Thứ ba 26/11/2024 17:42

Thừa Thiên Huế: Sắp vận hành nhà máy xử lý rác sản xuất hơn 90 triệu kWh điện/năm

Dự kiến, tháng 3/2024 Nhà máy xử lý rác thải sinh hoạt Phú Sơn, thị xã Hương Thuỷ, Thừa Thiên Huế sẽ vận hành và có thể cung cấp hơn 90 triệu kWh điện/năm.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên HuếPhan Quý Phương vừa có chuyến thực địa tại Nhà máy xử lý rác thải sinh hoạt Phú Sơn nhằm kiểm tra tình hình trước khi nhà máy này đi vào vận hành chính thức.

Lãnh đạo tỉnh Thừa Thiên Huế, cùng với các sở, ban, ngành liên quan thị sát tại Nhà máy xử lý rác thải sinh hoạt Phú Sơn

Báo cáo tình hình thực hiện, đại diện phía Công ty TNHH năng lượng môi trường EB Thừa Thiên Huế (chủ đầu tư nhà máy) cho biết, nhà máy khởi công xây dựng từ cuối năm 2021, có tổng mức đầu tư gần 1.700 tỷ đồng trên diện tích quy hoạch khoảng 11,234ha (bao gồm bãi chôn lấp tro bay, trạm phát điện và các công trình phụ trợ khác) tại thôn 3, xã Phú Sơn, thị xã Hương Thủy.

Nhà máy áp dụng mô hình BOO, thời gian hoạt động là 25 năm (bao gồm thời gian xây dựng và thời gian vận hành dự án); công suất xử lý rác thải sinh hoạt 600 tấn/ngày, có thể tạo ra 12MW/h năng lượng xanh. Sau khi hoàn thành xây dựng, mỗi năm sẽ xử lý khoảng 220.000 tấn rác thải sinh hoạt và có thể cung cấp khoảng 93 triệu kWh điện xanh.

Đại diện phía Công ty TNHH năng lượng môi trường EB Thừa Thiên Huế thông tin, trong quá trình vận hành thử nghiệm, kể từ ngày 1/9/2023 đến ngày 18/2/2024, Công ty đã nhập vào xưởng tổng lượng rác hơn 43.422 tấn; khối lượng rác đưa vào lò đốt khoảng 28.299 tấn. Lượng điện phát ra là 14.636.300 kWh, lượng điện truyền tải lên lưới là 12.497.800 kWh.

Theo đại diện nhà máy, kết quả các đợt quan trắc (khí thải, nước thải) đều đạt quy chuẩn, quy định; trong đó, số liệu quan trắc khí thải đã truyền online về Sở Tài nguyên và Môi trường để theo dõi, giám sát.

“Dự án vận hành thử nghiệm an toàn, ổn định, khí thải ra môi trường đáp ứng yêu cầu và Nhà máy cũng đã đảm bảo việc xử lý rác trong dịp tết Nguyên Đán 2024 theo chỉ đạo của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế”, đại diện Lãnh đạo Nhà máy cho biết thêm.

Ngoài ra, các hạng mục khác của nhà máy như khu vực nhà ăn, nhà nghỉ, sân chơi… cho người lao động, kỹ sư được chú trọng đầu tư với phong cách hiện đại, tiện nghi … góp phần tô điểm cho công trình, tạo nên không gian sống xanh, sạch, đẹp.

Qua kiểm tra thực tế, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế Phan Quý Phương biểu dương tinh thần trách nhiệm, sự nỗ lực của các sở, ngành hữu quan, thị xã Hương Thủy, chủ đầu tư và đơn vị thi công đã khắc phục những khó khăn liên quan đến thủ tục, giải phóng mặt bằng, thi công, hệ thống phòng cháy chữa cháy (PCCC)… để đưa nhà máy vào vận hành thử.

“Nhà máy xử lý rác Phú Sơn là một trong những dự án đầu tiên tại địa phương đưa công nghệ tiên tiến vào giải quyết vấn đề rác thải sinh hoạt phát sinh, tạo ra nguồn năng lượng mới thân thiện với môi trường. Dự án cũng góp phần giúp TP. Huế tiếp cận với công nghệ xử lý hiệu quả nhằm giảm thiểu ô nhiễm, cải thiện môi trường sống, đảm bảo phát triển bền vững, phù hợp với quy hoạch chung về xử lý chất thải rắn sinh hoạt của thành phố”, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế Phan Quý Phương nhấn mạnh.

Bên cạnh đó, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế Phan Quý Phương lưu ý, để nhà máy chính thức khánh thành (dự kiến tháng 3/2024), yêu cầu chủ đầu tư phối hợp chặt chẽ với các đơn vị liên quan thực hiện nghiêm túc, đúng quy định trong quá trình vận hành thử nghiệm; chủ động khắc phục những tồn tại, hạn chế phát sinh trong quá trình vận hành thử nghiệm; sớm hoàn thiện một số thủ tục, hạng mục còn lại để đưa vào vận hành chính thức trong thời gian tới. Đặc biệt, nhà máy cần khẩn trương khắc phục tình trạng vẫn còn mùi, bụi khu vực xử lý tro xỉ và phải có tên nhà máy xử lý rác thải Phú Sơn bằng tiếng Việt với khổ chữ to hơn tên tiếng nước ngoài của doanh nghiệp, gắn phía trước nhà máy theo quy định của pháp luật Việt Nam.

Nguyễn Tuấn
Bài viết cùng chủ đề: Thừa Thiên Huế

Tin cùng chuyên mục

Vĩnh Phúc: Chuyển đổi xanh là cơ hội để nâng cao năng lực cạnh tranh

5 trụ cột giúp Việt Nam chuyển đổi sang phương tiện giao thông chạy điện

Tăng 650.000 ghế, hàng không Việt Nam vẫn lo thiếu chỗ dịp Tết

Truyền thông góp phần thúc đẩy sản xuất và tiêu dùng bền vững

Cận cảnh 'cá voi bay' gây chú ý khi xuất hiện ở sân bay Nội Bài

Cùng hành trình đi tới mục tiêu Net Zero 2050 của Việt Nam

Công cụ chuyển đổi nhanh - chìa khóa tạo lợi thế cạnh tranh

Ngành ngân hàng tiên phong trong áp dụng các tiêu chuẩn ESG

Ra mắt “Báo cáo Diễn đàn và Triển lãm kinh tế xanh 2024”

Thiếu thông tin và tài chính đang cản trở doanh nghiệp tiếp cận ESG

Chuyển đổi xanh: Con đường doanh nghiệp bắt buộc phải đi để phát triển bền vững

Hà Nội: Tiếc nuối nhìn con đường gốm sứ ven sông Hồng từng đạt kỷ lục Guinness ngày càng xuống cấp

Chuyển đổi kép - giải pháp để Việt Nam phát triển nhanh và bền vững

TP. Hồ Chí Minh: Metro số 1 Bến Thành - Suối Tiên bắt đầu vận hành thử nghiệm 100% công suất

Nâng quy chuẩn quốc gia về nước thải công nghiệp: Cần có lộ trình phù hợp

Phát triển kinh tế đa dạng sinh học: Cần liên kết các nguồn lực tài chính

Doanh nghiệp Việt chưa chú trọng đến vấn đề bảo mật thông tin

Triển lãm ngành cấp thoát nước và xử lý nước thải: Hướng tới phát triển bền vững

Thực hành tốt 5S tại doanh nghiệp để mang lại hiệu quả năng suất tối ưu

Tuyên Quang: Tập trung xây dựng hạ tầng cơ sở thiết yếu vùng dân tộc thiểu số