Gia Lai bùng nổ, sau 2 ngày livestream thu về 12,7 nghìn đơn hàng

Nông sản Gia Lai bùng nổ, sau 2 ngày livestream thu về 12,7 nghìn đơn hàng

Sau 2 ngày livestream tại chương trình “Tự hào hàng Việt” đã thu về 12,7 nghìn đơn hàng cho các sản phẩm nông sản tiêu biểu của tỉnh Gia Lai.
Thấy gì đằng sau mức giá

Thấy gì đằng sau mức giá 'rẻ bất ngờ' của sàn thương mại điện tử Temu?

Đằng sau mức giá rẻ 'bất ngờ' của sàn thương mại điện tử Temu là hàng loạt người bán hàng bị ép giá, cũng như vô số hàng hóa kém chất lượng, gây nguy hiểm...

Tin cùng chuyên mục

Bị nghi ngờ chất lượng sản phẩm, Temu khó chiếm lĩnh thị trường dù hạ giá ‘sập sàn’

Bị nghi ngờ chất lượng sản phẩm, Temu khó chiếm lĩnh thị trường dù hạ giá ‘sập sàn’

Dù hàng giá rẻ có thể thu hút sự chú ý nhưng các chuyên gia cho rằng, để thuyết phục khách hàng, Temu cần thời gian chứng minh chất lượng sản phẩm, dịch vụ.
Luật sư Nguyễn Thanh Hà: Kiểm soát chặt nguồn gốc và chất lượng hàng hoá trên sàn thương mại điện tử Temu

Luật sư Nguyễn Thanh Hà: Kiểm soát chặt nguồn gốc và chất lượng hàng hoá trên sàn thương mại điện tử Temu

Luật sư Nguyễn Thanh Hà - Chủ tịch Công ty Luật SB Law cho rằng, cần kiểm soát chất lượng và nguồn gốc hàng hóa trên sàn thương mại điện tử Temu.
Trước sức ép hàng giá rẻ từ Temu, doanh nghiệp Việt làm gì để giữ

Trước sức ép hàng giá rẻ từ Temu, doanh nghiệp Việt làm gì để giữ 'sân nhà'?

Trước "bão" hàng giá rẻ đến từ sàn Temu, ông Trần Văn Hiển cho rằng, doanh nghiệp trong nước phải nghiên cứu sản phẩm ngách, phát huy thế mạnh “tự thân”.
Luật sư Nguyễn Hoài Sơn:Xử lý sàn thương mại điện tử Temu sai phạm thế nào?

Luật sư Nguyễn Hoài Sơn:Xử lý sàn thương mại điện tử Temu sai phạm thế nào?

Luật sư Nguyễn Hoài Sơn cho rằng việc Temu tung website, app tiếng Việt không đăng ký với Bộ Công Thương; tung khuyến mại “khủng” là vi phạm pháp luật Việt Nam.
Nhiều quốc gia

Nhiều quốc gia 'mạnh tay' với sàn thương mại điện tử Temu

Do lo ngại về cạnh tranh, chất lượng và bảo mật, nhiều quốc gia trên thế giới đã có những động thái "mạnh tay" với sàn thương mại điện tử Temu.
Ngày 6/11, sẽ diễn ra Diễn đàn ứng dụng Thương mại điện tử và Công nghệ số năm 2024

Ngày 6/11, sẽ diễn ra Diễn đàn ứng dụng Thương mại điện tử và Công nghệ số năm 2024

Diễn đàn ứng dụng Thương mại điện tử và Công nghệ số năm 2024 sẽ có khoảng 100 gian hàng từ các doanh nghiệp thương mại điện tử và công nghệ số.
Thành phố Hà Nội: Đẩy mạnh chuyển đổi số nông nghiệp

Thành phố Hà Nội: Đẩy mạnh chuyển đổi số nông nghiệp

Thực hiện chuyển đổi số, bắt kịp sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin trong thời kỳ 4.0, TP. Hà Nội đã đẩy mạnh đưa nông sản lên sàn thương mại điện tử
Bộ Công Thương yêu cầu sàn thương mại điện tử Temu tuân thủ pháp luật Việt Nam

Bộ Công Thương yêu cầu sàn thương mại điện tử Temu tuân thủ pháp luật Việt Nam

Bộ Công Thương giao Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số chủ động liên hệ với đội ngũ pháp lý của sàn Temu yêu cầu tuân thủ pháp luật hiện hành Việt Nam.
SPX hỗ trợ nhà bán hàng bứt phá trong mùa sale cuối năm

SPX hỗ trợ nhà bán hàng bứt phá trong mùa sale cuối năm

Nhằm giảm áp lực cho nhà bán mùa sale cuối năm, các đơn vị vận chuyển đã nâng cao dịch vụ để hỗ trợ nhà bán hàng online tối ưu chi phí vận hành.
Sàn Temu bán hàng giá rẻ, đại biểu Quốc hội khuyến cáo

Sàn Temu bán hàng giá rẻ, đại biểu Quốc hội khuyến cáo

Trước sự tiếp thị rầm rộ của sàn thương mại điện tử Temu với nhiều sản phẩm được quảng cáo giảm 90%, đại biểu Quốc hội khuyến cáo đến người dân và doanh nghiệp.
Cộng đồng mạng đánh giá về Temu: Giá không rẻ, hoài nghi chất lượng

Cộng đồng mạng đánh giá về Temu: Giá không rẻ, hoài nghi chất lượng

Cộng đồng mạng nhận xét, giá cả trên sàn thương mại điện tử Temu không rẻ, chất lượng sản phẩm cũng bị nhiều người dùng tỏ ý nghi ngờ.
Sắp diễn ra

Sắp diễn ra 'Tuần lễ Thương mại điện tử quốc gia và Ngày mua sắm trực tuyến Việt Nam 2024'

Ngày 24/10, Bộ Công Thương ban hành Quyết định về việc tổ chức “Tuần lễ Thương mại điện tử quốc gia và Ngày mua sắm trực tuyến Việt Nam năm 2024”.
9 tháng người tiêu dùng Việt Nam chi 8,9 tỷ USD mua hàng trên sàn thương mại điện tử

9 tháng người tiêu dùng Việt Nam chi 8,9 tỷ USD mua hàng trên sàn thương mại điện tử

227.700 tỷ đồng, tương đương 8,9 tỷ USD là số tiền người Việt đã chi để mua hàng trên các sàn thương mại điện tử trong 9 tháng năm 2024.
Công ty YouNet ECI nêu 3 tác động của Temu vào thị trường thương mại điện tử Việt Nam

Công ty YouNet ECI nêu 3 tác động của Temu vào thị trường thương mại điện tử Việt Nam

Việc sàn thương mại điện tử Temu vào thị trường Việt Nam đại diện YouNet ECI dự báo sẽ dẫn đến 3 tác động đáng kể cho thị trường trong nước.
Ngày 24/10, sàn thương mại điện tử Temu đã có văn bản chính thức gửi Bộ Công Thương

Ngày 24/10, sàn thương mại điện tử Temu đã có văn bản chính thức gửi Bộ Công Thương

Ngày 24/10, Temu có văn bản gửi Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (Bộ Công Thương) về thực hiện các yêu cầu pháp luật thương mại điện tử Việt Nam.
Lo ngại cạnh tranh không lành mạnh trên sàn thương mại điện tử, TP. Hồ Chí Minh kiến nghị nhiều giải pháp

Lo ngại cạnh tranh không lành mạnh trên sàn thương mại điện tử, TP. Hồ Chí Minh kiến nghị nhiều giải pháp

Nhiều nền tảng thương mại điện tử xuyên biên giới xuất hiện tại Việt Nam đưa ra khuyến mại tới 90% tạo ra tình trạng cạnh tranh không lành mạnh trên thị trường.
Thương mại điện tử Việt Nam kỳ vọng sẽ tiếp tục đột phá mạnh mẽ

Thương mại điện tử Việt Nam kỳ vọng sẽ tiếp tục đột phá mạnh mẽ

Với sự phát triển không ngừng của công nghệ, hạ tầng logistics và nhu cầu tiêu dùng tăng cao, kỳ vọng thương mại điện tử Việt Nam sẽ tiếp tục đột phá mạnh mẽ.
Bộ Công Thương: Rà soát hàng hoá giá rẻ lưu thông qua kênh thương mại điện tử

Bộ Công Thương: Rà soát hàng hoá giá rẻ lưu thông qua kênh thương mại điện tử

Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Sinh Nhật Tân cho biết, đang rà soát, đánh giá đối với hàng hóa giá rẻ tràn vào Việt Nam thông qua các kênh thương mại điện tử.
Hàng giả, hàng nhái tràn lan: Rủi ro lớn từ giao dịch trên mạng xã hội, website chưa được quản lý

Hàng giả, hàng nhái tràn lan: Rủi ro lớn từ giao dịch trên mạng xã hội, website chưa được quản lý

Hàng giả, hàng nhái, hàng vi phạm sở hữu trí tuệ,... tràn lan trên mạng xã hội, website chưa được đăng ký với Bộ Công Thương gây rủi ro lớn cho người tiêu dùng.
Chuyển đổi số để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh

Chuyển đổi số để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh

Hợp tác xã Sản xuất và Chế biến nông sản Yến Anh đã sử dụng sàn thương mại điện tử Shoppee, các trang mạng xã hội Zalo, Facebook, TikTok đẩy mạnh giao thương.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động