Thứ sáu 29/11/2024 02:46

Ông Nguyễn Ngọc Thành - Phó Cục trưởng Cục Công nghiệp (Bộ Công Thương): Tạo dựng thị trường cho doanh nghiệp cơ khí

Để ngành cơ khí trong nước nhanh chóng phát triển, Bộ Công Thương đề xuất tạo dựng thị trường cho các doanh nghiệp cơ khí, ôtô.

Bảo vệ, phát triển thị trường trong nước thông qua các biện pháp thuế quan, hàng rào kỹ thuật phù hợp với các cam kết quốc tế mà Việt Nam là thành viên.

Đồng thời, tạo đơn hàng cho các doanh nghiệp cơ khínội địa theo hướng có quy định kèm theo chế tài chặt chẽ việc sử dụng sản phẩm cơ khí trong nước đối với các dự án sử dụng vốn đầu tư công, vốn của doanh nghiệp nhà nước, mua sắm Chính phủ. Chú trọng phát triển, kích thích thị trường cho một số ngành cơ khí ưu tiên như ôtô, cơ khí nông nghiệp, đường sắt...

Ông Nguyễn Ngọc Thành - Phó Cục trưởng Cục Công nghiệp (Bộ Công Thương)

Đối với thị trường nước ngoài, hỗ trợ doanh nghiệp đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu, tận dụng lợi thế thị trường nước ngoài từ các hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam đã ký kết.

Riêng đối với phát triển công nghiệp hỗ trợ ngành cơ khí, cần mở rộng các hình thức vay trung hạn và dài hạn với lãi suất hợp lý và thời gian hoàn trả vốn phù hợp với khả năng thực tế thu hồi vốn của từng dự án cụ thể, từng sản phẩm cụ thể và trong giai đoạn nhất định. Tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp có thể dễ dàng tiếp cận được với nguồn vốn vay dài hạn cho đầu tư phát triển. Vai trò của quỹ đổi mới công nghệ quốc gia cũng rất quan trọng trong việc hỗ trợ cho doanh nghiệp có nhu cầu đổi mới công nghệ.

Ngoài ra, các dự án đầu tư sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ ngành cơ khí chế tạo có nhu cầu vay vốn nước ngoài có thể được Chính phủ xem xét bảo lãnh vốn vay cho từng trường hợp cụ thể.

Việt Anh

Tin cùng chuyên mục

Hoàn thiện khuôn khổ pháp lý để 'khơi dòng' tài chính xanh

'Bệ phóng' tài chính xanh: Đưa Việt Nam đến tăng trưởng bền vững

Phát triển tài chính xanh từ thay đổi nhận thức của người tiêu dùng

Hà Nội: Đẩy mạnh kích cầu tiêu dùng, tăng tổng mức bán lẻ hàng hóa

Di sản văn hoá: Định hình bản sắc, thúc đẩy phát triển của Việt Nam trong kỷ nguyên mới

Thành tích xuất nhập khẩu kỷ lục của năm 2024 có đóng góp lớn của Bộ Công Thương

Bộ Công Thương chú trọng đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực phục vụ chuyển đổi số

Tiếp tục đề xuất giảm 2% thuế: Trợ lực 'tiếp sức' cho doanh nghiệp, kích cầu nền kinh tế

Cuộc vận động 'Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam' giúp ‘kết nối’ sản phẩm DRC đến nhiều doanh nghiệp

Đồng bộ các giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực thực thi FTA

Ổn định nguồn cung hàng hoá thiết yếu cho người dân Thủ đô trong mọi hoàn cảnh

Việt Tân lại ‘ếch ngồi đáy giếng’ xuyên tạc về nhập khẩu điện

Doanh nghiệp phải sẵn sàng nguồn lực trước nguy cơ bị kiện phòng vệ thương mại tại thị trường Hoa Kỳ

Dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi) có tính liên thông, đồng bộ với các luật khác

Cảnh báo sớm: Doanh nghiệp không còn bị động trước các vụ điều tra phòng vệ thương mại

Ông Đặng Phúc Nguyên: Xuất khẩu rau quả có thể sớm đạt 10 tỷ USD

Tránh bị điều tra phòng vệ thương mại: Doanh nghiệp phải cạnh tranh bằng chất lượng thay vì giá

Đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực - 'chìa khóa vàng' để tận dụng tối đa các FTA

Luật sư Nguyễn Thanh Hà: Kiểm soát chặt nguồn gốc và chất lượng hàng hoá trên sàn thương mại điện tử Temu

Ông Hà Đăng Sơn: Luật Điện lực (sửa đổi) tháo gỡ khó khăn cho các dự án nguồn điện khí LNG