Nghệ An: Thương mại điện tử là cơ hội cho sản phẩm OCOP

Sau hơn 2 năm dịch Covid-19, tiêu thụ nông sản trên sàn thương mại điện tử là giải pháp hiệu quả mà tỉnh Nghệ An đang hướng đến nhằm tạo ra một kênh tiêu thụ an toàn, hiệu quả, bền vững, vừa đảm bảo giá cả vừa giúp gây dựng thương hiệu cho các mặt hàng nông sản trên địa bàn.

100% sản phẩm OCOP lên sàn thương mại điện tử

Thông tin từ tỉnh Nghệ An, 100% sản phẩm OCOP từ 3 sao trở lên trong năm 2022 được đưa lên sàn thương mại điện tử (TMĐT) Postmart của Tổng công ty Bưu điện Việt Nam tại địa chỉ https://postmart.vn và sàn Vỏ sò của Tổng công ty CP Bưu chính Viettel tại địa chỉ https://voso.vn.

Nghệ An: Thương mại điện tử là cơ hội cho sản phẩm OCOP
Các chủ thể OCOP livestream bán hàng trực tuyến trong "Ngày hội livestream" do Trung tâm Xúc tiến thương mại và du lịch Nghệ An tổ chức mới đây

Theo đó, 100% của các hộ sản xuất nông nghiệp lần này được đào tạo kỹ năng số, kỹ năng kinh doanh, các kỹ năng khác nhằm gia tăng kiến thức bán hàng, thanh toán trực tuyến trên nền tảng số; đẩy mạnh số lượng người truy cập và hoạt động trên sàn TMĐT từ 15-20%.

Cùng với đó, lựa chọn từ 30 - 40 sản phẩm nông nghiệp tiêu biểu, xây dựng trở thành sản phẩm mũi nhọn đảm bảo nguồn gốc, xuất xứ, lịch sử, quy trình, môi trường nuôi trồng và các câu chuyện xoay quanh sản phẩm như văn hóa, lịch sử, tính năng sản phẩm... để tổ chức truyền thông lan tỏa.

Các doanh nghiệp bưu chính tổ chức các lớp đào tạo, tập huấn các kiến thức về TMĐT cho các hộ sản xuất; hỗ trợ kích hoạt tài khoản trên sàn TMĐT và tài khoản thanh toán trực tuyến cho các hộ có nhu cầu. Đồng thời, hỗ trợ khách hàng tìm kiếm thông tin, tham gia trải nghiệm, mua bán các sản phẩm nông nghiệp Nghệ An trên sàn TMĐT.

Tuy nhiên, theo ông Nguyễn Hồ Lâm - Phó Chi cục trưởng Chi cục Phát triển nông thôn Nghệ An, so với tiềm năng, thế mạnh của địa phương, đặc biệt là vùng miền Tây xứ Nghệ thì vẫn chưa thực sự khai thác và phát huy hết hiệu quả.

Mặt khác, tính lan tỏa của sản phẩm OCOP trên thị trường còn hạn chế, chưa đạt được mục tiêu “hành động địa phương, hướng tới toàn cầu”, mà chủ yếu đang mang tính nội tiêu trong thị trường nội huyện, nội tỉnh.

Cũng theo ông Lâm, nguyên nhân là do các địa phương chưa thực sự quan tâm, chú trọng công tác thị trường, còn thiếu điểm để giới thiệu sản phẩm OCOP cũng như tiềm năng, lợi thế của địa phương; chưa đẩy mạnh việc giới thiệu, quảng bá các sản phẩm trên cổng thông tin điện tử hoặc các trang web của địa phương.

Để nâng cao hiệu quả cạnh tranh, mở rộng thị trường, các địa phương, doanh nghiệp và hộ sản xuất kinh doanh phải đa dạng hóa các phương thức truyền thông, quảng bá để mở rộng phạm vi tiếp cận khách hàng tham gia các hoạt động giao thương.

Ký kết với cửa hàng trưng bày và bán các sản phẩm OCOP của địa phương và trên các kênh thương mại truyền thống, TMĐT, các điểm du lịch trong tỉnh. Tổ chức bán hàng qua mạng online, chủ động livestream giới thiệu sản phẩm trực tuyến.

Thích ứng với bán hàng "qua mạng"

Chỉ với chiếc điện thoại thông minh, máy tính có kết nối Internet, những nông dân, chủ hợp tác xã hay doanh nghiệp ở nông thôn có thể dễ dàng đưa sản phẩm của mình lên sàn TMĐT.

Anh Phạm Kim Tiến - Giám đốc Hợp tác xã (HTX) Sen quê Bác chia sẻ, đối với các sản phẩm OCOP của HTX Sen quê Bác, ngoài phục vụ cho người tiêu dùng trong tỉnh, thông qua các trang web và 5 sàn TMĐT, HTX cũng có nhiều đơn hàng từ Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Huế, Đà Nẵng… Đặc biệt, 2 năm qua, sản phẩm của HTX được tiêu thụ ổn định ngay cả trong thời điểm dịch bệnh. Các sản phẩm OCOP Sen quê Bác đã có mặt tại thị trường Hàn Quốc thông qua doanh nghiệp phân phối Hàn Quốc.

Nghệ An: Thương mại điện tử là cơ hội cho sản phẩm OCOP
Qua sàn TMĐT, sản phẩm OCOP Sen quê Bác đã có mặt tại thị trường Hàn Quốc thông qua doanh nghiệp phân phối Hàn Quốc

Cùng là chủ thể có sản phẩm OCOP được tỉnh Nghệ An công nhận 3 sao, chị Đặng Thị Tâm - Giám đốc Công ty Cổ phần An An Agri (An An Agri), xã Diễn Thành, huyện Diễn Châu cho hay, công ty thành công với dự án sản xuất rau củ quả thảo dược hữu cơ và ứng dụng trong chế biến mì sợi.

Ngay từ khi mới thành lập, ngoài kinh doanh theo hình thức truyền thống, chị Tâm đã đưa sản phẩm lên sàn TMĐT như Shopee, Lazada, trang Facebook và tại các siêu thị lớn nhỏ trên toàn quốc.

Thị trường chính của chúng tôi là 80% qua sànTMĐT. Tôi nhận thấy, thị trường này rất tiềm năng, nhất là trong thời điểm dịch bệnh đang diễn ra thì thị trường online là phù hợp để sản phẩm tiếp cận tới khách hàng. Qua kênh TMĐT, chúng tôi còn có hướng phát triển sản phẩm để xuất khẩu ra thị trường nước ngoài”, chị Đặng Thị Tâm cho biết.

Chị Tâm cho hay, trước kia, “Lần đầu tiên bán hàng livestream còn bỡ ngỡ nhưng tôi nhận thấy đây là cách bán hàng tiềm năng bởi nó giúp người bán trực tiếp giải đáp thắc mắc của khách hàng, không bị giới hạn về khoảng cách, nên có thể mở rộng được thị trường".

Tuy nhiên, do bối cảnh dịch bệnh, việc tiếp cận khách hàng là vô cùng khó. Do đó, các hình thức livestream trực tiếp chia sẻ giá trị sản phẩm, đồng thời tiếp cận hàng nghìn khách hàng trên mạng xã hội, hay bán hàng trên sàn TMĐT thực sự rất có ý nghĩa đối với các chủ thể này.

Theo Văn phòng điều phối Chương trình xây dựng nông thôn mới Nghệ An, sau gần 4 năm triển khai, Nghệ An đã có 253 sản phẩm được công nhận đạt OCOP 3 sao trở lên, trong đó có 249 sản phẩm mới và 4 sản phẩm được nâng hạng, đứng thứ 3 cả nước sau Hà Nội và Quảng Ninh.

Trong đó, chiếm số lượng lớn là nhóm ngành nông sản, thực phẩm, đồ uống; hàng thủ công mỹ nghệ... Các chủ thể có sản phẩm tham gia Chương trình OCOP đã tạo việc làm cho hàng nghìn lao động nông thôn cũng như được hưởng lợi từ sản phẩm OCOP, góp phần thực hiện thành công Chương trình xây dựng nông thôn mới của Nghệ An. Việc thúc đẩy thị trường tiêu thụ cho sản phẩm OCOP có ý nghĩa rất quan trọng không chỉ trong bối cảnh dịch bệnh, mà đây là kênh mua sắm hiện đại, phù hợp với người tiêu dùng trẻ hiện nay.

TMĐT không chỉ là kênh tiêu thụ hiệu quả mà còn giúp quảng bá sản phẩm của các vùng miền, kéo gần khoảng cách giữa người sản xuất và người tiêu dùng, bỏ qua các khâu trung gian nên cắt giảm được chi phí cho cả người bán lẫn người mua.

Hoàng Trinh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Tăng tiêu thụ sản phẩm địa phương qua thương mại điện tử

Tăng tiêu thụ sản phẩm địa phương qua thương mại điện tử

Các chương trình hợp tác giữa TikTok và các cơ quan Chính phủ sẽ góp phần thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm địa phương qua thương mại điện tử.
Doanh nghiệp Việt Nam nổi bật tại Hội nghị AI quốc tế

Doanh nghiệp Việt Nam nổi bật tại Hội nghị AI quốc tế

Doanh nghiệp Việt Nam khẳng định vai trò tại Hội nghị AI quốc tế Nam Ninh 2025, góp phần định hình hệ sinh thái đổi mới sáng tạo khu vực ASEAN - Trung Quốc.
Nhiều giải pháp thúc đẩy tiêu dùng trên nền tảng số

Nhiều giải pháp thúc đẩy tiêu dùng trên nền tảng số

Nhiều sàn thương mại điện tử lớn đã triển khai hàng loạt chiến dịch, giải pháp nhằm thúc đẩy tiêu dùng trên nền tảng số trong mùa hè 2025.
Vinachem sẽ ra mắt sàn thương mại điện tử VinachemMart

Vinachem sẽ ra mắt sàn thương mại điện tử VinachemMart

Ngày 10/5 tới đây, tại phố đi bộ Hồ Hoàn Kiếm Hà Nội, Vinachem sẽ ra mắt Sàn thương mại điện tử Vinachemmart và bộ sản phẩm hàng tiêu dùng Vinachem.
Giải

Giải 'cơn khát' nhân lực trong thương mại điện tử

Dù thương mại điện tử đang phát triển rất nhanh ở Việt Nam, nhưng nguồn nhân lực phục vụ cho ngành này lại đang thiếu trầm trọng.

Tin cùng chuyên mục

Hà Giang: Dòng chảy số gỡ

Hà Giang: Dòng chảy số gỡ 'nút thắt' hàng hóa nông sản cho người dân

Bí thư Tỉnh ủy Hà Giang Hầu A Lềnh khẳng định: “Dòng chảy số” sẽ là động lực nâng giá trị nông sản, giúp người dân vượt “điểm nghẽn”.
Dự án Luật Thương mại điện tử do Bộ Công Thương xây dựng được đánh giá cao

Dự án Luật Thương mại điện tử do Bộ Công Thương xây dựng được đánh giá cao

Hồ sơ xây dựng Luật Thương mại điện tử của Bộ Công Thương được Bộ Tư pháp cùng đại diện nhiều bộ, ngành, cơ quan đánh giá cao.
Thương mại điện tử nội địa cần làm gì để không bị “lép vế”?

Thương mại điện tử nội địa cần làm gì để không bị “lép vế”?

Thương mại điện tử nội địa cần phải có những thay đổi gì để tiếp tục phát triển và tránh 'lép vế' so với thương mại điện tử xuyên biên giới?
Thêm cơ hội ‘thực chiến’ thương mại điện tử cho sinh viên

Thêm cơ hội ‘thực chiến’ thương mại điện tử cho sinh viên

Việc được cấp quyền sử dụng tên miền .id.vn miễn phí đã giúp các sinh viên có thêm cơ hội thực hành trên các sàn thương mại điện tử thử nghiệm.
AI giúp doanh nghiệp thương mại điện tử bứt phá

AI giúp doanh nghiệp thương mại điện tử bứt phá

Các doanh nghiệp thương mại điện tử có thể khai thác trí tuệ nhân tạo (AI) để nâng cao năng lực cạnh tranh, bứt phá trong kỷ nguyên số.
Quản chặt chất lượng hàng hóa trên sàn thương mại điện tử

Quản chặt chất lượng hàng hóa trên sàn thương mại điện tử

Thời gian qua, Bộ Công Thương đã phối hợp với các bên liên quan có giải pháp quản lý chặt việc phân phối, đảm bảo chất lượng hàng hóa trên thương mại điện tử.
Vì sao AI là trợ thủ đắc lực của doanh nghiệp thương mại điện tử?

Vì sao AI là trợ thủ đắc lực của doanh nghiệp thương mại điện tử?

Trí tuệ nhân tạo (AI) đang trở thành trợ thủ đắc lực giúp doanh nghiệp tiếp cận người dùng nhanh hơn trong thương mại điện tử.
Thái Nguyên bứt phá trên hành trình số hóa thương mại điện tử

Thái Nguyên bứt phá trên hành trình số hóa thương mại điện tử

Thái Nguyên đang tăng tốc chuyển đổi số với chương trình Go Online 2025, thúc đẩy thương mại điện tử trở thành động lực phát triển mới cho doanh nghiệp.
Vá

Vá 'lỗ hổng' thương mại điện tử để nâng cao hiệu quả bảo vệ người tiêu dùng

Việc sửa đổi Luật Thương mại điện tử nhằm khắc phục các lỗ hổng trong quản lý, tăng cường bảo vệ người tiêu dùng, thúc đẩy sự phát triển bền vững của thị trường
Lazada hỗ trợ nhà bán hàng chuyển đổi số bằng AI

Lazada hỗ trợ nhà bán hàng chuyển đổi số bằng AI

Trong nỗ lực thu hẹp khoảng cách giữa tiềm năng công nghệ và khả năng ứng dụng thực tế, Lazada đã nâng cấp hệ sinh thái AI bằng 3 tính năng GenAI mới.
Bỏ phố, lên sàn: Bước ngoặt của các cửa hàng bán lẻ

Bỏ phố, lên sàn: Bước ngoặt của các cửa hàng bán lẻ

Thương mại điện tử bùng nổ khiến các cửa hàng truyền thống vắng khách. Đóng cửa hay chuyển sang kinh doanh online... là giải pháp để cửa hàng bán lẻ thích nghi.
Quảng bá sản phẩm

Quảng bá sản phẩm 'made in Vietnam' trên thương mại điện tử

Dự án 'Tinh hoa Việt chung sức' trên Shopee Live sẽ hỗ trợ doanh nghiệp, nông dân địa phương tiếp tục quảng bá các sản phẩm made in Vietnam' chất lượng, đa dạng
Định hình luật chơi mới cho thương mại điện tử Việt Nam

Định hình luật chơi mới cho thương mại điện tử Việt Nam

Trong bối cảnh thương mại điện tử bùng nổ và trở thành trụ cột của nền kinh tế số, Việt Nam đang đứng trước yêu cầu cấp bách phải xây dựng một khung pháp lý.
Trách nhiệm đơn vị dịch vụ hỗ trợ thương mại điện tử

Trách nhiệm đơn vị dịch vụ hỗ trợ thương mại điện tử

Dự thảo Luật Thương mại điện tử đề cập cụ thể trách nhiệm của các đơn vị cung cấp dịch vụ hỗ trợ thương mại điện tử.
Quản lý chặt các chủ thể tham gia thương mại điện tử

Quản lý chặt các chủ thể tham gia thương mại điện tử

Dự thảo Luật Thương mại điện tử đề xuất những quy định nhằm quản lý chặt chủ thể tham gia giao dịch trong thương mại điện tử.
Tận dụng ưu đãi thuế De minimis từ Mỹ tăng xuất khẩu

Tận dụng ưu đãi thuế De minimis từ Mỹ tăng xuất khẩu

Với chính sách miễn thuế đối với hàng giá trị thấp (De minimis) qua đường bưu điện của Mỹ, doanh nghiệp cần tận dụng cơ hội để tăng giá trị xuất khẩu.
Cơ bản nhất trí với đề xuất xây dựng, ban hành Luật Thương mại điện tử

Cơ bản nhất trí với đề xuất xây dựng, ban hành Luật Thương mại điện tử

Các ý kiến góp ý từ các bộ, ngành, địa phương cơ bản nhất trí với đề xuất xây dựng, ban hành Luật Thương mại điện tử.
Shopee - người bán: Cuộc đối thoại chính thức quanh phí PiShip

Shopee - người bán: Cuộc đối thoại chính thức quanh phí PiShip

Cuộc tranh luận giữa Shopee và người bán đang nóng chưa từng có. Phí PiShip có thực sự “bảo vệ” hay đang làm “ngạt thở” các shop nhỏ?
Cách thế giới thay đổi logistics trong thương mại điện tử

Cách thế giới thay đổi logistics trong thương mại điện tử

Logistics trở thành yếu tố quyết định thành công trong thương mại điện tử, doanh nghiệp Việt Nam học hỏi được gì qua chiến lược từ các 'ông lớn' trên thế giới?
Không có nhân sự giỏi, thương mại điện tử khó vươn xa

Không có nhân sự giỏi, thương mại điện tử khó vươn xa

Thương mại điện tử đang phát triển mạnh, nhưng nhân sự chất lượng cao vẫn là "bài toán" khó. Giải pháp nào giúp doanh nghiệp giải quyết vấn đề này?
Mobile VerionPhiên bản di động