Thừa Thiên Huế: Đưa A Lưới ra khỏi 74 huyện nghèo của cả nước

Lãnh đạo tỉnh Thừa Thiên Huế yêu cầu, huyện A Lưới cần triển khai đồng bộ các giải pháp; giảm nghèo bền vững, đưa huyện ra khỏi 74 huyện nghèo của cả nước.
Thừa Thiên Huế: Phát huy sức mạnh hệ thống chính trị trong công tác giảm nghèo bền vững Thừa Thiên Huế: Vốn tín dụng chính sách góp phần giảm nghèo bền vững Thừa Thiên Huế: Đời sống nhân dân vùng nông thôn, miền núi từng bước được cải thiện

Triển khai quyết liệt, huy động mọi nguồn lực

UBND huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết, năm 2022, công tác giảm nghèo bước đầu đạt những kết quả rất tích cực, tỷ lệ hộ nghèo giảm 11,78%, tương ứng 1.623 hộ, vượt 193 hộ so với kế hoạch đề ra; số hộ nghèo toàn huyện còn lại 5.399 hộ, chiếm 38,2%; số hộ cận nghèo 2.078 hộ, chiếm 14,70%. Trong đó, 240 hộ nghèo, 192 hộ cận nghèo không có khả năng lao động; 527 có công cách mạng.

Thừa Thiên Huế: Đưa A Lưới ra khỏi 74 huyện nghèo của cả nước

Đoàn giám sát của Quốc hội khảo sát thực địa tại huyện A Lưới về việc triển khai thực hiện 3 Chương trình Mục tiêu quốc gia

Ban Chỉ đạo giảm nghèo bền vững huyện đã chỉ đạo triển khai đồng bộ các chính sách, dự án giảm nghèo. Với quan điểm “Xác định rõ nguyên nhân nghèo và có phương án thoát nghèo theo địa chỉ cụ thể cho từng hộ nghèo”. Trên cơ sở Kế hoạch phân bổ chỉ tiêu của Ban Chỉ đạo giảm nghèo bền vững tỉnh, huyện về việc giao chỉ tiêu kế hoạch giảm nghèo cho các xã, thị trấn giai đoạn 2022 – 2025.

Ông Nguyễn Mạnh Hùng - Chủ tịch UBND huyện A Lưới cho biết, thời gian qua, công tác giảm nghèo được Ban Thường vụ Huyện ủy, Ban Chỉ đạo giảm nghèo bền vững huyện triển khai thực hiện quyết liệt. Công tác lãnh chỉ đạo các cấp ủy đảng, chính quyền, các cơ quan, ban ngành liên quan, các tổ chức chính trị - xã hội từ huyện đến cơ sở tăng cường công tác tuyên truyền, vận động triển khai thực hiện công tác giảm nghèo. Đồng thời, thực hiện tốt việc huy động, phân bổ, sử dụng hiệu quả nguồn lực từ 3 chương trình mục tiêu quốc gia, đảm bảo đúng nguyên tắc, công khai, minh bạch, tập trung theo thứ tự ưu tiên, tránh tình trạng đầu tư dàn trải; đẩy mạnh việc huy động các nguồn lực xã hội tham gia công tác giảm nghèo.

Thời gian tới, huyện A Lưới tiếp tục tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy, tổ chức đảng đối với công tác giảm nghèo bền vững; xác định giảm nghèo bền vững là nhiệm vụ trọng tâm xuyên suốt của cả hệ thống chính trị từ nay đến năm 2025. “Quá trình triển khai cần quán triệt và thực hiện tốt phương châm của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thừa Thiên Huế là “Ai sợ khó, sợ không làm được thì đứng ra một bên để giao người khác; ai không làm được thì thay người”. Phấn đấu đến cuối năm 2023 đưa A Lưới ra khỏi 74 huyện nghèo Quốc gia, phấn đấu đến cuối năm 2025 tỷ lệ hộ nghèo toàn huyện xuống dưới 12,01%”, Chủ tịch UBND huyện A Lưới Nguyễn Mạnh Hùng cho biết thêm.

Thừa Thiên Huế: Đưa A Lưới ra khỏi 74 huyện nghèo của cả nước
Với việc đẩy mạnh phát triển hạ tầng dịch vụ - du lịch, xây dựng điểm đến, hiện nhiều du khách đã tìm đến A Lưới

Đồng thời, tập trung triển khai đồng bộ các giải pháp và lồng ghép sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn từ 3 chương trình mục tiêu quốc gia (giảm nghèo bền vững; xây dựng nông thôn mới; phát triển kinh tế, xã hội vùng đồng bào dân tộc và miền núi). Tích cực triển khai có hiệu quả việc xoá nhà tạm và tạo sinh kế cho người dân. Đồng thời, đẩy mạnh công tác tuyên truyền vận động bà con nhân dân, nhất là các hộ nghèo về ý thức tự vươn lên thoát nghèo không trông chờ ỷ lại từ nhà nước; phát động thường xuyên phong trào “Dòng họ, làng, bản không có hộ nghèo”…

Đưa A Lưới ra khỏi huyện nghèo quốc gia

Ông Nguyễn Thanh Bình - Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết, thời gian tới các cấp, ngành, chính quyền địa phương cần tập trung cho công tác giảm nghèo bền vững của tỉnh, nhất là phải đưa được huyện A Lưới thoát khỏi danh sách huyện nghèo quốc gia. Hoàn thành mục tiêu này sẽ góp phần vào tiêu chí đưa tỉnh Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương. Ban Thường vụ Huyện ủy A Lưới cần quyết tâm trong việc triển khai thực hiện về hạ tầng kinh tế kỹ thuật; lao động việc làm; xóa nhà tạm.

Theo Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Thanh Bình, ngoài vận động ngoại lực, thực hiện các chính sách liên quan và huy động nội lực, địa phương cần chú trọng các biện pháp tuyên truyền, vận động để các hộ nghèo nhận thức rõ vai trò, trách nhiệm của bản thân. Để người nghèo hiểu được họ vừa là chủ thể, vừa là đối tượng được hưởng lợi từ chương trình giảm nghèo, từ đó chủ động, nỗ lực vươn lên trong phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập, sử dụng có hiệu quả nguồn lực hỗ trợ của Nhà nước, tranh thủ sự hướng dẫn, giúp đỡ của chính quyền, đoàn thể và cộng đồng để vươn lên thoát nghèo bền vững.

Thừa Thiên Huế: Đưa A Lưới ra khỏi 74 huyện nghèo của cả nước
A Lưới phát huy bản sắc văn hoá đặc trưng thu hút du khách trong và ngoài nước

Tại buổi làm việc UBND huyện A Lưới mới đây, ông Phan Ngọc Thọ - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Thừa Thiên Huế yêu cầu, thời gian tới huyện A Lưới cần tập trung mọi nguồn lực, xác định giảm nghèo bền vững là mục tiêu quan trọng; bám sát thực trạng, nhất là các tiêu chí, tiêu chuẩn về giảm nghèo bền vững để thực hiện; phấn đấu đưa A Lưới ra khỏi danh sách 74 huyện nghèo của cả nước, góp phần đưa cả tỉnh trở thành thành phố trực thuộc Trung ương theo Nghị quyết 54 của Bộ Chính trị.

“Huyện A Lưới huy động nguồn lực của toàn xã hội chăm lo cho công tác giảm nghèo bền vững. Chú trọng đến tạo việc làm, xuất khẩu lao động và xóa nhà tạm cho hộ nghèo. Đồng thời, cần tập trung nguồn lực để triển khai thực hiện giải ngân nguồn vốn của các chương trình mục tiêu quốc gia trong năm 2023. Có phương án, kế hoạch cụ thể trong việc triển khai thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng Nông thôn mới trên địa bàn. Quan tâm đến các thiết chế, các mô hình trong việc xây dựng nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu... Bên cạnh đó, A Lưới tuyệt đối không tăng thêm số hộ nghèo; giảm dần số hộ cận nghèo. Nếu hộ nghèo tăng, phát sinh thêm hộ cận nghèo là thất bại trong chủ trương thực hiện giảm nghèo bền vững”, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Phan Ngọc Thọ yêu cầu.

Với sự quyết tâm vào cuộc của cả hệ thống chính trị, cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương, A Lưới sẽ giảm nghèo bền vững; góp phần vào mục tiêu đưa Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương.

Nguyễn Tuấn
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: giảm nghèo bền vững

Tin cùng chuyên mục

Tăng trưởng kinh tế vùng Đồng bằng sông Hồng gấp 1,24 lần bình quân cả nước

Tăng trưởng kinh tế vùng Đồng bằng sông Hồng gấp 1,24 lần bình quân cả nước

Việt Nam đối thoại Báo cáo quốc gia về bảo vệ và thúc đẩy quyền con người

Việt Nam đối thoại Báo cáo quốc gia về bảo vệ và thúc đẩy quyền con người

Xanh hóa bao bì - chiến lược phát triển bền vững của ngành thực phẩm

Xanh hóa bao bì - chiến lược phát triển bền vững của ngành thực phẩm

Thực hiện hiệu quả Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển tầm nhìn đến năm 2045

Thực hiện hiệu quả Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển tầm nhìn đến năm 2045

Đến năm 2050, vùng Tây Nguyên được hướng đến là trung tâm năng lượng tái tạo của cả nước

Đến năm 2050, vùng Tây Nguyên được hướng đến là trung tâm năng lượng tái tạo của cả nước

ADB dành 9,8 tỷ USD giúp châu Á và Thái Bình Dương phát triển bền vững

ADB dành 9,8 tỷ USD giúp châu Á và Thái Bình Dương phát triển bền vững

Kiểm soát phát thải khí nhà kính theo tiêu chuẩn ISO, Thép Hòa Phát rộng đường xuất khẩu

Kiểm soát phát thải khí nhà kính theo tiêu chuẩn ISO, Thép Hòa Phát rộng đường xuất khẩu

Tuyên Quang: Không đánh đổi tài nguyên rừng để phát triển du lịch

Tuyên Quang: Không đánh đổi tài nguyên rừng để phát triển du lịch

Nhọc nhằn chuyển đổi xanh

Nhọc nhằn chuyển đổi xanh

Đại sứ Australia về biến đổi khí hậu thăm Việt Nam nhằm thúc đẩy hợp tác về khí hậu và năng lượng

Đại sứ Australia về biến đổi khí hậu thăm Việt Nam nhằm thúc đẩy hợp tác về khí hậu và năng lượng

Thúc đẩy sản xuất dừa bền vững với tín dụng xanh

Thúc đẩy sản xuất dừa bền vững với tín dụng xanh

Doanh nghiệp làm gì để sẵn sàng đón làn sóng đầu tư xanh?

Doanh nghiệp làm gì để sẵn sàng đón làn sóng đầu tư xanh?

Cần nhanh chóng hiện thực hoá các chủ trương về chuyển đổi xanh

Cần nhanh chóng hiện thực hoá các chủ trương về chuyển đổi xanh

Chuyển đổi xanh, tài chính xanh hướng đến Net Zero trong doanh nghiệp

Chuyển đổi xanh, tài chính xanh hướng đến Net Zero trong doanh nghiệp

Thủ tướng yêu cầu tập trung bảo đảm cấp nước sinh hoạt cho người dân Đồng bằng sông Cửu Long

Thủ tướng yêu cầu tập trung bảo đảm cấp nước sinh hoạt cho người dân Đồng bằng sông Cửu Long

Phát triển “Dự án phương tiện điện thông minh Selex” theo Tiêu chuẩn vàng cho mục tiêu toàn cầu

Phát triển “Dự án phương tiện điện thông minh Selex” theo Tiêu chuẩn vàng cho mục tiêu toàn cầu

Việt Nam - Canada trao đổi kinh nghiệm trong giảm phát thải khí nhà kính

Việt Nam - Canada trao đổi kinh nghiệm trong giảm phát thải khí nhà kính

Sản xuất bền vững hướng đến tăng trưởng xanh: Yêu cầu cấp bách

Sản xuất bền vững hướng đến tăng trưởng xanh: Yêu cầu cấp bách

3 kiến nghị của doanh nghiệp Nhật Bản vì mục tiêu phát triển bền vững tại Việt Nam

3 kiến nghị của doanh nghiệp Nhật Bản vì mục tiêu phát triển bền vững tại Việt Nam

Phát huy vai trò của thanh niên trong ứng phó biến đổi khí hậu

Phát huy vai trò của thanh niên trong ứng phó biến đổi khí hậu

Xem thêm