Nhiều “rào cản” kìm hãm sự tăng trưởng xuất khẩu ngành gỗ dán

Được đánh giá là nhiều dư địa để tăng trưởng xuất khẩu, tuy nhiên, rủi ro trong chuỗi cung ngành gỗ dán và tình trạng “chảy máu” nguồn nguyên liệu ván bóc sang thị trường Trung Quốc đang là rào cản lớn tác động trực tiếp đến sự phát triển của ngành hàng này.

Xuất khẩu tăng 3 lần trong vòng 5 năm qua

Theo Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam, từ một nước chỉ chiếm khoảng 1% thị phần xuất khẩu gỗ dán trên thế giới vào năm 2015, đến nay Việt Nam đã chiếm 5% tổng thị phần xuất khẩu toàn cầu, đứng vị trí thứ 5 thế giới về xuất khẩu sản phẩm này.

Năm 2015, xuất khẩu gỗ dán chỉ đạt 724 nghìn m3 với giá trị khoảng 200 triệu USD, thì đến năm 2020 xuất khẩu mặt hàng này lên tới 2,09 triệu m3, đem về kim ngạch 659,74 triệu USD cho ngành gỗ Việt.

Hiện có khoảng 72 quốc gia và vùng lãnh thổ tiêu thụ gỗ dán Việt Nam, nhưng xuất khẩu gỗ dán chủ yếu tập trung ở 5 nước gồm: Hàn Quốc, Mỹ, Nhật Bản, Malaysia, và Thái Lan với trên 84% tổng lượng và kim ngạch xuất khẩu.

Theo số liệu của Trung tâm Thương mại quốc tế (ITC), trung bình mỗi năm thế giới chi ra khoảng 16-17 tỉ USD để nhập khẩu mặt hàng này, với lượng nhập khoảng 32-34 triệu m3 và nhu cầu tiêu dùng gỗ dán được dự báo ngày càng tăng.

Nhiều “rào cản” kìm hãm sự tăng trưởng xuất khẩu ngành gỗ dán
Nhiều “rào cản” kìm hãm sự tăng trưởng xuất khẩu ngành gỗ dán

Hiện, xu hướng tiêu dùng của thế giới tiếp tục chuyển dịch sang sử dụng các vật liệu thân với môi trường, đồ nội thất nhẹ, tối giản, thời trang với xu hướng sử dụng ngày càng nhiều các vật liệu ván công nghiệp, trong tương lai ngành sản xuất gỗ dán của Việt Nam sẽ tiếp tục mở rộng và phát triển.

Nắm bắt nhu cầu tăng trưởng của thị trường, hiện có nhiều doanh nghiệp đầu tư vào ngành hàng này. Số liệu của Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam, tính đến nay, hiện có khoảng trên 340 doanh nghiệp tham gia vào sản xuất và xuất khẩu mặt hàng gỗ dán. Riêng trong năm 2020, có khoảng 20 nhà máy với quy mô lớn - nhỏ đã đi vào sản xuất gỗ dán hoặc đang xây dựng nhà máy mới tại các tỉnh như Thanh Hóa, Tuyên Quang, Bắc Kạn, Quảng Ngãi, Quảng Nam, Quảng Bình,.. Đặc biệt, Việt Nam tiếp nhận 2 dự án mới đi vào sản xuất mặt hàng gỗ dán với mức vốn đầu tư trên 14 triệu USD, công suất dự kiến 100.000 m3/năm. Ngoài ra các tỉnh còn chứng kiến sự chuyển dịch trong đầu tư nước ngoài ở các dự án FDI sản xuất mặt hàng này khi số lượng tăng vốn và góp vốn mua cổ phần gia tăng.

Đối diện với 2 thách thức lớn

Còn nhiều rủi ro trong chuỗi cung ngành gỗ dán trong đó phải kể đến rủi ro từ khâu nguyên liệu gỗ rừng trồng đầu vào tới khâu sản xuất ván bóc; rủi ro trong khâu từ sản xuất ván bóc tới gỗ dán. TS Tô Xuân Phúc - Tổ chức Forest Trend - nhận định, hầu hết các hộ gia đình và các cơ sở sản xuất ván bóc mua gỗ nguyên liệu (gỗ tròn) từ các hộ gia đình. Việc các hộ gia đình cung gỗ tròn cho các cơ sở sản xuất ván bóc trong bối cảnh thiếu các bằng chứng đảm bảo sự tuân thủ với các quy định về thuế hiện hành làm phát sinh rủi ro trong khâu này. Rủi ro trong khâu này đồng nghĩa với rủi ro trong tất cả các khâu còn lại của chuỗi cung, bao gồm cả các chuỗi cung sử dụng gỗ dán làm nguồn nguyên liệu đầu vào.

Năm 2020, Việt Nam chi khoảng 2,55 tỉ USD để nhập gỗ nguyên liệu, trong đó chi 227,27 triệu USD để nhập khẩu ván bóc và gỗ dán. Rủi ro liên quan đến việc luồng nguyên liệu gỗ dán nhập khẩu, đặc biệt từ Trung Quốc, được “hòa” với nguồn cung nguyên liệu sản xuất trong nước trước khi đi vào khâu xuất khẩu, dưới nhãn mác là sản phẩm có nguồn gốc từ Việt Nam.

Cũng theo TS Tô Xuân Phúc, gỗ dán hiện đang được sử dụng làm nguyên liệu đầu vào để sản xuất các mặt hàng khác như ván sàn, đồ gỗ, tủ bếp… phục vụ xuất khẩu. Rủi ro trong các khâu đầu của chuỗi cung gỗ dán, bao gồm trong cả khâu sản xuất và pha trộn nguồn cung nhập khẩu và nội địa làm sản sinh ra rủi ro trong khâu xuất khẩu các mặt hàng sử dụng nguyên liệu gỗ dán.

Rủi ro đối với mặt hàng gỗ dán từ Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ và các thị trường khác như Hàn Quốc, Thổ Nhĩ Kỳ đã trở thành hiện thực. Các rủi ro này có thể lan rộng trong tương lai trên cả 2 phương diện về thị trường xuất khẩu và mở rộng điều tra đối với một số mặt hàng mới có sử dụng nguồn gỗ dán làm nguyên liệu đầu vào được xuất sang một thị trường cụ thể.

Tuy nhiên vấn đề khó khăn lớn nhất của ngành sản xuất gỗ dán nói riêng, sản xuất đồ gỗ nước ta nói chung chính là thiếu nguyên liệu đầu vào, do sản lượng rừng trồng trong nước chưa đáp ứng đủ nhu cầu. Trong khi đó, vấn đề nổi cộm trong thời gian gần đây là tình trạng “chảy máu” nguồn nguyên liệu ván bóc sang thị trường Trung Quốc.

Ông Vũ Quang Huy – Chi hội trưởng Chi Hội gỗ dán – cho biết, từ tháng 10/2020 đến nay, khối lượng ván bóc làm từ gỗ keo, gỗ bạch đàn rừng trồng được xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc với số lượng rất lớn. Việc các thương lái tăng cường mua gỗ ván bóc để xuất đi Trung Quốc đã khiến nguyên liệu này ở trong nước thiếu hụt trầm trọng, giá tăng cao gây khó khăn cho các doanh nghiệp sản xuất gỗ dán xuất khẩu trong nước.

“Trong sản xuất gỗ dán, 85% nguyên liệu đầu vào là gỗ ván bóc, phần còn lại chủ yếu là keo dán và một số phụ liệu khác. Từ cuối năm 2020 đến nay, giá keo dán tăng 17-20%, giá mua ván bóc tăng 10-15%. Trong khi các doanh nghiệp xuất khẩu đã ký kết với đối tác ấn định giá bán sản phẩm từ trước, nay không thể điều chỉnh được, khiến các doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu gỗ dán ở nước ta khó càng thêm khó”, ông Vũ Quang Huy nhấn mạnh.

Theo ông Vũ Quang Huy, hiện Trung Quốc vẫn là quốc gia cung cấp gỗ dán hàng đầu thế giới, chiếm trên 30% thị phần toàn cầu cả về lượng và giá trị - đây là đối thủ cạnh tranh trực tiếp với Việt Nam trên thị trường xuất khẩu gỗ dán toàn cầu. Việc xuất khẩu gỗ ván bóc sang Trung Quốc đang gây ra nhiều hệ lụy, làm giảm sức cạnh tranh của ngành gỗ dán nước ta.

Để không chảy máu nguồn nguyên liệu, cùng với đề xuất áp giá tối thiểu với sản phẩm ván bóc xuất khẩu làm từ gỗ keo, gỗ bạch đàn, gỗ mỡ, gỗ bồ đề rừng trồng và ván bóc sản xuất từ cao su; tăng thuế xuất khẩu mặt hàng ván bóc HS 4408 lên 25%, ông Vũ Quang Huy đề nghị cần kiểm soát chặt chẽ hồ sơ nguồn gốc ván bóc xuất khẩu để bảo vệ nguồn nguyên liệu phục vụ cho sản xuất trong nước, tạo đà phát triển ngành gỗ dán.

Về tổng thể, để ngành gỗ dán tận dụng được cơ hội xuất khẩu, việc đánh giá chi tiết thực trạng trong khâu gỗ nguyên liệu, ván bóc và các chính sách có liên quan để từ đó có sự điều chỉnh các cơ chế chính sách hiện này sát với thực tế hơn được các chuyên gia khuyến nghị. Bên cạnh đó, cần đánh giá chi tiết thực trạng của việc nhập khẩu gỗ dán, thực trạng sản xuất gỗ dán trong nước.

Các cơ quan quản lý có liên quan tăng cường kiểm tra giám sát đối với các đơn vị nhập khẩu và các đơn vị sản xuất nội địa. Việc kiểm tra giám sát không chỉ dừng lại đối với các doanh nghiệp sản xuất nội địa, mà cần bao gồm cả các công ty có vốn đầu tư nước ngoài, đặc biệt là các công ty có nguồn vốn sở hữu từ Trung Quốc.

Nguyễn Hạnh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Trung Quốc

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Giá gạo xuất khẩu được dự báo như thế nào trong năm 2024?

Giá gạo xuất khẩu được dự báo như thế nào trong năm 2024?

Dù có lúc trồi sụt, nhưng giá gạo xuất khẩu bình quân của Việt Nam năm 2024 được dự báo sẽ quanh mức 600 USD/tấn, cao hơn con số 575 USD/tấn của năm 2023.
Việt Nam lần đầu tiên vươn lên vị trí thứ 5 xuất khẩu thủy sản vào Singapore

Việt Nam lần đầu tiên vươn lên vị trí thứ 5 xuất khẩu thủy sản vào Singapore

Trong 15 nước xuất khẩu thủy sản hàng đầu vào thị trường Singapore, Việt Nam lần đầu tiên vươn lên giữ vị trí thứ 5 tại thị trường này.
Việt Nam thu về hơn 532 triệu USD từ xuất khẩu xăng dầu

Việt Nam thu về hơn 532 triệu USD từ xuất khẩu xăng dầu

3 tháng đầu năm 2024 xuất khẩu xăng dầu của Việt Nam đạt 631.310 tấn, trị giá 532,02 triệu USD, tăng 13,9% về lượng và tăng 8,9% về trị giá so với cùng kỳ.
Xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang Singapore: Giữ đà tăng trưởng

Xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang Singapore: Giữ đà tăng trưởng

Trong tháng 3/2024, xuất khẩu hàng hóa từ Việt Nam sang Singapore tiếp tục giữ được mức tăng trưởng dương khá tốt (tăng 7,69%), đạt 603,3 triệu SGD.
Sản xuất lúa cần cân đối với sản lượng gạo xuất khẩu

Sản xuất lúa cần cân đối với sản lượng gạo xuất khẩu

Năm 2024, dự kiến sản lượng lúa sẽ giảm khoảng 35 nghìn tấn so với năm 2023. Do đó, sản xuất lúa và cân đối lúa gạo xuất khẩu cần được chú trọng.

Tin cùng chuyên mục

Quý I/2024, xuất khẩu sầu riêng thu về 253 triệu USD

Quý I/2024, xuất khẩu sầu riêng thu về 253 triệu USD

Quý I/2024, xuất khẩu sầu riêng đạt gần 57.000 tấn với trị giá thu về 253 triệu USD, tăng 42% về lượng và tăng 63,7% về trị giá so với cùng kỳ năm 2023.
Xuất khẩu gạo kỳ vọng tiếp tục bứt phá trong năm 2024

Xuất khẩu gạo kỳ vọng tiếp tục bứt phá trong năm 2024

Dần khẳng định thương hiệu và uy tín trên thị trường quốc tế, xuất khẩu gạo được kỳ vọng sẽ tiếp tục bứt phá trong năm 2024 này.
Bộ Công Thương triển khai nhiều giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu gạo

Bộ Công Thương triển khai nhiều giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu gạo

Triển khai nhiều giải pháp, Bộ Công Thương đã, đang và sẽ tiếp tục đồng hành, hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu gạo nói riêng và ngành lúa gạo Việt Nam nói chung.
Xuất khẩu quặng và khoáng sản tăng cả về lượng và trị giá

Xuất khẩu quặng và khoáng sản tăng cả về lượng và trị giá

Xuất khẩu quặng và khoáng sản trong tháng 3/2024 đạt 233.844 tấn với trị giá hơn 21,88 triệu USD, tăng 74,5% về lượng và tăng 45,3% về trị giá so tháng 2/2024.
Xuất khẩu cà phê gia tăng áp lực mới

Xuất khẩu cà phê gia tăng áp lực mới

Cùng với áp lực về nguồn cung giảm, giá thu mua tăng phi mã, các doanh nghiệp xuất khẩu cà phê đang đối diện với những khó khăn mới từ thị trường xuất khẩu.
Ngày 26/4 sẽ diễn ra Hội nghị triển khai công tác điều hành xuất khẩu gạo

Ngày 26/4 sẽ diễn ra Hội nghị triển khai công tác điều hành xuất khẩu gạo

Ngày 26/4, sẽ diễn ra Hội nghị đánh giá kết quả xuất khẩu gạo năm 2023, quý I/2024 và triển khai công tác điều hành xuất khẩu gạo trong thời gian tới.
Rà soát tình hình gia tăng nhập khẩu thép cán nóng, bảo vệ ngành thép

Rà soát tình hình gia tăng nhập khẩu thép cán nóng, bảo vệ ngành thép

Phó Thủ tướng Lê Minh Khái yêu cầu các cơ quan liên quan rà soát, nắm tình hình gia tăng nhập khẩu thép cán nóng để chủ động thực hiện các biện pháp phù hợp.
Những lưu ý khi xuất khẩu dưa hấu sang thị trường Trung Quốc

Những lưu ý khi xuất khẩu dưa hấu sang thị trường Trung Quốc

Dưa hấu tươi của Việt Nam khi xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc không được nhiễm 5 đối tượng kiểm dịch thực vật còn sống.
Lào Cai: Giá trị xuất nhập khẩu trong tháng 4 tăng trên 60% so với cùng kỳ

Lào Cai: Giá trị xuất nhập khẩu trong tháng 4 tăng trên 60% so với cùng kỳ

Thống kê từ Sở Công Thương tỉnh Lào Cai, tổng giá trị xuất nhập khẩu hàng hóa trên địa bàn trong tháng 4/2024 tăng trên 60% so với cùng kỳ năm 2023.
Nhập khẩu xăng dầu về Việt Nam tăng mạnh về lượng và kim ngạch

Nhập khẩu xăng dầu về Việt Nam tăng mạnh về lượng và kim ngạch

Nhập khẩu xăng dầu về Việt Nam trong tháng 3/2024 tăng 44,7% về lượng và tăng 46,1% về kim ngạch so với tháng 2/2024, đạt 1.076.653 tấn, trị giá 901,7 triệu USD
Doanh nghiệp gỗ ván ép đối mặt với thuế chống phá giá từ Hàn Quốc cao hơn 4% so với trước

Doanh nghiệp gỗ ván ép đối mặt với thuế chống phá giá từ Hàn Quốc cao hơn 4% so với trước

Với sự chênh lệch mức thuế chống bán phá giá biên độ dao động từ 4,2 - 13,04% của Hàn Quốc gây khó khăn cho doanh nghiệp xuất khẩu gỗ ván ép của Việt Nam.
Quý I/2024, xuất khẩu cá tra đến thị trường UAE tăng 67%

Quý I/2024, xuất khẩu cá tra đến thị trường UAE tăng 67%

3 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu cá tra của Việt Nam sang thị trường UAE đạt hơn 7 triệu USD, tăng 67% so với cùng kỳ năm ngoái.
Xuất khẩu hạt tiêu sang thị trường Hàn Quốc tăng gần 180%

Xuất khẩu hạt tiêu sang thị trường Hàn Quốc tăng gần 180%

Quý I/2024, Hàn Quốc đã chi hơn 9,37 triệu USD để nhập 2.165 tấn hạt tiêu từ Việt Nam, tăng 179,7% về lượng và tăng 188,5% về trị giá so với cùng kỳ năm ngoái.
Xuất khẩu tuần từ 15-21/4: Việt Nam là nước xuất khẩu gạo lớn nhất vào Singapore, xuất khẩu cao su khởi sắc

Xuất khẩu tuần từ 15-21/4: Việt Nam là nước xuất khẩu gạo lớn nhất vào Singapore, xuất khẩu cao su khởi sắc

Việt Nam là quốc gia xuất khẩu gạo lớn nhất vào thị trường Singapore, xuất khẩu cao su khởi sắc... là những tin nổi bật trong bản tin xuất khẩu tuần từ 15-21/4.
Xuất khẩu hàng hóa dự báo sẽ bứt phá trong quý II và cả năm 2024

Xuất khẩu hàng hóa dự báo sẽ bứt phá trong quý II và cả năm 2024

Đơn hàng của các doanh nghiệp tương đối tốt và được kỳ vọng sẽ tiếp tục phục hồi, xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam dự báo sẽ bứt phá trong quý II và cả năm 2024.
Lo ngại nguồn cung từ Robusta, giá cà phê xuất khẩu tăng nhẹ

Lo ngại nguồn cung từ Robusta, giá cà phê xuất khẩu tăng nhẹ

Giá cà phê xuất khẩu trung bình của Việt Nam đạt mức 3.288/USD tấn, tăng tới 47% so với mức 2.222 USD/tấn tại cùng kỳ năm trước.
Xây dựng thương hiệu: Nâng giá trị cà phê Việt

Xây dựng thương hiệu: Nâng giá trị cà phê Việt

Bên cạnh những thành tích về kim ngạch xuất khẩu, xây dựng thương hiệu là cách để nâng cao vị thế hạt cà phê Việt Nam trên thị trường quốc tế.
Việt Nam đang đề xuất điều chỉnh danh mục gạo thơm để xuất khẩu vào EU

Việt Nam đang đề xuất điều chỉnh danh mục gạo thơm để xuất khẩu vào EU

Hiện có 9 giống gạo thơm được hưởng ưu đãi thuế trong hạn ngạch khi xuất khẩu sang EU. Việt Nam đang đề xuất điều chỉnh danh mục gạo thơm để xuất khẩu vào EU.
Chú trọng chất lượng, vị thế hàng Việt ngày càng được nâng cao

Chú trọng chất lượng, vị thế hàng Việt ngày càng được nâng cao

Nhờ đầu tư vào công nghệ, chú trọng chất lượng, ngày càng nhiều sản phẩm hàng Việt Nam được người tiêu dùng thế giới tin tưởng.
Giá cà phê xuất khẩu quay đầu giảm sốc sau nhiều phiên tăng kỷ lục

Giá cà phê xuất khẩu quay đầu giảm sốc sau nhiều phiên tăng kỷ lục

Giá cà phê thế giới giảm mạnh sau nhiều phiên liên tiếp tăng rất mạnh, vượt qua mọi kỷ lục. Giá cà phê Robusta và Arabica quay đầu giảm ngay sau phiên 18/4.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động