Báo Công Thương: 80 năm ‘truyền lửa’ trên mặt trận kinh tế

Báo Công Thương ra đời từ 2/10/1945 với bề dày lịch sử 80 năm miệt mài trên hành trình người truyền lửa, truyền tin trên mặt trận thông tin kinh tế của đất nước
Báo Công Thương ký kết hợp tác với Trường Cao đẳng Kỹ thuật Công nghiệp Báo Công Thương tổ chức Hội nghị viên chức, người lao động năm 2025 Báo Công Thương đảm nhận nhiệm vụ quản lý, vận hành Cổng Thông tin điện tử Bộ Công Thương

Ngày lịch sử trong buổi bình minh đất nước

Ngày 2/10/1945, chỉ một tháng sau khi nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời, Bộ trưởng Bộ Quốc dân Kinh tế Nguyễn Mạnh Hà đã ký Nghị định số 08-BKT/VP, đặt nền móng cho một cơ quan báo chí kinh tế - Việt Nam Kinh tế tập san, tiền thân của Báo Công Thương ngày nay. Ngay từ thời khắc ấy, một sứ mệnh thiêng liêng đã được xác lập: Phát triển kinh tế phải đi đôi với tuyên truyền mạnh mẽ, giúp người dân, doanh nghiệp và chính quyền có cái nhìn đúng đắn, toàn diện về đường lối phát triển đất nước.

Chủ tịch Hồ Chí Minh khi ấy đã nhận định rõ: “Muốn phát triển kinh tế, trước hết phải tuyên truyền thật tốt đường lối kinh tế”. Đó không chỉ là một tư tưởng mà còn là kim chỉ nam cho Báo Công Thương trong suốt 80 năm đồng hành cùng sự nghiệp phát triển kinh tế đất nước.

Một tờ báo được khởi nguồn từ những ngày lập nước, cơ quan của một bộ có mặt trong Chính phủ đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa - Bộ Quốc dân Kinh tế, thể hiện khát vọng dân giàu, nước mạnh của Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng ta. Theo đó, khẳng định mạnh mẽ vai trò đi đầu của công tác tuyên truyền các chính sách mới, nhất là chính sách kinh tế.

Báo Công Thương: 80 năm ‘truyền lửa’ trên mặt trận kinh tế

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên trao quyết định công nhận Ngày truyền thống của Báo Công Thương cho tập thể lãnh đạo Báo. Ảnh: Cấn Dũng

Bộ Công Thương đã qua nhiều lần tách nhập, với nhiều mô hình tổ chức cho phù hợp với mô hình quản lý từng thời kỳ của đất nước. Trong dòng chảy đó, Báo Công Thương cũng được tổ chức với nhiều tên gọi trước khi xuất bản số đầu tiên dưới manchette “Công Thương” từ ngày 1/4/2008.

Với mỗi một cơ quan, tổ chức, những cột mốc quan trọng nhất là ngày truyền thống, ngày thành lập và riêng với cơ quan báo chí có thêm ngày xuất bản số báo đầu tiên. Đó là những mốc thời gian rất hệ trọng và cũng rất có ý nghĩa để mỗi khi bóc trang lịch có những ngày tháng đó, những người từng đứng trong đội ngũ cơ quan ấy, đơn vị ấy, tờ báo ấy vừa tự hào, vừa có thêm nguồn động viên tinh thần to lớn để đẩy con thuyền lịch sử đi xa bằng tất cả trí tuệ, sức lực và trách nhiệm cao nhất của mình.

Báo Công Thương: 80 năm ‘truyền lửa’ trên mặt trận kinh tế
80 năm qua, Báo Công Thương đã không ngừng phát triển, từ một ấn phẩm nhỏ trong chiến khu Việt Bắc đến một cơ quan báo chí kinh tế hàng đầu Việt Nam. Hành trình ấy đầy thách thức, nhưng cũng tràn ngập niềm tự hào.

Từ "Mặt trận Kinh tế" đến dấu ấn báo chí kinh tế hàng đầu

Ngay từ những ngày đầu của chính quyền non trẻ đến những ngày kháng chiến trường kỳ giữa chiến khu Việt Bắc, công tác tuyên truyền luôn được Bộ Kinh tế, đơn vị tiền thân của Bộ Công Thương hết sức quan tâm.

Tờ tin Mặt trận Kinh tế, một trong những tờ báo tiền thân của Báo Công Thương đã xuất bản hai số đầu tiên cuối năm 1948 giữa chiến khu Việt Bắc, đánh dấu mốc son và bề dày truyền thống vẻ vang của Báo Công Thương, một trong những tờ báo ra đời sớm nhất so với báo chí của các bộ, ngành khác.

Đó không chỉ là một ấn phẩm báo chí, mà còn là một tuyên ngôn mạnh mẽ về sự tự chủ kinh tế giữa thời kỳ chiến tranh. Tờ báo phản ánh những nỗ lực của nhân dân trong sản xuất, cung ứng hậu cần, phát triển tiểu thủ công nghiệp và tự lực cánh sinh để duy trì nền kinh tế kháng chiến.

Cũng dễ hiểu vì sao ngày ấy, tờ báo tiền thân của Báo Công Thương lại có một cái tên đầy ý nghĩa, gợi đến chiến trường, đến cuộc chiến thầm lặng cùng cả nước đang trường kỳ kháng chiến và kiến quốc: "Mặt trận Kinh tế".

Báo Công Thương: 80 năm ‘truyền lửa’ trên mặt trận kinh tế
Trang bìa tờ tin Mặt trận Kinh tế số 2 xuất bản tháng Chạp năm 1948

Thư viện Quốc gia hôm nay vẫn còn lưu trữ được hàng chục số đầu tiên của Tờ tin Mặt trận Kinh tế. Giai đoạn đầu tờ tin xuất bản khoảng 2-5 tháng một số, từ tháng 1/1950 tờ tin Mặt trận Kinh tế xuất bản đều đặn tháng một số.

Tờ tin Mặt trận Kinh tế xuất bản mỗi số từ 16 đến 24 trang, với các trang, mục như: Địa lý kinh tế các tỉnh; ABC Kinh tế học; Trên mặt trận kinh tế có gì lạ?; Nói chuyện kinh tế, Luật kinh tế hiện hành…

Có thể thấy, trong bối cảnh giữa chiến khu Việt Bắc, thiếu thốn nhiều bề, nhưng tờ báo ngay từ đầu đã thể hiện tính tư tưởng, tính chiến đấu rất rõ với nhiều bài viết mang tính chính luận, phân tích sắc sảo tình hình chính trị, kinh tế xã hội của đất nước. Đặc biệt, trong nền kinh tế thời chiến, báo đã tập trung cho nhiệm vụ chính trị hàng đầu là chỉ rõ những mặt trái kinh tế xã hội của chủ nghĩa tư bản và tập trung cho nhiệm vụ trước mắt: Phá hoại kinh tế của địch.

Những số báo đầu tiên của "Mặt trận Kinh tế" ghi lại những dấu mốc quan trọng: Từ bài viết của Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi ngành Tơ sợi Trung ương kêu gọi phát triển sản xuất, đến những bài bình luận sắc bén về chiến lược phá hoại kinh tế của thực dân Pháp. Giai đoạn này, Báo Công Thương - dù mang tên gọi khác nhau - đã trở thành tiếng nói chủ lực của ngành kinh tế nước nhà.

Trải qua những năm tháng chiến tranh, rồi giai đoạn khôi phục và đổi mới nền kinh tế, Báo Công Thương đã có nhiều lần thay đổi tên gọi, từ "Mặt trận Kinh tế", "Tập san Công Thương", "Báo Thương nghiệp", cho đến năm 2008, khi chính thức mang tên Báo Công Thương - cơ quan ngôn luận của Bộ Công Thương.

Báo Công Thương: 80 năm ‘truyền lửa’ trên mặt trận kinh tế
Bộ Công Thương đã qua nhiều lần tách nhập, với nhiều mô hình tổ chức cho phù hợp với mô hình quản lý từng thời kỳ của đất nước.

Tiên phong ứng dụng trí tuệ nhân tạo và chuyển đổi số

80 năm qua, Báo Công Thương đã không ngừng phát triển, từ một ấn phẩm nhỏ trong chiến khu Việt Bắc đến một cơ quan báo chí kinh tế hàng đầu Việt Nam. Hành trình ấy đầy thách thức, nhưng cũng tràn ngập niềm tự hào.

Những năm gần đây, Báo Công Thương không ngừng đổi mới để theo kịp sự phát triển của công nghệ và xu hướng báo chí hiện đại. Từ năm 2022 đến nay, báo đã thực hiện hàng loạt cải cách mạnh mẽ.

Đáng chú ý, tăng trưởng vượt bậc về lượt người xem: Nếu như năm 2020, Báo Công Thương điện tử chỉ đạt 17,6 triệu lượt xem/năm (trung bình 1,4 triệu lượt/tháng), thì đến tháng 1/2023, lượng người xem đã tăng lên hơn 1 triệu lượt/ngày, tương đương hơn 30 triệu lượt/tháng – tăng hơn 30 lần so với năm 2021.

Báo Công Thương điện tử cũng đã vươn lên trong xếp hạng báo chí Việt Nam: Tháng 2/2022, Báo Công Thương điện tử đứng thứ 626 trong danh sách các trang tin tức tại Việt Nam. Đến tháng 6/2023, báo vươn lên vị trí 92 và đến tháng 12/2023, đã đạt thứ hạng 54. Tháng 8/2024, theo SimilarWeb, Báo Công Thương tiếp tục bứt phá lên vị trí 24 trong số các trang tin tức có lượng người xem cao nhất Việt Nam.

Với việc lọt Top 24 tờ báo có số lượng người xem cao nhất tại Việt Nam, Báo Công Thương đã về đích sớm 1 năm so với mục tiêu năm 2025 mà Đề án Đổi mới Báo Công Thương đề ra. Đồng thời, sự xếp hạng nêu trên cũng cho thấy, hướng đi đúng của Báo Công Thương trong việc phát triển báo chí theo xu hướng đa phương tiện, chuyển đổi số. Đây cũng là kết quả của nỗ lực đổi mới toàn diện về cả nội dung lẫn hình thức truyền thông của Báo trong hơn hai năm vừa qua.

Báo Công Thương điện tử cũng là tờ báo đã phát triển mạnh mẽ trên các nền tảng số: Báo đã xây dựng hệ thống kênh truyền thông đa nền tảng, từ Facebook, YouTube, TikTok, Zalo, tất cả đều đạt chứng nhận tick xanh, thu hút hàng triệu lượt theo dõi. Đặc biệt, kênh YouTube của Báo Công Thương đã vượt hơn 1,2 triệu lượt theo dõi, nhận nút bạc của YouTube vào tháng 6/2023.

Báo in tăng kỳ xuất bản: Từ tháng 1/2023, báo tăng từ 2 số/tuần lên 3 số/tuần, với nội dung chuyên sâu, thiết kế hiện đại, phản ánh đa chiều về các lĩnh vực công nghiệp, thương mại, hội nhập kinh tế.

Bên cạnh đó, Báo cũng tổ chức nhiều sự kiện kinh tế - xã hội quan trọng: Từ hội thảo về chính sách xuất nhập khẩu, logistics, đến tọa đàm về phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ, báo luôn đi đầu trong việc kết nối và thúc đẩy đối thoại giữa doanh nghiệp và chính sách nhà nước.

Ngoài ra Báo Công Thương cũng là một trong những tờ báo xuất sắc khi được vinh danh tại nhiều giải thưởng báo chí: Nhiều tuyến bài của Báo Công Thương đã được ghi danh tại Giải Báo chí Quốc gia, Giải Búa liềm vàng, Giải Báo chí về Phòng chống lãng phí, Giải Báo chí về Đối ngoại, Giải Báo chí Khoa học Công nghệ...

Thời gian gần đây báo chí cũng bắt nhịp theo kỷ nguyên AI, bởi lẽ công nghệ này khiến dòng chảy tin tức trở nên tức thời và cá nhân hóa. Việc AI có thể tự động viết bản tin, thậm chí biên tập các văn bản phức tạp mở ra cơ hội giảm tải thao tác thủ công, giúp nhà báo dồn sức khai thác chiều sâu câu chuyện. Sự kết hợp giữa tinh hoa truyền thống và sức mạnh công nghệ đã tạo nên một “bước ngoặt” - nơi báo chí sẵn sàng thay đổi để tồn tại và phát triển.

Trong bối cảnh báo chí thế giới bước vào kỷ nguyên AI, Báo Công Thương không đứng ngoài cuộc. Năm 2024, báo thành lập Tổ công tác chuyển đổi số và đổi mới sáng tạo, đẩy mạnh ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) vào toàn bộ quá trình làm báo. Đảng ủy Báo đã ra nghị quyết chuyên đề về ứng dụng AI, dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Tổng Biên tập Báo Công Thương Nguyễn Văn Minh. Đây là một bước đi mang tính chiến lược, giúp báo tối ưu hóa quy trình sản xuất nội dung, cá nhân hóa trải nghiệm độc giả và khai thác dữ liệu một cách thông minh.

Đồng hành cùng sự phát triển của ngành Công Thương

80 năm là một quãng đường đầy tự hào, nhưng đó chưa bao giờ là điểm dừng. Báo Công Thương không chỉ phản ánh thực tiễn kinh tế, mà còn tham gia sâu vào việc định hướng dư luận, kết nối nhà nước - doanh nghiệp - người dân, góp phần xây dựng một nền kinh tế vững mạnh.

Những tuyến bài điều tra chuyên sâu, những phân tích sắc sảo về thị trường, những hội thảo kinh tế do báo tổ chức - tất cả đều thể hiện rõ vai trò của Báo Công Thương trong đời sống kinh tế - xã hội. Không chỉ đơn thuần là một tờ báo, Báo Công Thương đã trở thành một phần quan trọng của dòng chảy phát triển kinh tế nước nhà.

Những trang báo vẫn sẽ tiếp tục viết tiếp câu chuyện về một nền kinh tế tự chủ, sáng tạo và hội nhập. Và ở đó, Báo Công Thương sẽ luôn là người kể chuyện, người dẫn đường, người đồng hành cùng sự phát triển của đất nước.

Nhưng giữa dòng công việc và cuộc sống bề bộn hôm nay, câu chuyện cổ tích ấy, câu chuyện “về nguồn” với những tờ báo tiền thân của Báo Công Thương hôm nay lại tiếp tục được mở ra thêm một cánh cửa mới phía sau cánh cửa của tờ tin Mặt trận Kinh tế.

Có thể nói, dù đã trải qua gần 80 năm, nhưng những nội dung của tờ Mặt trận Kinh tế vẫn còn vẹn nguyên giá trị với thời gian. Đây cũng là hành trang vô giá cho thế hệ những người làm ngành công nghiệp, thương mại ngày hôm nay phát huy giá trị truyền thống của thế hệ trước để lại. Đó cũng là sứ mệnh hết sức vẻ vang mà thế hệ những người của Báo Công Thương hôm nay vinh dự tiếp nối.

Báo Công Thương
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Công nghiệp Việt Nam

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Vụ lòng se điếu: Quán Lòng Chát nói gì về nguồn gốc sản phẩm?

Vụ lòng se điếu: Quán Lòng Chát nói gì về nguồn gốc sản phẩm?

Liên quan vụ lòng se điếu, quán Lòng Chát (268 Hồng Lạc, quận Tân Bình, TP. Hồ Chí Minh) thông báo, quán kinh doanh đúng luật, nhập hàng có nguồn gốc xuất xứ.
Trường Tiểu học Đoàn Thị Điểm: 28 năm chắp cánh ước mơ

Trường Tiểu học Đoàn Thị Điểm: 28 năm chắp cánh ước mơ

Với lối đi riêng, thấu hiểu triết lý trong giáo dục, Trường Tiểu học Đoàn Thị Điểm đã xây dựng một môi trường giáo dục "trưởng thành" từ sự khác biệt.
Thúc đẩy các mô hình, giải pháp phát triển hạ tầng internet

Thúc đẩy các mô hình, giải pháp phát triển hạ tầng internet

Việt Nam bày tỏ mong muốn cùng cộng đồng quốc tế thúc đẩy các mô hình, giải pháp quản lý, phát triển tài nguyên và hạ tầng Internet trong tương lai.
Đại học Văn Lang bị ‘tấn công’: Không thể bao biện là “bảo vệ lẽ phải”

Đại học Văn Lang bị ‘tấn công’: Không thể bao biện là “bảo vệ lẽ phải”

Sau vụ nam sinh vô lễ với cựu chiến binh, nhiều sinh viên của Đại học Văn Lang bị ảnh hưởng nghiêm trọng, thậm chí bị tấn công trên mạng xã hội và ngoài đời.
Học 2 buổi, ăn miễn phí: Chủ trương chạm đến triệu trái tim

Học 2 buổi, ăn miễn phí: Chủ trương chạm đến triệu trái tim

Dạy 2 buổi/ngày, không thu phí và Nhà nước hỗ trợ bữa trưa vùng biên sẽ là những chủ trương nhân văn của Đảng, chạm tới trái tim hàng triệu gia đình Việt.

Tin cùng chuyên mục

Hệ thống bán lẻ góp phần thay đổi diện mạo nông thôn mới

Hệ thống bán lẻ góp phần thay đổi diện mạo nông thôn mới

Sự phát triển của hệ thống bán lẻ hiện đại ở nông thôn giúp người dân tiếp cận hàng hóa chất lượng, thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm OCOP.
Chuyện về những người gác rừng, giữ biển ở Côn Đảo

Chuyện về những người gác rừng, giữ biển ở Côn Đảo

Côn Đảo không chỉ được biết đến là "địa ngục trần gian" mà còn là thiên đường du lịch. Nơi đó, có những người đang ngày đêm canh giữ đem lại sự bình yên cho đảo
Bước khởi đầu hồi sinh dòng sông Tô Lịch giữa Thủ đô

Bước khởi đầu hồi sinh dòng sông Tô Lịch giữa Thủ đô

Đập dâng giữ nước đầu tiên trên sông Tô Lịch đóng vai trò điều tiết mực nước, góp phần cải tạo dòng sông ô nhiễm lâu năm giữa lòng Hà Nội.
Gửi yêu thương từ đất liền đến Trường Sa, nhà giàn DK-1

Gửi yêu thương từ đất liền đến Trường Sa, nhà giàn DK-1

Chiều 8/5, Đoàn công tác số 17 đã cập cảng Cát Lái (TP.HCM) kết thúc hành trình đến thăm, động viên cán bộ, chiến sĩ đang công tác tại Trường Sa, Nhà giàn DK-1.
Diễn đàn liên kết 5 nhà: Hướng đến nền nông nghiệp xanh và hiện đại

Diễn đàn liên kết 5 nhà: Hướng đến nền nông nghiệp xanh và hiện đại

Phát triển nông nghiệp theo hướng xanh, bền vững rất cần có sự đồng hành của 5 nhà: Nhà nước, nhà băng, nhà doanh nghiệp, nhà khoa học và nhà nông.
Cục trưởng An toàn thực phẩm nói gì về nguyên nhân lộn xộn thực phẩm giả?

Cục trưởng An toàn thực phẩm nói gì về nguyên nhân lộn xộn thực phẩm giả?

Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) thừa nhận, cơ chế tự công bố sản phẩm đang bị một số doanh nghiệp lợi dụng để làm ăn phi pháp.
Điểm mới trong dự thảo Luật Cán bộ, công chức sửa đổi

Điểm mới trong dự thảo Luật Cán bộ, công chức sửa đổi

Dự thảo Luật Cán bộ, công chức sửa đổi nhằm tinh giản biên chế, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức và xây dựng nền hành chính hiện đại, hiệu quả.
Rà soát số lượng cán bộ dự kiến tinh giản trước 30/6

Rà soát số lượng cán bộ dự kiến tinh giản trước 30/6

Bộ Nội vụ vừa có công văn 1814 gửi các bộ, ngành, địa phương để hướng dẫn triển khai thực hiện tinh giản biên chế giai đoạn 2024-2026.
Mức lương tối thiểu vùng sẽ được áp dụng như thế nào?

Mức lương tối thiểu vùng sẽ được áp dụng như thế nào?

Tại dự thảo Nghị định về phân cấp thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước lĩnh vực nội vụ, Bộ Nội vụ đề xuất sửa danh mục địa bàn áp dụng mức lương tối thiểu vùng.
Đại học Công nghiệp TP. Hồ Chí Minh nhận tài trợ HVAC

Đại học Công nghiệp TP. Hồ Chí Minh nhận tài trợ HVAC

Trung tâm giải pháp HVAC giúp Đại học Công nghiệp TP. Hồ Chí Minh tạo bước đột phá đào tạo thực tiễn, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao ngành kỹ thuật.
Cảnh báo tai nạn nghiêm trọng từ việc trèo lên cột điện cao thế bắt tổ chim

Cảnh báo tai nạn nghiêm trọng từ việc trèo lên cột điện cao thế bắt tổ chim

Điện lực huyện Văn Bàn (tỉnh Lào Cai) thông tin về vụ tai nạn điện khi một học sinh trên địa bàn xã Nậm Chày trèo lên cột điện cao thế để bắt tổ chim.
Danh sách thí sinh được miễn thi tốt nghiệp THPT 2025

Danh sách thí sinh được miễn thi tốt nghiệp THPT 2025

Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố danh sách các thí sinh được miễn thi tốt nghiệp trung học phổ thông và ưu tiên xét tuyển thẳng vào đại học, cao đẳng năm 2025.
Thời tiết hôm nay 8/5: Tây Bắc Bộ nắng nóng gay gắt

Thời tiết hôm nay 8/5: Tây Bắc Bộ nắng nóng gay gắt

Thời tiết hôm nay 8/5, khu vực Tây Bắc Bộ và khu vực từ Thanh Hóa đến Phú Yên có mưa rào và dông, ngày nắng nóng và nắng nóng gay gắt, có nơi đặc biệt gay gắt.
Thời tiết biển hôm nay 8/5/2025: Vịnh Bắc Bộ chuyển gió

Thời tiết biển hôm nay 8/5/2025: Vịnh Bắc Bộ chuyển gió

Dự báo thời tiết biển hôm nay 8/5/2025, gió trên hầu khắp các vùng biển có cường độ ít thay đổi. Riêng khu vực Vịnh Bắc Bộ có khả năng chuyển gió đông bắc.
TP. Hồ Chí Minh ngập sắc cờ hoa trong Đại lễ Vesak

TP. Hồ Chí Minh ngập sắc cờ hoa trong Đại lễ Vesak

Trong những ngày 6-8/5, nhiều tuyến đường và ngôi chùa tại TP. Hồ Chí Minh được trang trí bằng hàng loạt cờ và hoa sen rực rỡ để đón mừng Đại lễ Vesak 2025.
Bộ Y tế nói về lỗ hổng chế tài khiến thuốc giả

Bộ Y tế nói về lỗ hổng chế tài khiến thuốc giả 'nhởn nhơ'

Theo đại diện Bộ Y tế, một trong những nguyên nhân tình trạng thuốc sản xuất bất hợp pháp vẫn có thể lưu hành trên thị trường là do chế tài chưa đủ sức răn đe.
Hạ tầng điện đồng bộ, nông thôn mới đổi thay từng ngày

Hạ tầng điện đồng bộ, nông thôn mới đổi thay từng ngày

Hệ thống điện nông thôn được đầu tư đồng bộ, hiện đại, bảo đảm an toàn, ổn định giúp người dân yên tâm sản xuất và góp phần hoàn thiện tiêu chí nông thôn mới.
Hành hung nhân viên y tế là không thể chấp nhận

Hành hung nhân viên y tế là không thể chấp nhận

Cục trưởng Cục Quản lý Khám, chữa bệnh, Bộ Y tế cho rằng dù là vì lý do gì, hành hung nhân viên y tế khi đang làm nhiệm vụ là không thể chấp nhận.
Một biệt thự cũ đổi màu, một trung tâm báo chí bật sáng giữa Thủ đô

Một biệt thự cũ đổi màu, một trung tâm báo chí bật sáng giữa Thủ đô

Giữa phố xưa Hà Nội, một biệt thự khoác áo mới. Nhưng điều thật sự đổi thay là báo chí được trao vai, được nhìn nhận đúng vị trí và bật sáng đúng thời điểm.
TP. Hồ Chí Minh: Kiểm tra quán Lòng Chát sau ồn ào lòng se điếu

TP. Hồ Chí Minh: Kiểm tra quán Lòng Chát sau ồn ào lòng se điếu

Cơ quan chức năng tiến hành kiểm tra quán Lòng Chát, số 268 Hồng Lạc, phường 11, quận Tân Bình, TP. Hồ Chí Minh sau những ồn ào về nguồn gốc món lòng se điếu.
Mobile VerionPhiên bản di động