Quảng Bình: Thâm canh na Thái, hái quả ngọt trên gò đồi

Giống cây Na Thái, bước đầu thích ứng với điều kiện tự nhiên của địa phương, mang lại giá trị kinh tế cao từ vùng gò đồi và góp phần xây dựng nông thôn mới.
Hơn 100 sản phẩm đặc trưng của Quảng Bình giới thiệu trực tiếp đến người tiêu dùng phương Nam Thay đổi ngày ghi chỉ số công tơ vào cuối tháng cho 160 ngàn khách hàng tại Quảng Bình

Khởi nghiệp với na Thái

Anh Ngô Đình Minh (SN 1993), là một cử nhân ngành du lịch nhưng lại lựa chọn bắt đầu sự nghiệp với trồng trọt ngay từ khi mới 24 tuổi. Thử sức với 600 gốc thanh long ruột đỏ trên mảnh đất vùng gò đồi từng trồng cây lâm nghiệp lấy gỗ của gia đình tại xã Vạn Ninh (Quảng Ninh), anh thất bại khi giống cây này thường bị sâu bệnh. Rút ra kinh nghiệm từ đó và tìm hiểu thêm một số giống cây phù hợp với điều kiện tự nhiên trên đất gò đồi vốn đất lẫn đá và hứng chịu bão khi vào mùa, anh thử nghiệm thâm canh 300 gốc na xen với 300 gốc bưởi xa danh trên diện tích 5000 m2.

Lứa cây na Thái cho kết quả ngay từ vụ đầu tiên với sản lượng 1 tấn, mang đến doanh thu gần 70 triệu đồng. Trước kết quả đó, anh nông dân trẻ tiếp tục mở rộng diện tích sản xuất lên 2 ha, trong đó diện tích dành cho na Thái lên đến 1,5 ha. Trải qua hơn 5 năm chăm sóc, cho đến nay, anh Ngô Đình Minh cho biết giống cây này mang lại sản lượng khá ổn định với hiệu quả kinh tế cao.

Quảng Bình: Thâm canh na Thái, hái quả ngọt trên gò đồi
Lứa cây na Thái cho kết quả ngay từ vụ đầu tiên với sản lượng 1 tấn

“Vào vụ mùa đầu tiên, na Thái là loại trái cây khá mới trên thị trường địa phương nên có thể mang lại giá thành cao. Hiện nay, mặc dù có giảm một chút còn 50.000-60.000 đồng/kg, nhưng sản lượng khá ổn định. Tôi cũng đầu tư hệ thống tưới tiêu tận gốc ngay từ đầu nên nay công chăm sóc cũng được giảm thiểu đáng kể”, anh Minh cho biết.

Được biết, tháng 7 thường là chính vụ của na Thái. Năm nay, người nông dân 9x ước lượng sản lượng na Thái mang lại là khoảng 2 tấn, với những trái na to nhất có thể rơi vào gần nửa kg. Vụ còn lại hộ trồng trọt có thể tranh thủ chăm sóc vào trước Tết Âm lịch, mang lại thành quả phục vụ ngày Tết.

“Na Thái có bề ngoài khá đẹp, tươi khá lâu trong vòng khoảng 1 tuần nên phù hợp để khách hàng đặt trên ban thờ ngày Tết. Loại trái này cũng nhiều thịt, ít hạt và ăn rất ngon nên khách hàng tại tiệm của tôi khá thích. Qua tìm hiểu, thấy loại quả này không có sâu bệnh nhiều, được trồng theo hướng xanh và sạch. Do vậy, tôi thường nhập từ vườn của Minh để giới thiệu cho khách vào dịp trước Tết hoặc chính vụ mùa hè”, chị Nguyễn Thị Hồng Trang, chủ cửa hàng Từ Tâm Garden (TP. Đồng Hới) chia sẻ về loại trái cây này.

Nắng hạn, đất “nghèo”… cho trĩu quả

Với mô hình trồng na Thái trên vùng gò đồi hiệu quả, mang lại giá trị thiết thực, vườn na Thái của anh Ngô Đình Minh là một trong hai mô hình được Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư lựa chọn hỗ trợ trong năm 2022, cùng với vườn na của bà Trịnh Thị Nga tại xã Quảng Tùng (Quảng Trạch).

Mô hình trồng thâm canh cây na Thái vùng gò đồi nhằm mục tiêu chuyển đổi cơ cấu cây trồng vùng gò đồi hiệu quả thấp sang trồng thâm canh cây na Thái, đồng thời áp dụng tiến bộ kỹ thuật về tưới nước tiết kiệm nhằm thích ứng biến đổi khí hậu, từ đó từng bước tạo vùng chuyên canh cây ăn quả tập trung, phát triển bền vững theo chuỗi giá trị, nâng cao giá trị kinh tế vùng gò đồi, góp phần xây dựng nông thôn mới.

Quảng Bình: Thâm canh na Thái, hái quả ngọt trên gò đồi
Vườn na Thái của anh Ngô Đình Minh là một trong hai mô hình được Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư lựa chọn hỗ trợ trong năm 2022

Theo ông Lê Thuận Trung, Phó Giám đốc Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư, mô hình trồng na Thái trên vùng đất gò đồi xã Vạn Ninh bước đầu góp phần giúp nông dân thay đổi tập quán canh tác, chuyển đổi cơ cấu cây trồng nhằm đa dạng hóa sản phẩm, giúp người dân nâng cao năng suất lao động, tăng thu nhập, nâng cao chất lượng cuộc sống.

“Kết quả của mô hình còn là bước đột phá cho nhận thức của người nông dân về áp dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp trên vùng đất gò đồi, nhằm khai thác hết hiệu quả tiềm năng đất đai, thúc đẩy sản xuất nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị hiệu quả và bền vững trong thời gian tới”, ông Trung cho biết.

Được biết, cả hai vườn na Thái đều sử dụng hệ thống tưới tiêu tận gốc, đưa nước đến trực tiếp vùng rễ cây nên cây sử dụng được tối đa lượng nước tưới, từ đó giúp tiết kiệm trên 60% lượng nước tưới và giảm chi phí công lao động 2/3 lần so với phương pháp tưới truyền thống, góp phần bảo vệ nguồn nước ngầm… Bên cạnh đó, giống na Thái có khả năng thích nghi khá với các bất lợi của môi trường như nắng nóng gay gắt kéo dài, gió, đất “nghèo” dinh dưỡng… Nên trong vụ mùa hè năm 2023, sản lượng vẫn được đảm bảo.

Chủ vườn trẻ, anh Ngô Đình Minh cũng sáng tạo trong việc chăm cây, chọn cách cắt tỉa tán thấp, hạ tán để dễ thu hoạch, đồng thời giảm thiểu thiệt hại khi vào mùa mưa bão.

Nhờ đó, trên vùng gò đồi đất lẫn đá, trong điều kiện khí hậu khô hạn, ít mưa, những tán cây na Thái vẫn xanh tốt và cho trái ngọt lành, mang đến nguồn sinh kế bền vững cho người nông dân.

Phước Tôn- Kiều Anh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: cây na

Tin cùng chuyên mục

Việt Nam đối thoại Báo cáo quốc gia về bảo vệ và thúc đẩy quyền con người

Việt Nam đối thoại Báo cáo quốc gia về bảo vệ và thúc đẩy quyền con người

Xanh hóa bao bì - chiến lược phát triển bền vững của ngành thực phẩm

Xanh hóa bao bì - chiến lược phát triển bền vững của ngành thực phẩm

Thực hiện hiệu quả Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển tầm nhìn đến năm 2045

Thực hiện hiệu quả Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển tầm nhìn đến năm 2045

Đến năm 2050, vùng Tây Nguyên được hướng đến là trung tâm năng lượng tái tạo của cả nước

Đến năm 2050, vùng Tây Nguyên được hướng đến là trung tâm năng lượng tái tạo của cả nước

ADB dành 9,8 tỷ USD giúp châu Á và Thái Bình Dương phát triển bền vững

ADB dành 9,8 tỷ USD giúp châu Á và Thái Bình Dương phát triển bền vững

Kiểm soát phát thải khí nhà kính theo tiêu chuẩn ISO, Thép Hòa Phát rộng đường xuất khẩu

Kiểm soát phát thải khí nhà kính theo tiêu chuẩn ISO, Thép Hòa Phát rộng đường xuất khẩu

Tuyên Quang: Không đánh đổi tài nguyên rừng để phát triển du lịch

Tuyên Quang: Không đánh đổi tài nguyên rừng để phát triển du lịch

Nhọc nhằn chuyển đổi xanh

Nhọc nhằn chuyển đổi xanh

Đại sứ Australia về biến đổi khí hậu thăm Việt Nam nhằm thúc đẩy hợp tác về khí hậu và năng lượng

Đại sứ Australia về biến đổi khí hậu thăm Việt Nam nhằm thúc đẩy hợp tác về khí hậu và năng lượng

Thúc đẩy sản xuất dừa bền vững với tín dụng xanh

Thúc đẩy sản xuất dừa bền vững với tín dụng xanh

Doanh nghiệp làm gì để sẵn sàng đón làn sóng đầu tư xanh?

Doanh nghiệp làm gì để sẵn sàng đón làn sóng đầu tư xanh?

Cần nhanh chóng hiện thực hoá các chủ trương về chuyển đổi xanh

Cần nhanh chóng hiện thực hoá các chủ trương về chuyển đổi xanh

Chuyển đổi xanh, tài chính xanh hướng đến Net Zero trong doanh nghiệp

Chuyển đổi xanh, tài chính xanh hướng đến Net Zero trong doanh nghiệp

Thủ tướng yêu cầu tập trung bảo đảm cấp nước sinh hoạt cho người dân Đồng bằng sông Cửu Long

Thủ tướng yêu cầu tập trung bảo đảm cấp nước sinh hoạt cho người dân Đồng bằng sông Cửu Long

Phát triển “Dự án phương tiện điện thông minh Selex” theo Tiêu chuẩn vàng cho mục tiêu toàn cầu

Phát triển “Dự án phương tiện điện thông minh Selex” theo Tiêu chuẩn vàng cho mục tiêu toàn cầu

Việt Nam - Canada trao đổi kinh nghiệm trong giảm phát thải khí nhà kính

Việt Nam - Canada trao đổi kinh nghiệm trong giảm phát thải khí nhà kính

Sản xuất bền vững hướng đến tăng trưởng xanh: Yêu cầu cấp bách

Sản xuất bền vững hướng đến tăng trưởng xanh: Yêu cầu cấp bách

3 kiến nghị của doanh nghiệp Nhật Bản vì mục tiêu phát triển bền vững tại Việt Nam

3 kiến nghị của doanh nghiệp Nhật Bản vì mục tiêu phát triển bền vững tại Việt Nam

Phát huy vai trò của thanh niên trong ứng phó biến đổi khí hậu

Phát huy vai trò của thanh niên trong ứng phó biến đổi khí hậu

Doanh nghiệp thoả thuận hợp tác thu gom, tái chế bao bì phát triển bền vững

Doanh nghiệp thoả thuận hợp tác thu gom, tái chế bao bì phát triển bền vững

Xem thêm