CLICK VÀO ĐÂY ĐỂ THAM GIA CUỘC THI (ĐỢT 4 THÁNG 12)
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên làm việc tại chi nhánh tập đoàn sản xuất đồ uống hàng đầu thế giới - HiteJinro
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên: Kết thúc mô hình Tổng cục QLTT là việc khó nhưng không thể chậm trễ
Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Long làm việc với Tập đoàn BP về hợp tác phát triển năng lượng xanh
Nỗ lực hoàn thành mục tiêu nội địa hóa của ngành công nghiệp ô tô Việt Nam
Tiêu điểm
Video Doãn Ngọc Tân hóa người hùng, Việt Nam thoát thua Philippines ở phút 97
Bà Rịa - Vũng Tàu: Chuẩn bị hàng hóa, bình ổn thị trường dịp Tết
Kết quả trận Philippines và Việt Nam tại AFF Cup 2024: Việt Nam hòa hú vía nhờ bàn thắng phút 97
Hà Nội lập thêm các tổ công tác 141 trong tình hình mới
Tiêu chuẩn xanh của thị trường EU: Động lực hay áp lực với hàng Việt?
Phố Hàng Mã rực rỡ sắc màu trước thềm Giáng sinh
Phương án tinh gọn bộ máy Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch: Giảm tối thiểu 15-20% đầu mối
Tăng cường quản lý hoạt động hoá chất có trọng tâm, trọng điểm
'Làn gió mới' trong chính sách đối nội, đối ngoại của Nhật Bản dưới thời Thủ tướng Shigeru Ishiba
Vì sao Nga muốn giành quyền kiểm soát thành phố Pokrovsk?
Ban Cán sự Đảng Bộ Công Thương tổ chức Hội nghị tổng kết Nghị quyết số 18/NQ-TW
Doanh nghiệp - động lực trong kỷ nguyên vươn mình
Đánh thức 'giấc mơ ngủ đông' điện hạt nhân - Bài 3: Tái khởi động để đất nước vươn mình
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên tìm hiểu thị trường tại Tập đoàn HiteJinro - chi nhánh Nhật Bản
Thư chúc mừng của Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên gửi Cựu chiến binh, Cựu quân nhân ngành Công Thương
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên: Tuyệt đối không bỏ trống, làm gián đoạn hoạt động kiểm tra, kiểm soát thị trường
Bài 2: Quân đội trong bối cảnh và thách thức mới
Bài 1: Trụ cột vững chắc của đất nước trong mọi thời kỳ
Thủ tướng đề nghị các doanh nghiệp Hoa Kỳ đẩy mạnh hợp tác thương mại, đầu tư tại Việt Nam
Quan hệ song phương Việt Nam - Lào là 'đặc biệt của đặc biệt'
Các tỉnh vùng trung du và miền núi phía Bắc phải quyết liệt, bứt phá về kinh tế
Thủ tướng mong Học viện Kỹ thuật quân sự đổi mới để bay cao, sáng tạo để vươn xa
Tổng Bí thư Tô Lâm: Thanh niên Quân đội phải xây hoài bão lớn
Đảng bộ Bộ Công Thương tập huấn nghiệp vụ công tác tổ chức đại hội Đảng các cấp
Lấy vi phạm để 'chạy truyền thông', Tiktoker Dưỡng Dướng Dường quá ngông!
Thư chúc mừng của Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên gửi Cựu chiến binh, Cựu quân nhân ngành Công Thương
Cuộc chiến chống tin giả: Thách thức đối với an ninh mạng
Báo Công Thương đạt tốt về mức độ trưởng thành chuyển đổi số báo chí
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên làm việc tại chi nhánh tập đoàn sản xuất đồ uống hàng đầu thế giới - HiteJinro
Chiều ngày 18/12 (theo giờ Nhật Bản), Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên cùng Đoàn công tác Bộ Công Thương đã có chuyến tham quan và làm việc tại Công ty Jinro Inc (chi nhánh của Tập đoàn HiteJinro trụ sở chính tại Hàn Quốc).
HiteJinro là tập đoàn sản xuất rượu Soju hàng đầu thế giới và các loại đồ uống có cồn khác của Hàn Quốc được thành lập từ năm 1924.
Trong buổi làm việc, giới thiệu về HiteJinro, đại diện Công ty Jinro cho biết, Tập đoàn HiteJinro hiện có 6 trụ sở công ty phân bổ tại nhiều quốc gia trên toàn cầu. Công ty Jinro Inc có chức năng chính là nhập khẩu sản phẩm sản xuất từ Hàn Quốc và phân phối sản phẩm hàng hóa tại Nhật Bản, đồng thời thực hiện các hoạt động quảng bá, giới thiệu sản phẩm.
Hiện tại, Công ty Jinro cũng đang tìm kiếm những sản phẩm hàng hóa chất lượng tại Nhật Bản để xuất khẩu sang Mỹ cùng các thị trường lân cận và phân phối ngay tại Nhật.
Đại diện Công ty Jinro cho biết, nếu sản phẩm hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam sang Nhật Bản có chất lượng tốt, đáp ứng được các tiêu chuẩn của thị trường, của thị hiếu người tiêu dùng Nhật, Tập đoàn HiteJinro sẵn sàng trở thành kênh phân phối, đưa hàng hóa Việt Nam vào chuỗi phân phối của tập đoàn.
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên làm việc tại chi nhánh tập đoàn sản xuất đồ uống hàng đầu thế giới - HiteJinro. |
Cảm ơn những chia sẻ của Công ty Jinro tại Nhật Bản, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên cho biết, Việt Nam hiện đang là công xưởng của thế giới, do đó, không có lý do gì để không đưa hàng hóa của Việt Nam vào chuỗi phân phối của Tập đoàn HiteJinro tại Nhật Bản và trên toàn cầu.
Bình luận về phương hướng, mục tiêu kinh doanh của Tập đoàn HiteJinro, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên cho rằng, tập đoàn đã và đang tận dụng được tối đa những lợi thế thương mại từ các Hiệp định thương mại tự do, các khuôn khổ hợp tác mà Việt Nam, Nhật Bản và cả Hàn Quốc cùng tham gia, cùng là thành viên, vừa giảm chi phí giá sản xuất, chi phí giá thành sản phẩm, chi phí logistics lại vừa thắt chặt quan hệ với các thị trường lân cận.
Không những vậy, các địa phương cũng như các quốc gia mà HiteJinro đặt trụ sở cũng đánh giá rất cao chiến lược kinh doanh của tập đoàn này. Bởi HiteJinro vừa là nhà thu mua, vừa là nhà phân phối, thúc đẩy cả hoạt động sản xuất, xuất khẩu của nhau.
Đặc biệt, Bộ trưởng cũng gửi lời chúc mừng đến những thành công của HiteJinro trên đất nước Nhật Bản. Bộ trưởng kỳ vọng, trong thời gian sớm nhất, dự án nhà máy mà HiteJinro đầu tư tại Thái Bình sẽ sớm đi vào vận hành để đưa hàng hóa của Việt Nam vào chuỗi phân phối của tập đoàn cũng như thúc đẩy hoạt động sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam.
Hiện thực hóa mục tiêu nêu trên, Bộ trưởng đề nghị, HiteJinro không chỉ bán những sản phẩm do mình sản xuất mà còn có thể kết hợp đưa vào hệ thống phân phối những sản phẩm của các quốc gia - nơi HiteJinro đang hoạt động thương mại, sản xuất
Ngọc Tân ghi bàn phút 97, Việt Nam hòa hú vía Philippines
Trận Philippines và Việt Nam tại bảng B AFF Cup 2024 diễn ra lúc 20h00 ngày 18/12. Phút 68, Gayoso bên phía đội tuyển Philippines chớp thời cơ dứt điểm nhanh và tung cú đứt điểm hiểm hóc không cho Nguyễn Filip cơ hội cản phá, mở tỷ số cho đội bạn. Tuy nhiên, Doãn Ngọc Tân tỏa sáng ở phút 97 và đem về bàn gỡ 1-1 cho đội tuyển Việt Nam.
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên: Kết thúc mô hình Tổng cục QLTT là việc khó nhưng không thể chậm trễ
Bản tin Chuyển động Công Thương ngày 18/12/2024 gồm các thông tin về thị trường, hoạt động thương mại đáng chú ý, với những nội dung chính sau đây:
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên: Kết thúc mô hình Tổng cục Quản lý thị trường là việc khó nhưng không thể chậm trễ; Trao giải thưởng báo chí tuyên truyền về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả; Đảm bảo nguồn cung hàng hóa cho dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ.
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên: Kết thúc mô hình Tổng cục Quản lý thị trường là việc khó nhưng không thể chậm trễ
Kết thúc mô hình Tổng cục Quản lý thị trường là việc khó nhưng không thể chậm trễ |
Thực hiện chủ trương của Bộ Chính trị và yêu cầu, định hướng của Ban Chỉ đạo Trung ương, Ban Chỉ đạo Chính phủ về sắp xếp, tinh gọn bộ máy, trước đó, Ban Cán sự Đảng, lãnh đạo Bộ Công Thương đã chỉ đạo kết thúc mô hình tổ chức của Tổng cục Quản lý thị trường và chuyển các Cục Quản lý thị trường ở địa phương về UBND các tỉnh, thành phố quản lý, kiến nghị mô hình Chi cục Quản lý thị trường thuộc Sở.
Phát biểu tại Hội nghị tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025 của Tổng cục Quản lý thị trường, liên quan đến vấn đề sắp xếp tổ chức bộ máy của lực lượng Quản lý thị trường trong thời gian tới, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên cho biết, đây là việc khó, phức tạp, nhạy cảm nhưng không thể không làm và không thể làm chậm trễ hơn.
Để thực hiện tốt nhiệm vụ đặc biệt quan trọng này, Bộ trưởng đề nghị cấp uỷ, Lãnh đạo Tổng cục Quản lý thị trường và các Cục Quản lý thị trường địa phương quán triệt sâu sắc, thực hiện nghiêm túc chủ trương của Bộ Chính trị và yêu cầu, định hướng của Ban Chỉ đạo Chính phủ và của Ban Cán sự Đảng, Lãnh đạo Bộ Công Thương về sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy.
Người đứng đầu các cơ quan, đơn vị cần phát huy cao tinh thần trách nhiệm, gương mẫu, quyết liệt trong triển khai thực hiện nhiệm vụ.
Đáng chú ý, theo tinh thần chỉ đạo của Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên, toàn lực lượng xác định việc sắp xếp tổ chức bộ máy là việc cần làm và phải làm ngay nhưng phải làm khách quan, dân chủ, khoa học, bảo đảm tinh gọn, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả (chứ không phải là sự sắp xếp cơ học) nhằm giảm thiểu sự chồng chéo, không rõ ràng về chức năng, nhiệm vụ giữa các đơn vị (tổ, đội).
Trong bối cảnh cả nước đang tích cực và khẩn trương thực hiện Nghị quyết 18, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đặc biệt nhắc lại tinh thần, dù ở ở đâu, trực thuộc đơn vị quản lý nào, toàn lực lượng tuyệt đối không được để trống địa bàn quản lý, tuyệt đối không để bị đứt đoạn trong công tác triển khai, thực thi nhiệm vụ kiểm tra, giám sát thị trường của lực lượng Quản lý thị trường.
Liên quan đến kiến nghị, đề xuất của Cục Quản lý thị trường các tỉnh, thành phố, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên cho biết, về phía Bộ Công Thương, Ban Cán sự Đảng, Lãnh đạo Bộ Công Thương sẽ chủ động kiến nghị với cấp có thẩm quyền, cũng như trao đổi, làm việc với các Bộ, ngành liên quan và cấp uỷ, chính quyền địa phương để có chính sách cán bộ hợp lý, tạo thuận lợi cho cán bộ công chức trong lực lượng Quản lý thị trường khi thực hiện sắp xếp, kiện toàn tổ chức bộ máy theo mô hình mới.
Năm 2024, lực lượng quản lý thị trường đã thanh tra, kiểm tra 68.280 vụ, phát hiện, xử lý 47.135 vụ vi phạm; chuyển cơ quan điều tra 178 vụ có dấu hiệu tội phạm. Thu nộp ngân sách trên 541 tỷ đồng. Trong năm, lực lượng Quản lý thị trường đã có nhiều nỗ lực, sáng tạo trong triển khai thực hiện nhiệm vụ và đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận.
Trao giải thưởng báo chí tuyên truyền về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả
Trong mùa giải lần này, Báo Công Thương vinh dự đoạt giải B |
Chiều 17/12, tại Hà Nội, Bộ Công Thương phối hợp với Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức Lễ trao giải thưởng báo chí tuyên truyền về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả năm 2024.
Đây là một trong những hoạt động truyền thông thuộc khuôn khổ Chương trình quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả giai đoạn 2019 - 2030.
Chiều 17/12/2024, tại Hà Nội, Vụ Tiết kiệm năng lượng và Phát triển bền vững (Bộ Công Thương) phối hợp với Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức Lễ trao “Giải thưởng báo chí tuyên truyền về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả năm 2024”.
Đây là giải thưởng nhằm tôn vinh đội ngũ phóng viên, nhà báo, thông tin viên trên cả nước thúc đẩy nâng cao hiệu quả và sự lan tỏa kết quả triển khai Chương trình Quốc gia sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả giai đoạn 2019 - 2030, góp phần từng bước hiện thực hóa mục tiêu phát thải ròng bằng 0 của Việt Nam vào năm 2050 theo cam kết tại Hội nghị Thượng đỉnh khí hậu toàn cầu (COP26).
Giải thưởng báo chí tuyên truyền về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả năm 2024 được phát động vào tháng 4/2024. Sau hơn 6 tháng phát động, Ban Tổ chức đã nhận được sự tham gia tích cực của các đơn vị từ Trung ương đến địa phương với gần 500 tác phẩm dự thi.
Hội đồng sơ khảo lựa chọn 47 tác phẩm trong tổng số 492 tác phẩm gửi tham dự đủ điều kiện vào chấm chung khảo. Hội đồng chung khảo lựa chọn 35 tác phẩm xuất sắc nhất để trao giải với tổng giá trị giải thưởng 273 triệu đồng.
Cũng tại buổi lễ, bà Nguyễn Thị Lâm Giang, Vụ trưởng Vụ Tiết kiệm năng lượng và Phát triển bền vững, Bộ Công Thương khẳng định, các tác phẩm được lựa chọn trao giải là những tác phẩm tiêu biểu, phản ánh trung thực, sáng tạo các kết quả, thành tựu của công tác tiết kiệm năng lượng.
Trong mùa giải lần này, Báo Công Thương vinh dự đoạt giải B với loạt 3 bài "Tiết kiệm điện trong sản xuất công nghiệp ở Bắc Giang: Từ chính sách đến hành động" của nhóm tác giả: Trần Thu Hường, Nguyễn Lan Anh.
Giải thưởng báo chí về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả nằm trong Chương trình quốc gia VNEEP3 (2019-2030), do Bộ Công Thương và Hội Nhà báo Việt Nam phối hợp tổ chức, thu hút đông đảo phóng viên từ các loại hình báo chí tham gia hàng năm.
Ban Tổ chức hy vọng những giải thưởng này sẽ cổ vũ, động viên các nhà báo phát huy mạnh mẽ hơn nữa nguồn lực của mình để tiếp tục đóng góp tích cực cho công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức người dân, doanh nghiệp, các cơ quan nhà nước trong việc sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, giúp thay đổi nhận thức của cộng đồng xã hội hướng tới đưa Việt Nam đạt mục tiêu trung hòa carbon vào năm 2050.
Đảm bảo nguồn cung hàng hóa cho dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ
Thời điểm này, nhiều đơn vị, doanh nghiệp đã chủ động nguồn hàng, tăng sản lượng hàng Tết lên đến 30% |
Chỉ còn hơn 1 tháng nữa là đến Tết Nguyên đán Ất Tỵ, thời điểm này, nhiều đơn vị, doanh nghiệp đã chủ động nguồn hàng, tăng sản lượng hàng Tết lên đến 30% so với năm 2024. Cùng với đó, các cơ quan quản lý nhà nước trong lĩnh vực thương mại đã triển khai nhiều giải pháp nhằm giữ vững ổn định thị trường, đảm bảo cân đối cung cầu dịp cuối năm.
Gần đến dịp cuối năm nhu cầu hàng hóa của người dân tăng cao. Sở Công Thương các tỉnh, thành phố đã sớm chủ động ban hành kế hoạch đảm bảo bình ổn thị trường với hàng hóa thiết yếu, phục vụ nhu cầu người tiêu dùng. Dự kiến, sức mua năm nay có thể tăng trên 10% so với cùng kỳ năm trước.
Sở Công Thương Hà Nội cho biết, ngành Công Thương Hà Nội và các doanh nghiệp dự trữ lượng hàng hóa gồm 298.350 tấn gạo, 59.670 tấn thịt lợn hơi, 19.890 tấn thịt gia cầm, 16.500 tấn thịt bò, 396 triệu quả trứng gia cầm, 1.575 tấn bánh mứt kẹo, và hàng trăm nghìn tấn rau củ, thủy sản…
Sở Công Thương TP. Hồ Chí Minh cũng đã nỗ lực làm việc với nhiều đơn vị, dựa trên các mục tiêu chính: bình ổn thị trường, tổ chức chương trình khuyến mãi, kết nối cung cầu, chú ý liên kết vùng - phối hợp các tỉnh thành khác để tạo nguồn hàng hóa ổn định số lượng, đảm bảo chất lượng tốt nhất phục vụ cho nhu cầu lớn của thành phố dịp Tết Ất Tỵ.
Về phía các doanh nghiệp, nguồn cung các mặt hàng thiết yếu cũng được các doanh nghiệp chủ động chuẩn bị từ rất sớm, lượng hàng dự trữ dự tính tăng từ 10 - 25% so với cùng kỳ.
Lãnh đạo hệ thống siêu thị Winmart cho biết, để chuẩn bị cho mùa cao điểm Tết Nguyên đán sắp tới và đáp ứng nhu cầu mua sắm ngày càng đa dạng của khách hàng, chuỗi bán lẻ đã làm việc từ rất sớm với các nhà cung cấp để tăng cường dự trữ hàng hóa 20% so với cùng kỳ, không để xảy ra tình trạng khan hiếm hàng hoặc tăng giá đột biến.
Saigon Co.op chia sẻ, Co.op đã chuẩn bị khoảng 10.000 tỷ đồng hàng Tết, tăng 20 - 50% tùy nhóm hàng so với tháng kinh doanh bình thường. Ngay từ giữa năm nay, Saigon Co.op đã dự trữ nguồn hàng hóa thiết yếu nhằm phục vụ người dân 3 tháng trước, trong và sau Tết Nguyên đán 2025 cũng như thực hiện bình ổn giá thị trường giai đoạn cao điểm cuối năm.
Hà Nội lập thêm các tổ công tác 141 trong tình hình mới
Bật camera điện thoại ghi hình, soi lỗi chính tả trong biên bản xử phạt. Người đàn ông này vẫn đang tìm đủ mọi lý do để không kí vào biên bản xử phạt, dù vi phạm nồng độ cồn ở mức 0.2mg/lít khí thở. Không đội mũ bảo hiểm, lạng lách và cố tình chống đối bằng cách quay đầu xe hoặc thông chốt để bỏ chạy. Đây là những hình ảnh ghi nhận được khi tổ công tác 141H, Công an quận Cầu Giấy tiến hành tuần tra tại các tuyến đường và nút giao trên địa bàn, nhằm kịp thời xử lý các trường hợp vi phạm trật tự an toàn giao thông.
Người đàn ông này vẫn đang tìm đủ mọi lý do để không ký vào biên bản xử phạt, dù vi phạm nồng độ cồn ở mức 0.2mg/lít khí thở |
"Đối với các trường hợp cố tình vi phạm và không chấp hành theo yêu cầu của lực lượng chức năng, tổ công tác sẽ mời người làm chứng để ghi nhận sự việc và đọc lại biên bản cho người vi phạm. Trong trường hợp người vi phạm cố tình không chấp hành, tổ công tác sẽ yêu cầu họ rời khỏi vị trí chốt", Đại úy Lê Anh Tùng - Tổ trưởng Tổ Y15B 141H, Công an quận Cầu Giấy - cho biết.
Sau khi Thành phố Hà Nội phát động đợt cao điểm tấn công, trấn áp tội phạm, đảm bảo an ninh trật tự và an toàn giao thông dịp Tết, đồng thời thành lập lực lượng 141 trong tình hình mới, các tổ công tác 141H (cấp quận, huyện) đã tích cực triển khai nhiệm vụ vào các khung giờ tối muộn và đêm khuya. Tổ công tác 141 mới được thành lập nhằm xử lý các hành vi vi phạm, đặc biệt là các đối tượng thanh thiếu niên tụ tập, đua xe, mang theo hung khí, gây mất trật tự đường phố.
"Tổ công tác 141H, Công an quận Cầu Giấy, được thành lập nhằm trấn áp các loại tội phạm đường phố liên quan đến hành vi phạm tội về hình sự, kinh tế, ma túy, và môi trường, đồng thời xử lý các hành vi vi phạm khác. Đặc biệt, tổ công tác tập trung vào các đối tượng cố tình vi phạm như thanh thiếu niên tụ tập đông người, đua xe trái phép, hoặc mang theo hung khí, gây mất an ninh trật tự trên đường phố", Đại úy Tùng cho biết thêm.
Theo ghi nhận trong buổi tuần tra, Công an quận Cầu Giấy đã dừng nhiều trường hợp tham gia giao thông không đội mũ bảo hiểm, không xuất trình được giấy tờ xe như giấy phép lái xe, đăng ký xe. Những người vi phạm được bàn giao về các phường trong quận để xác minh, làm rõ. Các trường hợp thanh thiếu niên vi phạm Luật An toàn giao thông, đều bị xử lý nghiêm theo quy định.
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên: Mô hình bộ máy mới phải tốt hơn mô hình cũ và phải hoạt động ngay
Sáng ngày 17/12, tại trụ sở Bộ Công Thương, Tổng cục Quản lý thị trường đã tổ chức Hội nghị tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025.
Phát biểu chỉ đạo tại hội nghị, về sắp xếp tổ chức bộ máy của lực lượng Quản lý thị trường thời gian tới, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên cho biết, thực hiện chủ trương của Bộ Chính trị và yêu cầu, định hướng của Ban Chỉ đạo Trung ương, Ban Chỉ đạo Chính phủ về sắp xếp, tinh gọn bộ máy, Ban Cán sự Đảng, Lãnh đạo Bộ đã chỉ đạo kết thúc mô hình tổ chức của Tổng cục Quản lý thị trường và chuyển các Cục Quản lý thị trường ở địa phương về UBND các tỉnh, thành phố quản lý, kiến nghị mô hình Chi cục Quản lý thị trường thuộc Sở.
"Đây là là việc khó, phức tạp, nhạy cảm nhưng không thể không làm và không thể làm chậm trễ hơn. Do đó, để thực hiện tốt nhiệm vụ đặc biệt quan trọng này, tôi đề nghị cấp uỷ, Lãnh đạo Tổng cục Quản lý thị trường và các Cục Quản lý thị trường địa phương cần quán triệt sâu sắc, thực hiện nghiêm túc chủ trương của Bộ Chính trị và yêu cầu, định hướng của Ban Chỉ đạo Chính phủ và của Ban Cán sự Đảng, Lãnh đạo Bộ Công Thương về sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy. Người đứng đầu các cơ quan, đơn vị cần phát huy cao tinh thần trách nhiệm, gương mẫu, quyết liệt trong triển khai thực hiện nhiệm vụ này" - Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên thông tin và chỉ đạo, toàn lực lượng cần làm thật tốt công tác chính trị tư tưởng, công tác cán bộ (nhất là việc bố trí, sắp xếp và thực hiện chính sách cán bộ), tạo sự đồng thuận, thống nhất cao trong nhận thức và hành động trong toàn lực lượng và từng cơ quan, đơn vị.
Sáng ngày 17/12, tại trụ sở Bộ Công Thương, Tổng cục Quản lý thị trường đã tổ chức Hội nghị tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025. Ảnh: Cấn Dũng |
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên cũng đề nghị, toàn lực lượng xác định việc sắp xếp tổ chức bộ máy là việc cần làm và phải làm ngay nhưng phải làm khách quan, dân chủ, khoa học, bảo đảm tinh gọn, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả (chứ không phải là sự sắp xếp cơ học) nhằm giảm thiểu sự chồng chéo, không rõ ràng về chức năng, nhiệm vụ giữa các đơn vị (tổ, đội).
"Tuyệt đối không để phát sinh tư tưởng, mất đoàn kết nội bộ; không để xảy ra tình trạng so bì, bê trễ, lơ là trong thực thi công vụ, nhất là trong bối cảnh năm mới và Tết nguyên đán Ất Tỵ 2025 đang đến gần, thị trường hàng hoá sẽ rất sôi động, dễ phát sinh những sai phạm trong sản xuất, kinh doanh nếu công tác kiểm tra, giám sát thị trường bị buông lỏng" - Bộ trưởng chỉ đạo và đặc biệt nhấn mạnh thêm một lần nữa về nhiệm vụ không để gián đoạn, không tạo khoảng trống trong công tác quản lý thị trường.
Đặc biệt, Bộ trưởng yêu cầu, cần tập trung triển khai thực hiện hiệu quả Kế hoạch cao điểm chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả các tháng cuối năm 2024; dịp trước, trong và sau Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025 đã được ban hành, bảo đảm ổn định thị trường, phục vụ tốt nhu cầu nhân dân vui Xuân đón Tết.
Trong quá trình tổ chức thực hiện việc sắp xếp, tổ chức bộ máy bên trong, Tổng cục và các Cục Quản lý thị trường địa phương phải bám sát yêu cầu, định hướng sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của Ban Chỉ đạo Chính phủ và Ban Chỉ đạo của Bộ để bảo đảm chất lượng, tiến độ triển khai và chỉ tiêu sắp xếp tối thiểu được giao; đồng thời, cần lưu ý các vấn đề liên quan đến xử lý tài chính, ngân sách, tài sản công và chuyển tiếp quản lý dự án đầu tư công trong quá trình sắp xếp, kiện toàn tổ chức bộ máy. Bên cạnh đó, cần chủ động rà soát, tham mưu, đề xuất cấp có thẩm quyền ban hành mới hoặc sửa đổi bổ sung các quy định, cơ chế chính sách phù hợp với mô hình tổ chức bộ máy mới để bảo đảm mô hình bộ máy mới phải tốt hơn mô hình cũ và phải đi vào hoạt động ngay, không để ngắt quãng công việc, không để khoảng trống về thời gian, bỏ trống địa bàn phụ trách.
Về phía Bộ Công Thương, Ban Cán sự Đảng, Lãnh đạo Bộ Công Thương sẽ chủ động kiến nghị với cấp có thẩm quyền, cũng như trao đổi, làm việc với các Bộ, ngành liên quan và cấp uỷ, chính quyền địa phương để có chính sách cán bộ hợp lý, tạo thuận lợi cho cán bộ công chức trong lực lượng Quản lý thị trường khi thực hiện sắp xếp, kiện toàn tổ chức bộ máy theo mô hình mới.