Thứ ba 13/05/2025 07:53

Thỏa thuận ổn định chuỗi cung ứng Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương có hiệu lực

Thỏa thuận đảm bảo ổn định chuỗi cung ứng, với sự tham gia của Mỹ, Nhật Bản và các nền kinh tế ở khu vực Ấn Độ Dương- Thái Bình Dương, bắt đầu có hiệu lực từ ngày 24/2.

Ảnh minh họa. (Nguồn: AFP/TTXVN)

Thỏa thuận đảm bảo ổn định chuỗi cung ứng, với sự tham gia của Mỹ, Nhật Bản và các nền kinh tế ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, bắt đầu có hiệu lực từ ngày 24/2.

Đây được coi là thỏa thuận đa quốc gia đầu tiên vạch ra các bước nhằm tăng cường hợp tác khi xảy ra những gián đoạn nghiêm trọng về chuỗi cung ứng trong khu vực.

Thỏa thuận được các bên đàm phán theo Khuôn khổ Hợp tác Kinh tế Ấn Độ Dương -Thái Bình Dương vì thịnh vượng (IPEF) triển khai năm 2022, cho phép các nước hỗ trợ lẫn nhau để đảm bảo những danh mục thiết yếu trong các thời điểm xảy ra gián đoạn các chuỗi cung ứng như trong đại dịch.

Trong số 14 nước tham gia đàm phán IPEF, 5 quốc gia gồm Mỹ, Nhật Bản, Fiji, Ấn Độ và Singapore đã bắt đầu thực thi thỏa thuận sau khi hoàn tất các thủ tục cần thiết trong nước.

Thỏa thuận về chuỗi cung ứng được các bên nhất trí từ tháng 5/2023 và ký kết tháng 11/2023. Đây là thỏa thuận đầu tiên có hiệu lực trong số các thỏa thuận mà các nước đã nhất trí.

Theo thỏa thuận, các nước xác định rõ các lĩnh vực và hàng hóa thiết yếu trong khi xây dựng các kế hoạch hành động, cung cấp khuyến nghị để tăng cường tính ổn định và cạnh tranh cho những danh mục này.

Các nước tham gia đàm phán IPEF cũng sẽ thành lập Mạng lưới ứng phó khủng hoảng chuỗi cung ứng, cung cấp kênh liên lạc khẩn cấp và tăng cường trao đổi thông tin, cung cấp nền tảng để yêu cầu và đề nghị hỗ trợ trong ứng phó với các gián đoạn chuỗi cung ứng.

IPEF hiện gồm 14 nước tham gia đàm phán, chiếm khoảng 40% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) toàn cầu, gồm Australia, Brunei, Fiji, Ấn Độ, Indonesia, Nhật Bản, Malaysia, New Zealand, Philippines, Singapore, Hàn Quốc, Thái Lan, Mỹ và Việt Nam. Các nước đã đạt thỏa thuận trong hầu hết mọi trụ cột, ngoại trừ trao đổi thương mại./.

Theo vietnamplus.vn
Bài viết cùng chủ đề: kinh tế

Tin cùng chuyên mục

Tăng cảnh báo từ sớm, từ xa cho doanh nghiệp khi Ấn Độ siết phòng vệ

Nhiều giải pháp thúc đẩy tiêu dùng trên nền tảng số

Xuất khẩu gạo đạt kỷ lục: Khi hạt giống là chìa khóa

Vinachem sẽ ra mắt sàn thương mại điện tử VinachemMart

Loạt giải pháp giữ vị thế ngành sầu riêng Việt Nam

Cơ hội xuất khẩu quả bưởi khi Australia hoàn tất đánh giá

Lý do tổ yến 'made in Việt Nam' vào Trung Quốc còn khiêm tốn

Cảnh báo sớm: ‘Lá chắn’ bảo vệ hàng Việt xuất khẩu

Thức tỉnh ‘giấc mơ’ thương hiệu: Câu chuyện đặc biệt từ một gói cà phê

Giải 'cơn khát' nhân lực trong thương mại điện tử

VPPE 2025: Thúc đẩy phát triển công nghệ xanh ngành bao bì

Hà Giang: Dòng chảy số gỡ 'nút thắt' hàng hóa nông sản cho người dân

Dự án Luật Thương mại điện tử do Bộ Công Thương xây dựng được đánh giá cao

Xúc tiến thương mại: Đa dạng ‘kênh’ mở rộng thị trường

Chất lượng tốt, cà phê Robusta Việt Nam được nhiều thị trường ưa chuộng

Hội chợ xúc tiến thương mại cho các hợp tác xã miền Bắc: Kết nối và lan toả

Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu 4 tháng/2025 tăng 15,7% so với cùng kỳ

Chủ động thích ứng, doanh nghiệp tăng tốc xuất khẩu hàng hóa

Hà Nội: Xuất khẩu hàng hóa đạt 6,4 tỷ USD trong 4 tháng đầu năm 2025

Thương mại điện tử nội địa cần làm gì để không bị “lép vế”?