Thứ bảy 23/11/2024 18:41

Thúc đẩy đầu tư tiết kiệm và hiệu quả năng lượng trong công nghiệp tại Việt Nam

Việt Nam có nhiều tiềm năng tiết kiệm năng lượng trong lĩnh vực công nghiệp. Tuy nhiên, nhiều công nghệ, thiết bị sử dụng đã lạc hậu.

Sáng 12/12, tại Hà Nội, Bộ Công Thương, Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với Cơ quan Hợp tác quốc tế Hàn Quốc (KOICA) tổ chức tọa đàm: “Thúc đẩy thị trường đầu tư tiết kiệm và hiệu quả năng lượng trong lĩnh vực công nghiệp và hỗ trợ thực hiện Kế hoạch hành động tăng trưởng xanh Việt Nam”.

Tọa đàm có sự tham dự của Vụ Tiết kiệm năng lượng và Phát triển bền vững (Bộ Công Thương), Vụ Khoa học, Giáo dục Tài nguyên và Môi trường (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), Văn phòng KOICA tại Việt Nam, cùng đại diện các Sở Công Thương, Sở Kế hoạch và Đầu tư, trung tâm tiết kiệm năng lượng các tỉnh/thành phố, các đơn vị tư vấn, các doanh nghiệp công nghiệp, hội/hiệp hội/đơn vị, chuyên gia Việt Nam và Hàn Quốc trong lĩnh vực tiết kiệm năng lượng và tăng trưởng xanh.

Giảm cường độ sử dụng năng lượng trong các ngành công nghiệp

Phát biểu tại tọa đàm ông Trịnh Quốc Vũ, Phó Vụ trưởng Vụ Tiết kiệm năng lượng và Phát triển bền vững, Bộ Công Thương cho biết, nhận thức được tầm quan trọng của việc sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, Đảng và Nhà nước ta đã sớm ban hành nhiều văn bản pháp luật, trong đó có Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.

Để triển khai các nội dung của Luật, đã có một hệ thống các văn bản từ cấp Nghị định, Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, Thông tư của Bộ Công Thương và các bộ, ngành có liên quan cũng như các văn bản điều hành khác được ban hành.

Ông Trịnh Quốc Vũ, Phó Vụ trưởng Vụ Tiết kiệm năng lượng và Phát triển bền vững, Bộ Công thương phát biểu

Chương trình quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả giai đoạn 2019 – 2030 (VNEEP 3) đặt mục tiêu phấn đấu đạt mức tiết kiệm năng lượng 5,0 - 7,0% tổng tiêu thụ năng lượng toàn quốc trong giai đoạn từ năm 2019 đến năm 2025 và đạt mức tiết kiệm từ 8 - 10% tổng tiêu thụ năng lượng toàn quốc trong giai đoạn từ 2019 đến năm 2030”, ông Trịnh Quốc Vũ nói.

Theo Phó Vụ trưởng, để đạt được các mục tiêu này, bên cạnh những nỗ lực của Chính Phủ Việt Nam và các tổ chức, cá nhân trong nước, Chính phủ Việt Nam cũng đã và đang nhận được hỗ trợ từ nhiều quốc gia và các tổ chức phi chính phủ. Trong đó có dự án “Thúc đẩy thị trường đầu tư tiết kiệm và hiệu quả năng lượng trong lĩnh vực công nghiệp và hỗ trợ thực hiện Kế hoạch hành động tăng trưởng xanh Việt Nam” do Chính phủ Hàn Quốc tài trợ thông qua KOICA.

Bộ Công Thương đánh giá cao những hoạt động và đóng góp của Dự án cho mục tiêu giảm cường độ sử dụng năng lượng trong các ngành công nghiệp Việt Nam. Bộ Công Thương cũng kỳ vọng, trong các năm tới, Dự án sẽ tiếp tục triển khai có hiệu quả các hoạt động theo kế hoạch, để thúc đẩy mạnh mẽ hơn nữa việc triển khai các giải pháp tiết kiệm năng lượng, đầu tư và ứng dụng công nghệ hiện đại trong ngành công nghiệp, hướng tới sản xuất xanh, phát triển bền vững”, ông Trịnh Quốc Vũ nhấn mạnh.

Tập trung thực hiện nhiệm vụ Chiến lược tăng trưởng xanh

Chia sẻ tại tọa đàm ông Lê Việt Anh, Vụ trưởng Vụ Khoa học, Giáo dục Tài nguyên và Môi trường, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho hay, thực hiện nhiệm vụ được Thủ tướng Chính phủ giao, Bộ Kế hoạch và Đầu tư với vai trò là cơ quan đầu mối về Tăng trưởng xanh và Phát triển bền vững, trong thời gian qua đã tích cực triển khai các hoạt động hỗ trợ các bộ, ngành và địa phương xây dựng Kế hoạch hành động cấp bộ, cấp tỉnh.

Tính đến nay, đã có 06 Bộ, 26 tỉnh đã ban hành Kế hoạch hành động Tăng trưởng xanh và 11 tỉnh đang xây dựng, trình phê duyệt Kế hoạch hành động Tăng trưởng xanh và sẽ phê duyệt vào cuối năm 2023, chậm nhất Quý I/2024”, ông Lê Việt Anh cho biết.

Ông Lê Việt Anh, Vụ trưởng Vụ Khoa học, Giáo dục Tài nguyên và Môi trường, Bộ Kế hoạch và Đầu tư

Trong thời gian qua, việc huy động nguồn tài chính cho tăng trưởng xanh tại Việt Nam đã có những chuyển biến tích cực; nguồn lực từ các doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp tư nhân cũng ngày càng chiếm tỉ trọng lớn trong đầu tư xanh - đặc biệt trong lĩnh vực năng lượng và môi trường .

Tuy nhiên, dù với đà tăng trưởng mạnh mẽ và những bước tiến đáng ghi nhận, nền kinh tế xanh của Việt Nam vẫn còn đang trong thời kì sơ khai, và còn nhiều khó khăn, thách thức, đặc biệt trong bối cảnh nền kinh tế thế giới đang có nhiều thay đổi và biến động khó lường.

Theo Vụ trưởng Vụ Khoa học, Giáo dục Tài nguyên và Môi trường, việc thực hiện tăng trưởng xanh trong thời gian tới đây đòi hỏi sự chung tay, góp sức, nỗ lực hơn nữa của toàn bộ bộ máy chính trị, đặc biệt là các địa phương trong việc thúc đẩy thực hiện các nhiệm vụ của Chiến lược tăng trưởng xanh.

KOICA tăng cường hợp tác chặt chẽ góp phần đạt mục tiêu Net Zero

Cũng tham dự tọa đàm ông Lee Byung Hwa, Giám đốc quốc gia Văn phòng Cơ quan Hợp tác quốc tế Hàn Quốc tại Việt Nam chia sẻ, ngay cả trong lúc Dự án đang được tiến hành, mức độ nghiêm trọng của biến đổi khí hậu cũng ngày càng gia tăng. Tại Hội nghị lần thứ 28 Các bên tham gia Công ước khung của Liên Hợp Quốc về biến đổi khí hậu (COP28) đang diễn ra tại Dubai, ngày 2/12, Thủ tướng Phạm Minh Chính một lần nữa kêu gọi các quốc gia trên thế giới thực hiện cam kết ứng phó với biến đổi khí hậu. Sau khi tuyên bố mục tiêu trung hòa cacbon vào năm 2050 tại COP26 năm 2021, Việt Nam đã và đang tích cực thực hiện lời hứa với cộng đồng quốc tế bằng việc xây dựng Chiến lược quốc gia về Tăng trưởng xanh, Kế hoạch tăng trưởng xanh, Quy hoạch điện VIII…

Ông Lee Hyung Hwa, Giám đốc quốc gia Văn phòng KOICA tại Việt Nam

Cùng chung bước với quyết tâm mạnh mẽ của Chính phủ Việt Nam, KOICA hiện đang hợp tác chặt chẽ trong việc góp phần đạt mục tiêu Net Zero năm 2050 của Việt Nam”, ông Lee Byung Hwa bày tỏ.

Cũng theo Giám đốc quốc gia Văn phòng Cơ quan Hợp tác quốc tế Hàn Quốc tại Việt Nam: “Với mục tiêu quốc gia mang tính thách thức như trung hòa cacbon vào năm 2050 và trở thành quốc gia có thu nhập cao, Việt Nam đã và đang phải đối mặt với sự thay đổi về việc tổ chức lại chuỗi cung ứng toàn cầu và biến đổi khí hậu ngày càng sâu sắc. Để Việt Nam có thể đạt được những mục tiêu mang tính thời đại này và không bị lung lay trước dòng chảy thay đổi, KOICA sẽ hỗ trợ và hợp tác trên nhiều phương diện”.

Dự án “Thúc đẩy thị trường đầu tư tiết kiệm và hiệu quả năng lượng trong lĩnh vực công nghiệp và hỗ trợ thực hiện Kế hoạch hành động tăng trưởng xanh Việt Nam” được triển khai từ năm 2021 đến năm 2025 với tổng kinh phí 6,4 triệu USD. Dự án do Chính phủ Hàn Quốc tài trợ thông qua KOICA nhằm đóng góp vào mục tiêu quốc gia về giảm cường độ năng lượng bằng cách cải thiện hiệu quả năng lượng trong lĩnh vực công nghiệp Việt Nam; đảm bảo an ninh năng lượng cho phát triển kinh tế và xã hội; giảm phát thải khí nhà kính để ứng phó với biển đổi khí hậu.

Thanh Bình
Bài viết cùng chủ đề: Năng lượng Xanh

Tin cùng chuyên mục

Cận cảnh 'cá voi bay' gây chú ý khi xuất hiện ở sân bay Nội Bài

Cùng hành trình đi tới mục tiêu Net Zero 2050 của Việt Nam

Công cụ chuyển đổi nhanh - chìa khóa tạo lợi thế cạnh tranh

Ngành ngân hàng tiên phong trong áp dụng các tiêu chuẩn ESG

Ra mắt “Báo cáo Diễn đàn và Triển lãm kinh tế xanh 2024”

Thiếu thông tin và tài chính đang cản trở doanh nghiệp tiếp cận ESG

Chuyển đổi xanh: Con đường doanh nghiệp bắt buộc phải đi để phát triển bền vững

Hà Nội: Tiếc nuối nhìn con đường gốm sứ ven sông Hồng từng đạt kỷ lục Guinness ngày càng xuống cấp

Chuyển đổi kép - giải pháp để Việt Nam phát triển nhanh và bền vững

TP. Hồ Chí Minh: Metro số 1 Bến Thành - Suối Tiên bắt đầu vận hành thử nghiệm 100% công suất

Nâng quy chuẩn quốc gia về nước thải công nghiệp: Cần có lộ trình phù hợp

Phát triển kinh tế đa dạng sinh học: Cần liên kết các nguồn lực tài chính

Doanh nghiệp Việt chưa chú trọng đến vấn đề bảo mật thông tin

Triển lãm ngành cấp thoát nước và xử lý nước thải: Hướng tới phát triển bền vững

Thực hành tốt 5S tại doanh nghiệp để mang lại hiệu quả năng suất tối ưu

Tuyên Quang: Tập trung xây dựng hạ tầng cơ sở thiết yếu vùng dân tộc thiểu số

Kinh tế tuần hoàn tiên phong: 'Chìa khóa' để phát triển bền vững

Báo chí và doanh nghiệp có vai trò rất lớn trong phát triển bền vững

Doanh nghiệp dệt may chủ động chuyển đổi xanh

Hàng không Việt Nam tăng chuyến bay sau bão Trà Mi