Thứ ba 13/05/2025 20:09

Tỉnh Đắk Lắk: Tiếp tục lan toả thương hiệu cà phê

Từ ngày 10-14/3, Lễ hội Cà phê Buôn Mê Thuột lần thứ 8 năm 2023 sẽ được UBND tỉnh Đắk Lắk tổ chức với những hoạt động phong phú, quy mô lớn.

Ông Lưu Văn Khôi - Giám đốc Sở Công Thương tỉnh Đắk Lắk cho biết: Được mệnh danh thủ phủ cà phê của Việt Nam, Đắk Lắk có diện tích và sản lượng lớn nhất cả nước với 210.000 ha, thu hoạch hàng năm đạt hơn 520.000 tấn, chiếm trên hơn 30% sản lượng cà phê toàn quốc. Cà phê của Đắk Lắk đã xuất khẩu sang hơn 100 quốc gia trên toàn thế giới. Năm 2022, tổng kim ngạch xuất khẩu của Đắk Lắk đạt 1,586 tỷ USD, trong đó riêng cà phê đạt 800 triệu USD, chiếm hơn 50% kim ngạch xuất khẩu của tỉnh.

Qua 7 lần tổ chức, Lễ hội Cà phê Buôn Mê Thuột đã trở thành sự kiện nổi bật, giúp cà phê Đắk Lắk để lại ấn tượng tốt đẹp với người dân và du khách trong nước, quốc tế”, ông Lưu Văn Khôi nói.

Lãnh đạo Sở Công Thương Đắk Lắk cũng cho biết: Lễ hội Cà phê Buôn Mê Thuột lần thứ 8 với chủ đề “Đắk Lắk điểm đến của cà phê thế giới” sẽ diễn ra từ ngày 10-14/3/2023 tại TP. Buôn Mê Thuột và một số địa phương trên địa bàn tỉnh.

Lễ hội hướng đến các mục tiêu quảng bá thương hiệu cà phê Buôn Mê Thuột, phát triển cây cà phê chất lượng cao, cà phê đặc sản, góp phần khẳng định vị thế cà phê Đắk Lắk nói riêng, cà phê Việt Nam nói chung trên thị trường thế giới. Tôn vinh những người trồng và chế biến cà phê cũng như phát triển văn hoá cà phê.

Tỉnh Đắk Lắk tiếp tục lan toả thương hiệu cà phê

Cụ thể về chương trình lễ hội, ông Lưu Văn Khôi thông tin: Trong khuôn khổ chương trình sẽ diễn ra 6 nhóm hoạt động chủ yếu. Liên quan đến ngành Công Thương có 2 hoạt động lớn, gồm: Hội chợ triển lãm chuyên ngành cà phê, Hội nghị kết nối giao thương quốc tế năm 2023.

Hội chợ năm nay sẽ lấy chủ đề “Cà phê Buôn Mê Thuột vững bước hội nhập”, dự kiến có quy mô 400-500 gian hàng tiêu chuẩn, khai mạc ngày 10/3, đến hết ngày 14/3. Hội nghị giao thương sẽ lần đầu tiên tổ chức tại tỉnh, khai mạc ngày 11/3.

Lễ hội Cà phê Buôn Mê Thuột lần thứ 7 thu hút sự quan tâm đông đảo của du khách trong và ngoài nước

Lễ hội cà phê là hoạt động lớn của địa phương, chúng tôi mong muốn các hiệp hội ngành hàng, thương vụ Việt Nam ở nước ngoài, Sở Công Thương các địa phương quan tâm đến tham dự hoạt động của lễ hội. Đồng thời, giới thiệu để nhà nhập khẩu cà phê các nước biết thông tin và đến tham dự, đặc biệt tham dự hội nghị kết nối giao thương”, ông Lưu Văn Khôi bày tỏ.

Lễ hội Cà phê Buôn Mê Thuột là một hoạt động tiêu biểu nhằm quảng bá và xúc tiến tiêu thụ cà phê được Đắk Lắk tổ chức nhiều năm qua. Bên cạnh đó, địa phương cũng đã nỗ lực tổ chức thực hiện nhiều hoạt động hỗ trợ phát triển thị trường cho sản phẩm thế mạnh này.

Các hoạt động tập trung vào việc khai thác lợi thế về điều kiện sản xuất, chất lượng nổi trội của sản phẩm cà phê gắn liền với chỉ dẫn địa lý Cà phê Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk. Ngành Công Thương cũng tổ chức cho doanh nghiệp tham dự các hội nghị xúc tiến thương mại, kết nối giao thương và tham gia các hội chợ chuyên ngành lớn ở Đức, Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Hoa Kỳ, Nga, Australia… để quảng bá sản phẩm và tìm kiếm đối tác.

Song song với đó, ngành Công Thương tỉnh Đắk Lắk cũng đã thực hiện nhiều hoạt động thúc đẩy chế biến cà phê, tăng hàm lượng giá trị cho sản phẩm. Cụ thể, ngành đã định hướng cho các doanh nghiệp đẩy mạnh phát triển sản xuất cà phê đặc sản; chủ động xây dựng vùng nguyên liệu thuận lợi, thích hợp cho sản xuất cà phê đặc sản; kêu gọi các nhà đầu tư lớn, có kinh nghiệm, đã và đang đầu tư các dự án chế biến cà phê chuyên sâu (chế biến tinh) tại Việt Nam đầu tư vào tỉnh…

Lễ hội Cà phê Buôn Mê Thuột diễn ra từ ngày 10-14/3/2023 tại tỉnh Đắk Lắk dự kiến thu hút 160 doanh nghiệp, tổ chức trong và ngoài nước tham gia.
Hải Linh
Bài viết cùng chủ đề: Xúc tiến thương mại địa phương

Tin cùng chuyên mục

Xuất khẩu nông, lâm, thủy sản tăng trưởng ổn định

Việt Nam đạt Top 5 thị trường xuất khẩu của Campuchia

Chuẩn bị những điều kiện tốt nhất về thị trường cho trái vải

Nhập khẩu hồ tiêu tăng mạnh: Chuyên gia nói gì?

Tăng giá trị sản phẩm: Lấy khoa học công nghệ làm nền tảng

Tăng cảnh báo từ sớm, từ xa cho doanh nghiệp khi Ấn Độ siết phòng vệ

Nhiều giải pháp thúc đẩy tiêu dùng trên nền tảng số

Xuất khẩu gạo đạt kỷ lục: Khi hạt giống là chìa khóa

Vinachem sẽ ra mắt sàn thương mại điện tử VinachemMart

Loạt giải pháp giữ vị thế ngành sầu riêng Việt Nam

Cơ hội xuất khẩu quả bưởi khi Australia hoàn tất đánh giá

Lý do tổ yến 'made in Việt Nam' vào Trung Quốc còn khiêm tốn

Cảnh báo sớm: ‘Lá chắn’ bảo vệ hàng Việt xuất khẩu

Thức tỉnh ‘giấc mơ’ thương hiệu: Câu chuyện đặc biệt từ một gói cà phê

Giải 'cơn khát' nhân lực trong thương mại điện tử

VPPE 2025: Thúc đẩy phát triển công nghệ xanh ngành bao bì

Hà Giang: Dòng chảy số gỡ 'nút thắt' hàng hóa nông sản cho người dân

Dự án Luật Thương mại điện tử do Bộ Công Thương xây dựng được đánh giá cao

Xúc tiến thương mại: Đa dạng ‘kênh’ mở rộng thị trường

Chất lượng tốt, cà phê Robusta Việt Nam được nhiều thị trường ưa chuộng