Hà Giang

Tiêu thụ bền vững các sản phẩm nông nghiệp đặc thù

Hà Giang là tỉnh miền núi biên giới phía Bắc có địa hình chia cắt đã tạo cho tỉnh tiểu vùng thời tiết khí hậu đặc thù và yếu tố nông hóa thổ nhưỡng đặc trưng.
Hà Giang: Chỉ dẫn địa lý giúp mở rộng cơ hội tiêu thụ nông sản Hà Giang: Phát triển bền vững các sản phẩm OCOP

Đó chính là cơ sở tạo cho Hà Giang các sản phẩm nông nghiệp mang tính đặc trưng của các vùng miền trong tỉnh, đó chính là các sản phẩm nông nghiệp mang đặc tính riêng của Hà Giang.

Các sản phẩm nông nghiệp như: Bò vàng vùng cao nguyên đá, mật ong bạc hà, cây dược liệu, chè Shan, cam sành tại 3 huyện Bắc Quang, Quang Bình và Vị Xuyên, gạo tẻ Già Dui huyện Xín Mần, gạo đặc sản Khảu Mang huyện Đồng Văn, dê núi đá huyện Yên Minh, lợn đen Lũng Pù huyện Mèo Vạc, thảo quả…. là một trong những sản phẩm đặc thù của tỉnh Hà Giang.

Tiêu thụ bền vững các sản phẩm nông nghiệp đặc thù
Chợ bò huyện Mèo Vạc, Hà Giang

Trong những năm qua, UBND tỉnh Hà Giang đã ban hành và triển khai các kế hoạch nhằm hướng tới thị trường tiêu thụ bền vững đối với các sản phẩm nông nghiệp đặc thù của tỉnh. Nhờ đó, công tác xúc tiến, quảng bá, tuyên truyền, phát triển thương hiệu và mở rộng thị trường đối với các sản phẩm nông nghiệp đặc thù của tỉnh luôn được quan tâm, triển khai thực hiện.

Nhằm nâng cao hiệu quả của công tác xúc tiến, quảng bá và tiêu thụ các sản phẩm nông nghiệp đặc thù của tỉnh, công tác thông tin tuyên truyền và quảng bá đã thường xuyên cập nhật thông tin, hình ảnh về các sản phẩm trên các phương tiện thông tin đại chúng của tỉnh. Bên cạnh đó, UBND tỉnh Hà Giang cũng chỉ đạo các cơ quan chức năng triển khai thiết kế phát hành Catolog, tờ rơi, tập gấp, đĩa VCD về các sản phẩm đặc thù nhằm tuyên truyền, quảng bá, giới thiệu tại các Trung tâm thương mại, Hội chợ triển lãm, hội nghị, hội thảo khách hàng trong và ngoài nước….

Tiêu thụ bền vững các sản phẩm nông nghiệp đặc thù
Cán bộ kỹ thuật huyện Quản Bạ kiểm tra sinh trưởng của cây Atiso, một loài cây dược liệu chủ yếu của Hà Giang

Thực hiện chỉ đạo của tỉnh, trong những năm qua, Sở Công Thương Hà Giang đã phối hợp với các cơ quan truyền thông của Trung ương xây dựng các phóng sự quảng bá, giới thiệu về các sản phẩm nông nghiệp chủ lực của tỉnh; lựa chọn, mời gọi các Công ty du lịch xây dựng các tuor du lịch lồng ghép với thăm quan các vườn cam, đồi chè, vườn cây dược liệu… với tham quan các danh lam thắng cảnh trên địa bàn tỉnh.

Bên cạnh đó, nhằm xúc tiến tiêu thụ sản phẩm cam sành, hàng năm vào đầu vụ thu hoạch, UBND tỉnh Hà Giang chỉ đạo Sở Nông nghiệp - Phát triển nông thôn phối hợp với UBND của 3 huyện trồng cam là Bắc Quang, Quang Bình và Vị Xuyên, các hợp tác xã, các hộ trồng cam và các sở ngành liên quan tổ chức Hội thi cam sành tại huyện Bắc Quang, là huyện có diện tích và sản lượng cam sành lớn nhất tỉnh.

Cam Sành Hà Giang bước vào thời kỳ thu hoạch
Cam sành Hà Giang bước vào thời kỳ thu hoạch

Ngoài ra, UBND tỉnh Hà Giang đã chỉ đạo các cơ quan chuyên môn tổ chức các điểm trưng bày, bán các sản phẩm nông nghiệp đặc thù của tỉnh tại thành phố Hà Giang và các thị trấn của các huyện để phục vụ nhu cầu mua sắm của người dân và khách du lịch; tổ chức trưng bày, quảng bá, giới thiệu các sản phẩm nông nghiệp đặc thù của tỉnh tại các cửa hàng “Tự hào hàng Việt Nam”, các điểm trưng bày sản phẩm của Liên minh hợp tác xã, Trung tâm Khuyến công – Xúc tiến công thương và các điểm đưa đón khách du lịch tại các huyện, thành phố trong tỉnh…

Ông Hoàng Gia Long - Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Hà Giang - cho biết: Các sản phẩm nông nghiệp đặc thù là một trong những thế mạnh trong phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Trong những năm qua, tỉnh Hà Giang đã ban hành các kế hoạch và đề ra các chính sách nhằm tiêu thụ ổn định và bền vững đối với các sản phẩm nông nghiệp đặc thù. Bên cạnh đó, tỉnh Hà Giang cũng khuyến khích các tổ chức, cá nhân, các hợp tac, các doanh nghiệp phát triển và không ngừng nâng cao chất lượng các sản phẩm nông nghiệp đặc thù trên địa bàn của tỉnh.

Phạm văn Phú
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Tỉnh Hà Giang

Tin cùng chuyên mục

Huyện Mộc Châu bảo tồn và phát huy giá trị lễ hội Púng Hiéng của người Dao Tiền

Huyện Mộc Châu bảo tồn và phát huy giá trị lễ hội Púng Hiéng của người Dao Tiền

Người Hà Lăng ở Kon Tum bảo tồn nét văn hoá truyền thống của

Người Hà Lăng ở Kon Tum bảo tồn nét văn hoá truyền thống của 'nghề sinh ra từ làng'

Về Gia Lai xem đồng bào Bahnar thi đan lát, dệt thổ cẩm truyền thống

Về Gia Lai xem đồng bào Bahnar thi đan lát, dệt thổ cẩm truyền thống

Câu chuyện về nghệ nhân A Sứp - người nặng lòng với văn hoá cồng chiêng Tây Nguyên

Câu chuyện về nghệ nhân A Sứp - người nặng lòng với văn hoá cồng chiêng Tây Nguyên

Kon Tum: Người Xơ Đăng bảo tồn nghề đan lát truyền thống

Kon Tum: Người Xơ Đăng bảo tồn nghề đan lát truyền thống

Những nghệ nhân nhí

Những nghệ nhân nhí 'giữ hồn' cho văn hoá cồng chiêng Tây Nguyên

Xây dựng mô hình sản xuất giỏi tại huyện miền núi A Lưới

Xây dựng mô hình sản xuất giỏi tại huyện miền núi A Lưới

Kon Tum: Nét đẹp văn hóa đặc trưng trong trang phục truyền thống của người Gié - Triêng

Kon Tum: Nét đẹp văn hóa đặc trưng trong trang phục truyền thống của người Gié - Triêng

Thể lệ Cuộc thi Sáng tác ca khúc về đề tài dân tộc thiểu số năm 2024

Thể lệ Cuộc thi Sáng tác ca khúc về đề tài dân tộc thiểu số năm 2024

Gia Lai: Phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số còn nhiều khó khăn, thách thức

Gia Lai: Phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số còn nhiều khó khăn, thách thức

Độc lạ với

Độc lạ với 'báu vật' quần áo làm từ vỏ cây của người Xơ Đăng ở Kon Tum

Ngày hội Văn hóa dân tộc Chăm 2024: Thu hút đầu tư du lịch khu vực Nam Bộ, Nam Trung Bộ

Ngày hội Văn hóa dân tộc Chăm 2024: Thu hút đầu tư du lịch khu vực Nam Bộ, Nam Trung Bộ

Bố Trạch - Quảng Bình: Tính dụng chính sách “chủ công” hỗ trợ hộ nghèo

Bố Trạch - Quảng Bình: Tính dụng chính sách “chủ công” hỗ trợ hộ nghèo

Thừa Thiên Huế: Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số huyện A Lưới lần thứ IV

Thừa Thiên Huế: Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số huyện A Lưới lần thứ IV

Trình diễn “Nghệ thuật trang trí trên vải của người Lô Lô”

Trình diễn “Nghệ thuật trang trí trên vải của người Lô Lô”

Du khách sẽ được tham dự Tết Chôl Chnăm Thmây tại Làng Văn hoá các dân tộc

Du khách sẽ được tham dự Tết Chôl Chnăm Thmây tại Làng Văn hoá các dân tộc

Lễ hội Hết Chá răn dạy con người biết sống có tình, có nghĩa

Lễ hội Hết Chá răn dạy con người biết sống có tình, có nghĩa

Trang phục truyền thống của phụ nữ dân tộc Cor gần gũi với thiên nhiên

Trang phục truyền thống của phụ nữ dân tộc Cor gần gũi với thiên nhiên

Nét duyên trong trang phục phụ nữ dân tộc Lào vùng Tây Bắc

Nét duyên trong trang phục phụ nữ dân tộc Lào vùng Tây Bắc

Kế hoạch tổ chức Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam 19/4

Kế hoạch tổ chức Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam 19/4

Xem thêm