Thứ hai 18/11/2024 18:19

Quảng Ngãi: Thúc đẩy xây dựng Điểm bán hàng Việt Nam

Đi sau trong hoạt động xây dựng các Điểm bán hàng Việt Nam nhưng đến nay, trên địa bàn Quảng Ngãi đã có 4 Điểm bán hàng Việt Nam được xây dựng thành công, cao hơn so với nhiều địa phương khác trên cả nước. Toàn tỉnh phấn đấu đến năm 2020, tất cả các huyện, thành phố trên địa bàn đều có ít nhất 1 Điểm bán hàng Việt Nam.
Điểm bán hàng Việt Nam mang đến cho người tiêu dùng các sản phẩm hàng Việt có chất lượng

Là địa phương còn nhiều khó khăn, trong gần 8 năm triển khai Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” (CVĐ), một trong những hoạt động trọng tâm được Sở Công Thương Quảng Ngãi chú trọng thực hiện là đưa hàng Việt về vùng nông thôn, 6 huyện miền núi và huyện đảo Lý Sơn. Những chuyến hàng Việt về các vùng khó khăn đã mang lại hiệu quả cao khi giúp người tiêu dùng tiếp cận hàng Việt Nam có chất lượng, giá cả phải chăng, phù hợp với mức sống và thu nhập. Tuy vậy, do các chuyến hàng Việt chỉ được tổ chức vài dịp trong năm nên Quảng Ngãi luôn mong muốn xây dựng các điểm bán hàng cố định để cung cấp hàng Việt Nam thường xuyên cho người tiêu dùng.

Thực hiện Đề án Phát triển thị trường trong nước gắn với CVĐ, năm 2015, Bộ Công Thương đã xây dựng thử nghiệm thành công một số mô hình Điểm bán hàng Việt Nam. Đến năm 2016, Quảng Ngãi được Bộ Công Thương hỗ trợ kinh phí xây dựng Điểm bán hàng Việt Nam đầu tiên tại Cửa hàng Thương mại Sơn Hà (thị trấn Di Lăng, huyện Sơn Hà). Cửa hàng chuyên phân phối các sản phẩm Việt Nam có chất lượng, giá cả phải chăng, đi kèm nhiều chương trình khuyến mãi, qua đó thu hút rất đông người tiêu dùng.

Tiếp đà thành công, đến tháng 7/2017, Sở Công Thương Quảng Ngãi tiếp tục khai trương 3 Điểm bán hàng Việt Nam tại huyện Bình Sơn, Ba Tơ và Trà Bồng. 3 điểm bán hàng này trước đó là những cửa hàng tạp hóa lớn với lượng hàng hóa nội địa rất đa dạng, phong phú, có thể đáp ứng nhu cầu mua sắm cho sinh hoạt của người dân quanh vùng. Đây cũng là điểm phân phối nhiều mặt hàng Việt Nam có uy tín, được người tiêu dùng ưa thích và tin tưởng.

Để thu hút người tiêu dùng mua sắm tại các điểm bán này, Sở Công Thương Quảng Ngãi đã hỗ trợ doanh nghiệp (DN) chi phí trưng bày, quầy kệ để các mặt hàng bắt mắt. Theo đánh giá của các DN, sự quan tâm, hỗ trợ của Sở Công Thương đã giúp DN có ý thức hơn trong việc ưu tiên kinh doanh hàng hóa Việt. DN cũng chủ động tính toán giảm giá một số sản phẩm so với giá thị trường để người dân, nhất là người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số thuận lợi trong mua sắm.

Phát huy hiệu quả các Điểm bán hàng Việt Nam đã được xây dựng thành công, Sở Công Thương Quảng Ngãi xác định việc xây dựng các Điểm bán hàng Việt Nam là trọng tâm của nhóm chương trình hỗ trợ phát triển hệ thống phân phối hàng Việt Nam cố định và bền vững, thuộc Đề án phát triển thị trường trong nước gắn với CVĐ giai đoạn 2014 - 2020. Mục tiêu của tỉnh là đến năm 2020, hầu hết các huyện đều xây dựng được Điểm bán hàng Việt mang tên “Tự hào hàng Việt”. Trong đó ưu tiên xây dựng những điểm bán ở vùng sâu, vùng xa hoặc khu công nghiệp để mang đến cho người tiêu dùng các sản phẩm hàng Việt có chất lượng. Điểm bán hàng còn được kỳ vọng sẽ giúp phát luồng hàng hóa địa phương đi khắp nơi trên cả nước.

Qua gần 8 năm triển khai CVĐ, hàng Việt Nam đã được người dân Quảng Ngãi ưa chuộng sử dụng. Hiện tỷ lệ hàng Việt Nam tại hệ thống phân phối thành phố chiếm rất cao. Tuy nhiên, ở khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa, huyện đảo, hàng hóa Việt hiếm hơn do khó khăn trong vận chuyển.
Bảo Ngọc
Bài viết cùng chủ đề: tỉnh Quảng Ngãi

Tin cùng chuyên mục

Ổn định nguồn cung hàng hoá thiết yếu cho người dân Thủ đô trong mọi hoàn cảnh

Nâng cao vai trò CVĐ Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Gia Lai: Nâng cao chất lượng sản phẩm, tạo thói quen tiêu dùng hàng Việt

Phó Thủ tướng Lê Thành Long: Ngành Công Thương có nhiều nỗ lực, sáng tạo, triển khai bài bản Cuộc vận động

Gala 15 năm ngành Công Thương thực hiện Cuộc vận động 'Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam'

Phó Chủ tịch UB TWMTTQ Tô Thị Bích Châu: Bộ Công Thương giữ vai trò nòng cốt thực hiện Cuộc vận động

15 năm Cuộc vận động Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam: Dấu ấn của Bộ Công Thương

Longform | Doanh nghiệp Việt đưa sản phẩm Việt ‘rạng danh’ trên thị trường

Bắc Kạn: Đưa hàng Việt tới người tiêu dùng khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa

Các địa phương, doanh nghiệp ‘dồn tổng lực’ kích cầu tiêu dùng hàng Việt Nam dịp cuối năm

Khai mạc Tuần hàng Việt Nam tại Udon Thani, Thái Lan 2024

Hàng giá rẻ tràn vào Việt Nam và câu chuyện ‘tiếp sức’ cho hàng hoá Việt

Hàng trăm gian hàng sản phẩm OCOP vùng miền quy tụ tại TP. Hồ Chí Minh

Bộ Công Thương tổ chức Chương trình Nhận diện hàng Việt Nam năm 2024

Sơn La: Tạo thói quen ưu tiên trong mua sắm, sử dụng hàng Việt

Yên Bái: Hỗ trợ doanh nghiệp chinh phục người tiêu dùng Việt

Hà Nam: Tiếp tục vận động nhân dân xây dựng văn hóa, thói quen tiêu dùng hàng Việt

Cao Bằng: Hàng Việt Nam chiếm tỷ lệ cao tại kênh phân phối

Lan tỏa tình yêu hàng Việt

Bắc Ninh đẩy mạnh xây dựng Điểm bán hàng Việt Nam