Chủ nhật 04/05/2025 08:12

Tháng 1 cả nước nhập khẩu hơn 5 triệu tấn than, tăng gần 217%

Tháng 1/2024, cả nước nhập khẩu 5,077 triệu tấn than, tổng kim ngạch đạt 670 triệu USD, tăng tới 216,8% về lượng và tăng 150,2% về kim ngạch so với cùng kỳ 2023

Theo Tổng cục Hải quan, tháng 1/2024, cả nước nhập khẩu 5,077 triệu tấn than, tổng kim ngạch đạt 670 triệu USD, tăng tới 216,8% về lượng và tăng 150,2% về kim ngạch so với cùng kỳ 2023.

Đáng chú ý, kết quả nhập khẩu than tăng đột biến chủ yếu từ thị trường Australia và Indonesia.

Tháng 1, Australia là thị trường cung cấp than lớn nhất của Việt Nam với lượng nhập khẩu 1,91 triệu tấn, kim ngạch đạt 288,2 triệu USD, tăng 98,5% về lượng và tăng gần 64% về kim ngạch so với cùng kỳ 2023.

Tháng 1 cả nước nhập khẩu 5,077 triệu tấn than, tổng kim ngạch đạt 670 triệu USD, tăng tới 216,8% về lượng và tăng 150,2% về kim ngạch

Trong khi đó, lượng than nhập khẩu từ Indonesia đạt 1,65 triệu tấn, kim ngạch gần 144 triệu USD, tăng gần 232% về lượng và tăng 167% về kim ngạch so với cùng kỳ năm ngoái.

Tổng cục Hải quan ghi nhận, trong nhóm hàng nhiên liệu (bao gồm than đá, dầu thô, xăng dầu các loại và khí đốt hóa lỏng) nhập khẩu, ngoại trừ xăng dầu các loại bị giảm cả về lượng và kim ngạch, 3 nhóm hàng còn lại đều tăng trưởng cao so với cùng kỳ năm ngoái, nhất là mặt hàng than.

Tính chung lượng nhập khẩu của nhóm hàng nhiên liệu trong tháng 1/2024 đạt 7,51 triệu tấn với tổng kim ngạch là 2,28 tỷ USD, tăng 7,1% về lượng và tăng 6,1% về trị giá so với tháng trước (tháng 12/2023) và tăng tới 90% về lượng và tăng 11,7% về kim ngạch so với cùng kỳ năm ngoái.

Ngọc Ngân
Bài viết cùng chủ đề: Nhập khẩu than

Tin cùng chuyên mục

Từ nhập siêu tới xuất siêu: Dấu ấn nửa thế kỷ hàng Việt hội nhập

Bộ Công Thương thu hồi 10 giấy chứng nhận kinh doanh xuất khẩu gạo

Quy định hạn ngạch nhập khẩu thuốc lá nguyên liệu năm 2025

Rủi ro thương mại quốc tế: Doanh nghiệp cẩn trọng tránh ‘bẫy’

Tân Cảng Container khẳng định vị thế M&R Isotank tại Việt Nam

Danh sách thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo tính đến 28/4/2025

Thương vụ khuyến nghị doanh nghiệp xuất khẩu sang Hoa Kỳ

Thị trường Halal Indonesia: Còn nhiều dư địa cho doanh nghiệp Việt

Xuất khẩu sầu riêng: Gắn với vùng trồng an toàn

Xuất khẩu tôm: Cần xây dựng thương hiệu gắn với chất lượng

Xuất khẩu gạo, cơ hội từ thị trường châu Phi

Xuất khẩu yến thô: Thêm cơ hội từ thị trường Trung Quốc

Xuất khẩu Gia Lai: Bứt tốc với những con số ấn tượng

Chùm ảnh: Hội thảo 'Cơ hội để Logistics phát triển bền vững trong kỷ nguyên 4.0'

Cà phê, trà và trái cây Việt đón cơ hội từ Kazakhstan

Định hình ‘mắt xích’ chiến lược cho chuỗi cung ứng Việt Nam

Infographic |Xuất khẩu hồ tiêu cả nước quý 1/2025 tăng trưởng mạnh

Cần chiến lược đồng bộ để phát triển logistics bền vững trong kỷ nguyên số

Ông Trần Thanh Hải: Chuyển đổi số ngành dịch vụ logistics là không thể chậm trễ!

Số hóa dịch vụ logistics: Không để doanh nghiệp ‘lạc nhịp’ cuộc chơi 4.0