Thứ năm 28/11/2024 14:37

Nhật Bản giảm nhập khẩu đồ nội thất bằng gỗ từ Việt Nam

Hơn 80% đồ nội thất bằng gỗ được Nhật Bản nhập khẩu từ thị trường Trung Quốc và Việt Nam.

Theo số liệu thống kê của Cơ quan Hải quan Nhật Bản, trong tháng 1/2024, nhập khẩu đồ nội thất bằng gỗ của Nhật Bản đạt 59,9 nghìn tấn, trị giá 25,6 tỷ Yên (tương đương 173,9 triệu USD), giảm 6% về lượng và giảm 2,1% về trị giá so với tháng 01/2023.

Nhật Bản giảm nhập khẩu đồ nội thất bằng gỗ từ Việt Nam

/chu-de/nhat-ban.topic nhập khẩu đồ nội thất bằng gỗ chủ yếu từ thị trường Trung Quốc và Việt Nam trong tháng 1/2024, lượng nhập khẩu từ 2 thị trường này chiếm 80,3% tổng lượng nhập khẩu.

Trong đó, Nhật Bản tăng nhập khẩu từ Trung Quốc, nhưng giảm mạnh nhập khẩu từ Việt Nam. Tháng 1/2024, nhập khẩu đồ nội thất bằng gỗ của Nhật Bản từ các thị trường khác đều giảm như: Malaysia, Thái Lan, Indonesia, Philippines …

Nhu cầu trong nước tại Nhật Bản suy yếu tại tất cả các lĩnh vực, bao gồm tiêu dùng tư nhân. Trong đó, tiêu dùng tư nhân, lĩnh vực chiếm khoảng một nửa nền kinh tế Nhật Bản, ghi nhận mức giảm hàng năm 0,9% trong quý 4/2023 do người tiêu dùng tăng tiết kiệm trong bối cảnh giá thực phẩm, xăng dầu và nhiều mặt hàng khác tăng. Theo đó, nhu cầu nhập khẩu hàng hóa không thiết yếu như đồ nội thất bằng gỗ có xu hướng giảm.

Trong tháng 1/2024, Nhật Bản giảm nhập khẩu đồ nội thất phòng khách và phòng ăn, đồ nội thất nhà bếp, nhưng tăng nhập khẩu ghế khung gỗ, đồ nội thất phòng ngủ, đồ nội thất văn phòng.

Nhật Bản, thị trường xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ lớn thứ 3 của Việt Nam, sau Mỹ và Trung Quốc. Theo số liệu của Tổng cục Hải quan Việt Nam, năm 2023, Việt Nam xuất khẩu 1,65 tỷ USD gỗ và sản phẩm gỗ sang thị trường này, giảm 12,5% so với năm 2022, chiếm 12,6% tổng giá trị xuất khẩu của ngành gỗ.

Nhóm mặt hàng chính Việt Nam xuất khẩu sang Nhật Bản là gỗ và sản phẩm nguyên liệu gỗ (HS 44), kim ngạch xuất khẩu của nhóm này trong năm 2023 đạt 1,27 tỷ USD, chiếm tới 76,9% tổng kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm Việt Nam sang Nhật Bản. Trong khi nhóm đồ gỗ (HS 9401 (ghế ngồi) và HS 9403 (đồ nội thất)) chỉ chiếm 23,1% tổng kim ngạch xuất khẩu sang thị trường này.

Tỷ trọng nhập khẩu đồ nội thất phòng khách và phòng ăn, ghế khung gỗ, đồ nội thất văn phòng của Nhật Bản từ Việt Nam vẫn còn thấp, do đó vẫn còn dư địa để các doanh nghiệp Việt Nam khai thác trong thời gian tới.

Tuy nhiên, Nhật Bản yêu cầu các tiêu chuẩn khắt khe về chất lượng hàng hóa, nên các doanh nghiệp cần tuân thủ các tiêu chuẩn xuất xứ, sản xuất bền vững khi xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản.

Nguyễn Hạnh
Bài viết cùng chủ đề: Xuất khẩu gỗ

Tin cùng chuyên mục

Cơ hội và thách thức cho tôm Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ

Hợp tác Halal giữa Việt Nam - Malaysia: Dấu mốc mới, tạo đột phá thương mại song phương

Ngành dịch vụ logistics thích hợp với ''dòng chảy'' hàng hóa xuất nhập khẩu

Brazil là thị trường lớn nhất cung cấp đậu tương cho Việt Nam

Khai mạc Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024

Chính sách xanh đang tác động đến dòng chảy thương mại và đầu tư

Việt Nam và Nhật Bản tìm hướng thúc đẩy giao thương nông sản

Tổng trị giá xuất nhập khẩu đạt hơn 681 tỷ USD

Thành tích xuất nhập khẩu kỷ lục của năm 2024 có đóng góp lớn của Bộ Công Thương

Nông sản Việt Nam sắp xuất hiện trên sàn thương mại điện tử và mạng xã hội Trung Quốc

Tháng 10/2024, Ukraine là thị trường cung cấp lúa mì nhiều nhất cho Việt Nam

Hàng Việt Nam rộn ràng xuất khẩu ra thế giới qua kênh phân phối

Việt Nam thu về 52,6 triệu USD từ xuất khẩu hoa hồi trong 10 tháng năm 2024

Tính đến 15/11, xuất khẩu hồ tiêu thu về gần 1,2 tỷ USD

Nông sản: Điểm sáng trong xuất khẩu hàng hóa

Sẽ tiếp tục xuất khẩu vaccine phòng bệnh dịch tả lợn châu Phi sang Philippines

Điện Biên sẽ sớm có cửa khẩu song phương A Pa Chải (Việt Nam) – Long Phú (Trung Quốc)

Cơ hội nào cho xuất nhập khẩu hàng hoá năm 2025?

Thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ tăng trưởng trung bình 16% mỗi năm

Xuất khẩu tăng trưởng 2 con số, doanh nghiệp dệt may kỳ vọng vào diễn biến mới