Thứ bảy 23/11/2024 21:34

Nhà bán lẻ cần làm gì để thu hút khách trong Ngày đôi năm nay?

Trong Ngày đôi năm nay, các nhà bán lẻ cần đồng bộ hóa các quảng cáo trực tuyến bổ trợ cho hoạt động mua sắm kết hợp trực tuyến - tại chỗ.

Criteo S.A. - công ty truyền thông thương mại vừa công bố dữ liệu theo mùa trong khu vực Đông Nam Á. Cụ thể, theo phân tích chỉ số bán hàng của Criteo cho sự kiện 10.10 năm 2022 chỉ ra rằng, khu vực Đông Nam Á ghi nhận doanh số bán hàng trực tuyến tăng lên đến 97% so với tuần trung bình của 1 tháng trước đó, ngày 10-16 tháng 9 năm 2022, thấp hơn nhiều so với 1 năm trước, khi doanh số bán hàng tăng lên đến 136%.

Ngoài ra, doanh số bán hàng theo năm giảm 12% vào ngày 10.10 cùng kì năm ngoái. Việt Nam cũng có xu hướng tương tự, theo đó, doanh số bán hàng tăng lên đến 48% so với doanh số trung bình theo tuần của 1 tháng trước đó.

Tuy nhiên, mức tăng doanh số bán hàng năm ngoái cao hơn, ở mức 125%, cho thấy doanh số bán hàng theo năm giảm còn 42% so với cùng kỳ năm ngoái. Doanh số so với cùng kỳ năm trước của Indonesia và Singapore cũng lần lượt giảm 27% và 21%.

Theo khảo sát “Câu chuyện người mua hàng khu vực châu Á - Thái Bình Dương” của Criteo, năm 2022 người tiêu dùng mua sắm kết hợp trực tuyến tại chỗ và luôn muốn có những sự lựa chọn tốt nhất. Khi quay lại mua sắm tại cửa hàng, họ vẫn sử dụng các trang web của nhà bán lẻ và ứng dụng di động để tham khảo và bổ trợ cho trải nghiệm mua sắm của họ, với 4/5 người tiêu dùng nhận xét có sự cải thiện đáng kể hoặc một số cải thiện trong việc tìm kiếm sản phẩm mà họ dự định sẽ mua. Qua đó thấy rằng người tiêu dùng đánh giá cao quảng cáo có liên quan và được cá nhân hóa, giúp tiếp cận được nhiều hơn người tiêu dùng mới và sẵn có.

Ông Sukesh Singh - Trưởng bộ phận Nhóm khách hàng lớn thuộc khu vực Đông Nam Á tại Criteo, chia sẻ thêm: Phân tích cho Ngày Đôi 10.10 gần đây của chúng tôi phản ánh xu hướng này khi bán lẻ trực tuyến trong khu vực Đông Nam Á giảm.

Theo dự đoán, điều này sẽ tiếp tục khi các sở thích về lối sống (lifestyle) của người tiêu dùng thay đổi khi đời sống xã hội trở lại bình thường và nhiều người tiêu dùng ghé đến cửa tiệm nhiều hơn. Các nhà bán lẻ cần cố gắng đồng bộ hóa các quảng cáo trực tuyến bổ trợ cho hoạt động mua sắm kết hợp trực tuyến - tại chỗ để tận dụng dịp Ngày Độc thân một cách tối đa.

Để chuẩn bị cho Ngày Độc thân (11.11) năm nay, các thương hiệu nên ghi nhớ những chỉ dẫn này để thu hút nhiều người tiêu dùng nhất.

Cụ thể, trải nghiệm mua sắm kết hợp trực tuyến - tại chỗ không gián đoạn - Các thương hiệu có thể cung cấp cho người tiêu dùng trải nghiệm mua sắm thuận lợi, tạo nên sự trung thành và tin tưởng bằng cách tích hợp các dịch vụ khách hàng đổi mới và thiết thực, chẳng hạn như Buy online, return in-store - BORIS (dịch: mua trực tuyến, trả lại tại cửa hàng). Chính sách hoàn trả tiện lợi này là lý do hàng đầu khiến người tiêu dùng quyết định mua một sản phẩm khi mua sắm trực tuyến.

Sử dụng quảng cáo phù hợp với đối tượng mục tiêu - các thương hiệu có thể đảm bảo tiếp cận nhiều người tiêu dùng mới và sẵn có bằng cách tối ưu hóa dữ liệu và các phân tích từ các trang web và ứng dụng của họ, mang tới quảng cáo nhắm đối tượng tại điểm mua hàng, từ đó tác động đến sự hội tụ bán hàng trực tuyến.

Theo Chỉ mục doanh số của Criteo, doanh số bán lẻ trực tuyến tại Đông Nam Á tăng vọt lên đến 399% vào Ngày Độc thân 2021. Tại Việt Nam, doanh số bán lẻ trong những ngày đôi được ghi nhận là tăng mạnh trong nửa cuối năm, trong đó, doanh số bán lẻ của ngày 12.12 tăng lên đến 143%, doanh số bán lẻ trực tuyến tăng lên đến 223% vì có nhiều người chuyển sang mua sắm trực tuyến.

Ông Mark Gubbels, Giám đốc Thương mại khu vực Đông Nam Á tại Criteo - cho biết: Hàng năm, Ngày Độc thân tại Việt Nam chứng kiến sự gia tăng doanh số bán lẻ trực tuyến, một xu hướng lan rộng khắp Đông Nam Á. Do đó, các thương hiệu và nhà bán lẻ phải hiểu rõ bối cảnh người tiêu dùng để tối đa hóa tác động của sự kiện này.

Mai Ca
Bài viết cùng chủ đề: Bán lẻ hàng hoá

Tin cùng chuyên mục

Thứ trưởng Trương Thanh Hoài: Thương mại điện tử là điểm sáng của phát triển kinh tế - xã hội

Sự kiện thương mại điện tử thúc đẩy phát triển kinh tế số ngành Công Thương 2024

Tăng trách nhiệm của sàn thương mại điện tử trong ngăn chặn hàng giả, hàng lậu

Online Friday 2024: Bước nhảy vọt của hàng Việt trong kỷ nguyên thương mại điện tử

3 nội dung chính của Diễn đàn Thương mại điện tử và Kinh tế số ngành Công Thương 2024

Mô hình 'con tôm ôm cây lúa' đưa đặc sản An Giang lên sàn thương mại điện tử

Công ty Coca-Cola Việt Nam: Đào tạo kinh doanh thương mại điện tử từ sản phẩm sơn mài truyền thống

Thương mại điện tử là động lực chính thúc đẩy tăng trưởng kinh tế số Việt Nam

Online Friday 2024: Kích hoạt hàng loạt khuyến mãi hấp dẫn, lan tỏa giá trị hàng Việt trên nền tảng số

Tổng cục Hải quan chỉ đạo quản lý hàng nhập khẩu giao dịch qua thương mại điện tử

Bộ Công Thương ra 'tối hậu thư' với sàn thương mại điện tử Temu, Shein

Online Friday 2024: Khuấy động thị trường thương mại điện tử cuối năm

Doanh nghiệp Việt mang xu hướng tiêu dùng xanh lên sàn thương mại điện tử

Ngành thương mại điện tử của Việt Nam đã tăng trưởng 18%

Thương mại điện tử thúc đẩy dòng chảy hàng hóa, dịch vụ và hỗ trợ doanh nghiệp

Thu gần 95 nghìn tỷ đồng tiền thuế, xem xét việc dùng AI kiểm soát doanh thu sàn thương mại điện tử

Xuất hiện tình trạng lừa đảo, mạo danh sàn thương mại điện tử Amazon

Thương mại điện tử không chỉ phát triển mạnh ở thành phố lớn mà đã vươn tới vùng sâu, vùng xa

Nền tảng hợp cộng thương mại truyền thống và thương mại điện tử: Giải pháp HKDO cho hộ kinh doanh Việt Nam

Ngày 21/11 diễn ra sự kiện ‘Thương mại điện tử thúc đẩy phát triển kinh tế số ngành Công Thương 2024’