‘Đế chế’ Forever 21 sụp đổ và câu chuyện bay trên 'đôi cánh’ thương mại điện tử

Câu chuyện Forever 21 tuyên bố phá sản lần thứ 2 vì không cạnh tranh được với thương mại điện tử đã và đang gợi lên nhiều điều đáng suy ngẫm...
Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân dự Hội nghị phát triển thương mại điện tử tỉnh Lào Cai Cơ hội thực chiến thương mại điện tử cho doanh nghiệp Việt Doanh nghiệp nữ cần làm gì để tăng doanh thu nhờ kinh doanh trên thương mại điện tử?

Khi “đại bàng” gãy cánh…

Mới đây, F21 OpCo - công ty điều hành các cửa hàng tại Mỹ của chuỗi bán lẻ thời trang nhanh Forever 21 đã nộp đơn xin phá sản. Nguyên nhân đến từ sự sụt giảm lượng người đến các trung tâm thương mại, trong bối cảnh cạnh tranh từ nhiều đối thủ trực tuyến tăng lên.

‘Đế chế’ Forever 21 sụp đổ và câu chuyện bay trên 'đôi cánh’ thương mại điện tử
Đế chế thời trang nhanh một thời - Forever 21 đã chính thức nộp đơn xin phá sản lần 2 (Ảnh minh hoạ)

Đáng chú ý, đây không phải là lần đầu tiên, thương hiệu được coi là “đế chế” thời trang nhanh này nộp đơn xin phá sản. Trước đó, vào năm 2019, chuỗi thời trang Forever 21 cũng đã nộp đơn xin phá sản. Sau đó, chuỗi này được mua lại bởi Sparc và hoạt động từ đó đến nay, trước khi một lần nữa nộp đơn xin phá sản cũng bởi lý do không cạnh tranh được với các nhà bán lẻ trực tuyến.

Forever 21 thành lập năm 1984 từ hai vợ chồng người Hàn Quốc tại Mỹ và nhanh chóng mở rộng ra khắp các trung tâm mua sắm của xứ sở cờ hoa, chủ yếu phục vụ khách hàng nữ trẻ tuổi với sản phẩm thời trang cơ bản, bình dân. Lợi thế từ hàng hoá giá rẻ, mẫu mã thay đổi liên tục, bắt kịp nhanh xu hướng của khác hàng đã khiến Forever 21 không chỉ thành công tại Mỹ mà còn khắp thế giới, bao gồm cả Việt Nam. Năm 2016, họ có hơn 800 cửa hàng trên toàn cầu, riêng tại Mỹ là 500 cửa hàng. Ở thời kỳ đỉnh cao, công ty có 43.000 nhân viên và tạo ra doanh thu hàng năm hơn 4 tỷ USD.

Dù vậy, giai đoạn sau năm 2026, các hãng bán lẻ truyền thống tập trung vào nhóm khách hàng trẻ gần đây liên tục gặp khó. Nguyên nhân là vòng đời các xu hướng thời trang ngắn lại, và người trẻ chuyển từ mua sắm tại trung tâm thương mại sang mua hàng online. Đặc biệt, “cơn bão” từ đại dịch Covid-19 khiến thay đổi hành vi của người tiêu dùng đã góp phần đánh gục hoàn toàn “đế chế” một thời lừng lẫy trên thị trường thời trang nhanh.

Câu chuyện của Forever 21 là câu chuyện không hề cũ trên bức tranh thị trường hàng hoá hiện nay. Bất cứ ai nếu có dịp dạo qua một trung tâm thương mại cũng có thể dễ dàng nhận thấy không khí ảm đạm, thưa thớt tại nơi từng là “thiên đường” mua sắm hiện nay. Trừ các khu vực bán hàng tươi sống, rau củ, rất nhiều gian hàng tiêu dùng gặp phải tình trạng khách hàng thưa thớt.

Thế nhưng, trên các nền tảng mạng xã hội, các “chợ” online, không khí mua sắm lại hoàn toàn khác!

Dù còn một số hạn chế trong kiểm soát nguồn gốc hàng hoá, tuy nhiên, không thể phủ nhận được rằng những năm gần đây, thương mại điện tử, mạng xã hội đã tạo nên một “cuộc chơi” hoàn toàn mới trên thị trường bán lẻ. Hàng hoá giá rẻ, nhiều khuyến mãi, miễn phí vận chuyển, cùng hình ảnh được quảng bá mạnh mẽ từ các KOL đã tạo nên những phiên Megalive bùng nổ với doanh số rất cao. Không chỉ phát triển ở khu vực trung tâm thành phố, thương mại điện tử còn len lỏi về các khu vực vùng nông thôn, vùng sâu vùng xa và nhận được sự đón nhận nhiệt tình của người dân khu vực này. Công thức “giá rẻ + thời gian vận chuyển ngắn” là công thức giúp hàng hoá từ các nền tảng xuyên biên giới này “thắng” trên thị trường.

Có thể nói, thương mại điện tử đang đóng vai trò nhưng một công cụ sàng lọc vô cùng mạnh mẽ mà doanh nghiệp buộc phải thích nghi nếu không muốn bị loại khỏi thị trường.

Chia sẻ với phóng viên Báo Công Thương, một doanh nghiệp lớn trong ngành dệt may từng chia sẻ: “Giai đoạn đầu, chúng tôi không nghĩ mình phải tham gia bán hàng trên mạng xã hội vì thực sự tôi cảm thấy hình thức bán hàng này hơi “chợ”. Sản phẩm gì lại rẻ như vậy, chỉ vài chục nghìn, hoàn toàn không phù hợp với hình ảnh sản phẩm thời trang cao cấp chúng tôi hướng đến. Nhưng những “cơn sốt” từ Shein, Temu, Taobao khiến chúng tôi không thể đứng ngoài cuộc và buộc phải đào tạo nhân lực để bán hàng trên mạng xã hội, trên sàn thương mại điện tử. Giải pháp để cạnh tranh giá là phải đưa lên các kênh này những sản phẩm của những mùa trước mà vẫn phù hợp với xu thế...".

Và thực tế, sự thay đổi kịp thời của doanh nghiệp này đã được chứng minh là đúng khi cách tiếp cận qua thương mại điện tử thực sự mang lại lợi ích cho doanh nghiệp trong tiêu thụ hàng hoá và tiếp cận khách hàng, đặc biệt là khách hàng trẻ.

Thay đổi hoặc là… dừng cuộc chơi

Câu chuyện của doanh nghiệp trên là câu chuyện của nhiều doanh nghiệp đang hoạt động tại Việt Nam trước “cơn bão” thương mại điện tử đang quét qua thị trường. Đó cũng là xu hướng chung mà doanh nghiệp lựa chọn tiếp nhận để nắm bắt tốt nhất cơ hội.

Mới đây, một "ông lớn" trong ngành bán lẻ Việt là Saigon Co.op cũng đưa ra thông điệp phát triển mạnh mảng thương mại điện tử. Tại Hội nghị tổng kết hoạt động kinh doanh, công tác xây dựng Đảng năm 2024 và phương hướng hoạt động năm 2025 diễn ra ngày 17/3, Saigon Co.op thông tin, dự kiến trong nửa đầu năm 2025, nền tảng thương mại điện tử mới của Saigon Co.op sẽ chính thức ra mắt, kỳ vọng sẽ giúp Saigon Co.op nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường bán lẻ, tiếp cận hiệu quả đối tượng khách hàng trẻ tiềm năng. Doanh nghiệp bán lẻ này đặt mục tiêu phấn đấu doanh số thương mại điện tử năm 2025 đạt 3.500 tỷ, tăng 30% so với cùng kỳ.

Không chỉ tại thị trường nội địa mà thương mại điện tử còn được ứng dụng mạnh với thương mại quốc tế. Tại hội nghị "Mở khóa tiềm năng bứt phá xuất khẩu: Giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp từ Alibaba.com trong năm 2025" được tổ chức tại TP. Hồ Chí Minh ngày 28/2, ông Young Liu - Giám đốc quốc gia Alibaba.com tại Việt Nam cho biết, trong năm 2025, Alibaba.com triển khai ba chiến lược trọng tâm hỗ trợ các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam là: Triển khai ứng dụng các công cụ số và AI (trí tuệ nhân tạo) như Smart Assistant nhằm nâng cao hiệu suất kinh doanh; mở rộng chuỗi cung ứng toàn cầu với trọng tâm nâng cấp chuỗi cung ứng và giải pháp logistics dành riêng cho thị trường Việt Nam; tăng cường hỗ trợ quảng bá các ngành hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam. Đây được đánh giá là giải pháp quan trọng giúp doanh nghiệp nâng cao sức cạnh tranh trong bối cảnh xuất khẩu hàng hoá cũng gặp vô vàn thách thức.

Trao đổi với phóng viên Báo Công Thương, chuyên gia Vũ Vinh Phú cho biết, không còn là câu chuyện lựa chọn chuyển đổi số, ứng dụng thương mại điện tử và mạng xã hội đã và đang trở thành yêu cầu bắt buộc đối với doanh nghiệp trong bối cảnh chuyển đổi số. Cần coi đây là cơ hội, là phương tiện để có sự đầu tư nghiêm túc, nắm bắt cơ hội từ thị trường.

Theo Bộ Công Thương, năm 2024, quy mô thị trường thương mại điện tử đã vượt mốc 25 tỷ USD, tăng đến 20% so với năm 2023, chiếm tỷ trọng khoảng 9% so với tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng cả nước. Tăng trưởng thương mại điện tử dự báo sẽ còn tăng lên nhanh chóng với xu thế số hoá không thể thay đổi trên thị trường. Chấp nhận thay đổi để bay trên đôi cánh “gã khổng lồ” thương mại điện tử hay dừng cuộc chơi, sự lựa chọn là ở doanh nghiệp!

Năm 2024, Việt Nam giữ vững vị trí Top 10 quốc gia có tốc độ tăng trưởng thương mại điện tử hàng đầu thế giới.
Bảo Ngọc
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: thương mại điện tử

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Lazada hỗ trợ nhà bán hàng chuyển đổi số bằng AI

Lazada hỗ trợ nhà bán hàng chuyển đổi số bằng AI

Trong nỗ lực thu hẹp khoảng cách giữa tiềm năng công nghệ và khả năng ứng dụng thực tế, Lazada đã nâng cấp hệ sinh thái AI bằng 3 tính năng GenAI mới.
Định hình luật chơi mới cho thương mại điện tử Việt Nam

Định hình luật chơi mới cho thương mại điện tử Việt Nam

Trong bối cảnh thương mại điện tử bùng nổ và trở thành trụ cột của nền kinh tế số, Việt Nam đang đứng trước yêu cầu cấp bách phải xây dựng một khung pháp lý.
Trách nhiệm đơn vị dịch vụ hỗ trợ thương mại điện tử

Trách nhiệm đơn vị dịch vụ hỗ trợ thương mại điện tử

Dự thảo Luật Thương mại điện tử đề cập cụ thể trách nhiệm của các đơn vị cung cấp dịch vụ hỗ trợ thương mại điện tử.
Quản lý chặt các chủ thể tham gia thương mại điện tử

Quản lý chặt các chủ thể tham gia thương mại điện tử

Dự thảo Luật Thương mại điện tử đề xuất những quy định nhằm quản lý chặt chủ thể tham gia giao dịch trong thương mại điện tử.
Tận dụng ưu đãi thuế De minimis từ Mỹ tăng xuất khẩu

Tận dụng ưu đãi thuế De minimis từ Mỹ tăng xuất khẩu

Với chính sách miễn thuế đối với hàng giá trị thấp (De minimis) qua đường bưu điện của Mỹ, doanh nghiệp cần tận dụng cơ hội để tăng giá trị xuất khẩu.

Tin cùng chuyên mục

Bỏ phố, lên sàn: Bước ngoặt của các cửa hàng bán lẻ

Bỏ phố, lên sàn: Bước ngoặt của các cửa hàng bán lẻ

Thương mại điện tử bùng nổ khiến các cửa hàng truyền thống vắng khách. Đóng cửa hay chuyển sang kinh doanh online... là giải pháp để cửa hàng bán lẻ thích nghi.
Quảng bá sản phẩm

Quảng bá sản phẩm 'made in Vietnam' trên thương mại điện tử

Dự án 'Tinh hoa Việt chung sức' trên Shopee Live sẽ hỗ trợ doanh nghiệp, nông dân địa phương tiếp tục quảng bá các sản phẩm made in Vietnam' chất lượng, đa dạng
Cơ bản nhất trí với đề xuất xây dựng, ban hành Luật Thương mại điện tử

Cơ bản nhất trí với đề xuất xây dựng, ban hành Luật Thương mại điện tử

Các ý kiến góp ý từ các bộ, ngành, địa phương cơ bản nhất trí với đề xuất xây dựng, ban hành Luật Thương mại điện tử.
Shopee - người bán: Cuộc đối thoại chính thức quanh phí PiShip

Shopee - người bán: Cuộc đối thoại chính thức quanh phí PiShip

Cuộc tranh luận giữa Shopee và người bán đang nóng chưa từng có. Phí PiShip có thực sự “bảo vệ” hay đang làm “ngạt thở” các shop nhỏ?
Cách thế giới thay đổi logistics trong thương mại điện tử

Cách thế giới thay đổi logistics trong thương mại điện tử

Logistics trở thành yếu tố quyết định thành công trong thương mại điện tử, doanh nghiệp Việt Nam học hỏi được gì qua chiến lược từ các 'ông lớn' trên thế giới?
Không có nhân sự giỏi, thương mại điện tử khó vươn xa

Không có nhân sự giỏi, thương mại điện tử khó vươn xa

Thương mại điện tử đang phát triển mạnh, nhưng nhân sự chất lượng cao vẫn là "bài toán" khó. Giải pháp nào giúp doanh nghiệp giải quyết vấn đề này?
Lan tỏa giá trị di sản Việt Nam qua không gian số

Lan tỏa giá trị di sản Việt Nam qua không gian số

Việc ký kết hợp tác giữa các bên nhằm bảo tồn và quảng bá giá trị di sản văn hóa Việt Nam trên nền tảng số.
Lùi thời hạn nộp thuế: Người bán hàng trên sàn thương mại điện tử

Lùi thời hạn nộp thuế: Người bán hàng trên sàn thương mại điện tử 'thở phào'

Một số người bán hàng bày tỏ sự vui mừng trước đề xuất của Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam xin lùi thời hạn sàn thương mại điện tử nộp thuế thay người bán.
Học Kinh tế số: Cơ hội nào cho sinh viên thời 4.0?

Học Kinh tế số: Cơ hội nào cho sinh viên thời 4.0?

Các ngành học về kinh tế số, thương mại điện tử đang trở thành điểm sáng trong mùa tuyển sinh 2025, với nhiều ưu thế về cơ hội việc làm.
Khi hàng kém chất lượng được ‘tô vẽ’ trên sàn

Khi hàng kém chất lượng được ‘tô vẽ’ trên sàn

Các sản phẩm kém chất lượng được "tô vẽ" bằng những lời quảng cáo hoa mỹ trên sàn thương mại điện tử gây hiểu lầm cho người tiêu dùng.
Hàng nghìn sản phẩm bày bán trên

Hàng nghìn sản phẩm bày bán trên 'chợ điện tử' Bình Dương

Sau hơn 3 năm đi vào hoạt động, đến nay đã có hơn 3.420 sản phẩm của hàng trăm doanh nghiệp được quảng bá, giới thiệu trên sàn thương mại điện tử Bình Dương.
Longform: Bộ Công Thương lên tiếng về việc Shopee, Tiktok Shop tăng phí

Longform: Bộ Công Thương lên tiếng về việc Shopee, Tiktok Shop tăng phí

Gần đây, các sàn thương mại điện tử lớn như Shopee và TikTok Shop đã công bố kế hoạch điều chỉnh chính sách thu phí sàn, bắt đầu có hiệu lực từ ngày 1/4.
Shopee tôn vinh sản phẩm địa phương và xuất khẩu trực tuyến "giá trị Việt"

Shopee tôn vinh sản phẩm địa phương và xuất khẩu trực tuyến "giá trị Việt"

Shopee tôn vinh sản phẩm địa phương và xuất khẩu trực tuyến “giá trị Việt”. Shopee đã giới thiệu nhiều sáng kiến trách nhiệm xã hội nổi bật trong năm 2024.
Cơ hội thực chiến thương mại điện tử cho doanh nghiệp Việt

Cơ hội thực chiến thương mại điện tử cho doanh nghiệp Việt

Hội thảo Lãnh đạo thương mại điện tử 2025 được tổ chức vào ngày 22/3 tại Hà Nội là thực chiến thương mại điện tử cho doanh nghiệp Việt.
KOL, KOC phải có trách nhiệm hỗ trợ người tiêu dùng

KOL, KOC phải có trách nhiệm hỗ trợ người tiêu dùng

Theo các chuyên gia, không chỉ mỗi nhà bán hàng có trách nhiệm về việc khiếu nại của người tiêu dùng, mà các KOL, KOC cũng phải có trách nhiệm hỗ trợ.
Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân: 4 giải pháp ‘thúc’ thương mại điện tử Lào Cai phát triển

Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân: 4 giải pháp ‘thúc’ thương mại điện tử Lào Cai phát triển

Nhiều giải pháp được đưa ra giúp tỉnh Lào Cai thực hiện mục tiêu lọt vào danh sách 20 tỉnh, thành phố dẫn đầu toàn quốc về chỉ số phát triển thương mại điện tử.
Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân dự Hội nghị phát triển thương mại điện tử tỉnh Lào Cai

Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân dự Hội nghị phát triển thương mại điện tử tỉnh Lào Cai

Sáng 14/3, tại thành phố Lào Cai, Bộ Công Thương phối hợp với UBND tỉnh Lào Cai tổ chức Hội nghị phát triển thương mại điện tử tỉnh Lào Cai năm 2025.
Sàn thương mại điện tử tăng phí, người bán lo mất khách

Sàn thương mại điện tử tăng phí, người bán lo mất khách

Trước quyết định tăng phí bán hàng của các sàn thương mại điện tử, nhiều chủ hàng bày tỏ sự lo lắng về nguy cơ sẽ mất đi một số lượng lớn khách hàng.
Kinh doanh trên sàn thương mại điện tử chịu phí ra sao?

Kinh doanh trên sàn thương mại điện tử chịu phí ra sao?

Từ 1/4, các sàn thương mại điện tử như Shopee và TikTok Shop sẽ đồng loạt tăng phí đối với người bán và điều chỉnh dịch vụ vận chuyển.
Điện Biên: Nâng cao nhận thức người tiêu dùng qua thương mại điện tử

Điện Biên: Nâng cao nhận thức người tiêu dùng qua thương mại điện tử

Sở Công Thương tỉnh Điện Biên tổ chức Hội nghị tuyên truyền, phổ biến các quy định của pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 2025.
Mobile VerionPhiên bản di động