Quảng Bình: Tỷ lệ lấp đầy cụm công nghiệp đạt 73% Cục QLTT Quảng Bình: Kiên quyết đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả vào dịp cuối năm |
Theo Sở Công Thương Quảng Bình, giá trị sản xuất công nghiệp năm 2024 của tỉnh ước đạt 18.051,3 tỷ đồng, tăng 8,05% so với năm 2023 (kế hoạch tăng 8 - 8,5%). Một số sản phẩm công nghiệp chủ yếu sản xuất trong năm 2024 so với năm trước: Viên gỗ đạt 22.559 tấn, tăng 8,0 lần; giấy Kraft đạt 9.735 tấn, tăng 2,9 lần (tăng cao do Nhà máy Giấy Quảng Bình - Công ty CP Xenlulo Quảng Bình mới đi vào hoạt động); thủy điện đạt 39,7 triệu kwh, tăng 108,9%; ván ép từ gỗ đạt 62.970 m3, tăng 39,7…
Dự án Trung tâm Điện lực Quảng Trạch |
Theo đại diện Phòng Công nghiệp (Sở Công Thương tỉnh Quảng Bình), hiện nay, các doanh nghiệp công nghiệp duy trì hoạt động sản xuất ổn định. Tuy nhiên, sản xuất công nghiệp trong năm 2024 còn nhiều khó khăn, thách thức, do tình hình kinh tế thế giới còn nhiều biến động phức tạp và bất ổn; cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn ngày càng gay gắt, xung đột Nga - Ukraine kéo dài, nhu cầu thị trường trong và ngoài nước vẫn chưa được phục hồi. Bên cạnh đó, đơn hàng xuất khẩu giảm; hàng tồn kho của các doanh nghiệp tăng cao; mưa lũ do ảnh hưởng của bão số 6 (bão Trà My) đã ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất ngành công nghiệp.
Trong khi đó, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ ước đạt 59.321 tỷ đồng, tăng 10,99% so với năm 2023 (kế hoạch năm 2024 tăng 10,9%). Trong đó, tổng mức bán lẻ hàng hóa ước đạt 51.020 tỷ đồng, tăng 11% so với năm 2023 (kế hoạch năm 2024 tăng 11%); doanh thu hoạt động lưu trú và ăn uống ước đạt 5.060 tỷ đồng, tăng 11,1% so với năm 2023; doanh thu dịch vụ du lịch ước đạt 550 tỷ đồng, tăng 20,9% so với năm 2023; doanh thu dịch vụ khác ước đạt 2.691 tỷ đồng, tăng 8,7% so với năm 2023.
Ông Phan Hoài Nam - Phó Giám đốc Sở Công Thương tỉnh Quảng Bình - cho biết: “Sở luôn luôn nắm bắt tình hình hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp. Đồng thời, tham mưu lãnh đạo Sở phối hợp các ngành liên quan làm việc với doanh nghiệp sản xuất công nghiệp trên địa bàn nhằm tháo gỡ những vướng mắc, khó khăn trong công tác đầu tư xây dựng và sản xuất, kinh doanh. Bên cạnh đó, nắm bắt tình hình hoạt động của các doanh nghiệp trong lĩnh vực thương mại, đặc biệt là hoạt động kinh doanh xăng dầu để tổng hợp tình hình và tham mưu đề xuất tháo gỡ vướng mắc, khó khăn cho doanh nghiệp nhằm đảm bảo lưu thông, phân phối hàng hóa nhu yếu phẩm thiết yếu, đảm bảo hoạt động cung ứng, bình ổn thị trường, giá cả”.