Khi hàng kém chất lượng được ‘tô vẽ’ trên sàn

Các sản phẩm kém chất lượng được "tô vẽ" bằng những lời quảng cáo hoa mỹ trên sàn thương mại điện tử gây hiểu lầm cho người tiêu dùng.
Để hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng… không còn là vấn đề “nóng” Sự nổi tiếng cần đi liền với ý thức trách nhiệm Cảnh giác loạt fanpage tung tin thảm họa để bán hàng giả

Hàng kém chất lượng đội lốt online

Việc bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng không chỉ là trách nhiệm của cơ quan nhà nước, doanh nghiệp mà còn cần sự chủ động từ chính người tiêu dùng. Trong bối cảnh nền kinh tế số hóa, thông tin minh bạch trở thành yếu tố quan trọng giúp người tiêu dùng đưa ra quyết định sáng suốt, tránh những rủi ro từ quảng cáo sai lệch, sản phẩm kém chất lượng.

Khi hàng kém chất lượng được ‘tô vẽ’ trên sàn
Tọa đàm “Thông tin minh bạch - Tiêu dùng trách nhiệm”

Chia sẻ tại tọa đàm “Thông tin minh bạch - Tiêu dùng trách nhiệm” do Báo Công Thương tổ chức mới đây, ông Hồ Tùng Bách - Phó Trưởng phòng Người tiêu dùng, Ủy ban Cạnh tranh quốc gia - cho hay, sự phát triển mạnh mẽ của thương mại điện tử mang lại nhiều tiện lợi nhưng cũng tiềm ẩn nguy cơ khi thông tin sản phẩm không được kiểm chứng chặt chẽ.

“Thương mại điện tử tạo ra nhiều cơ hội nhưng cũng là môi trường dễ xảy ra hành vi lừa đảo, vi phạm quyền lợi người tiêu dùng. Một số doanh nghiệp, cá nhân lợi dụng kẽ hở để cung cấp thông tin sai lệch, gây nhầm lẫn hoặc thậm chí bị đánh cắp thông tin cá nhân” - ông nói.

Đại diện Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia nêu cụ thể những rủi ro phổ biến mà người tiêu dùng gặp phải khi mua sắm online là: Mua phải hàng giả, hàng nhái, bởi nhiều doanh nghiệp lợi dụng sự thiếu minh bạch của các nền tảng để bán hàng giả, hàng kém chất lượng, gây thiệt hại trực tiếp đến người tiêu dùng.

Ngoài ra, một số nhà bán hàng quảng cáo sản phẩm với công dụng không đúng thực tế, gây nhầm lẫn và khiến người tiêu dùng mất niềm tin. Hay việc gian lận trong giá cả và khuyến mãi. Vì thực tế, không ít trường hợp giá sản phẩm bị “thổi phồng” rồi giảm sâu để thu hút khách hàng, thực chất không mang lại lợi ích thực sự.

“Đáng chú ý, khi mua sắm trực tuyến, người tiêu dùng dễ bị lộ thông tin cá nhân nếu nền tảng không đảm bảo bảo mật” - ông Bách cho hay.

Khi hàng kém chất lượng được ‘tô vẽ’ trên sàn
Ông Hồ Tùng Bách - Phó Trưởng phòng Người tiêu dùng, Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia

Thực tế thời gian qua cũng cho thấy, có nhiều vụ việc người tiêu dùng bị lừa bởi các sản phẩm kém chất lượng, hàng giả trên các sàn thương mại điện tử. Bên cạnh đó, một vấn đề nổi cộm khác là vai trò của người có ảnh hưởng (KOL, KOC) trong quảng bá sản phẩm. Bởi những năm gần đây, nhiều người nổi tiếng tham gia giới thiệu, đánh giá sản phẩm nhưng không kiểm chứng rõ ràng, dẫn đến việc người tiêu dùng bị lừa bởi thông tin sai lệch.

Ông Vũ Văn Trung - Phó Chủ tịch Hội Bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam - cho rằng: “Cần có quy định chặt chẽ đối với người có ảnh hưởng khi quảng cáo. Không thể để họ quảng bá sản phẩm sai sự thật rồi chỉ cần xin lỗi như thời gian qua là xong”.

Những nguy cơ này đặt ra yêu cầu cấp bách về việc bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng một cách hiệu quả hơn trên môi trường số. Và Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2023 đã được sửa đổi để tăng cường quản lý các giao dịch trên thương mại điện tử. Ông Bách nhấn mạnh: “Luật mới quy định rõ trách nhiệm của các sàn thương mại điện tử trong việc kiểm soát nhà bán hàng và thông tin sản phẩm. Ngoài ra, chế tài xử phạt cũng đã được siết chặt nhằm bảo vệ người tiêu dùng tốt hơn”.

Cụ thể, những điểm mới trong luật bao gồm: Bắt buộc sàn thương mại điện tử chịu trách nhiệm liên đới nếu để xảy ra hành vi gian lận, bán hàng giả, thông tin sai lệch. Siết chặt quảng cáo trực tuyến, đặc biệt là đối với các sản phẩm liên quan đến sức khỏe, thực phẩm chức năng. Bảo vệ thông tin cá nhân, ngăn chặn tình trạng thu thập và mua bán dữ liệu người tiêu dùng trái phép. Tăng mức phạt đối với hành vi vi phạm, đặc biệt là các trường hợp cung cấp thông tin không minh bạch.

“Những quy định này được kỳ vọng sẽ tạo ra hành lang pháp lý chặt chẽ, giúp thương mại điện tử phát triển bền vững và an toàn hơn” - ông Bách khẳng định.

Khi hàng kém chất lượng được ‘tô vẽ’ trên sàn
PGS.TS Trương Tuyết Mai - Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia

Minh bạch là yếu tố “sống còn”

Không chỉ có cơ quan quản lý, các doanh nghiệp cũng cần chủ động nâng cao trách nhiệm trong việc bảo vệ người tiêu dùng. PGS.TS Trương Tuyết Mai - Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia, nhấn mạnh: “Trong lĩnh vực thực phẩm, thông tin minh bạch là yếu tố sống còn. Doanh nghiệp cần công bố rõ ràng thành phần, xuất xứ, chất lượng sản phẩm để người tiêu dùng có quyết định chính xác”.

Hiện nhiều doanh nghiệp hiện đã áp dụng các công nghệ minh bạch thông tin như: Truy xuất nguồn gốc qua mã QR, giúp người tiêu dùng kiểm tra xuất xứ, hạn sử dụng. Niêm yết rõ ràng thành phần, công dụng sản phẩm, tránh gây hiểu lầm hoặc quảng cáo sai sự thật. Cung cấp chính sách đổi trả minh bạch, giúp khách hàng yên tâm mua sắm trực tuyến.

Tuy nhiên, vẫn còn không ít doanh nghiệp chưa thực hiện nghiêm túc, dẫn đến việc người tiêu dùng chịu nhiều thiệt hại.

Theo các chuyên gia, ngoài sự quản lý của nhà nước và trách nhiệm của doanh nghiệp, người tiêu dùng cũng cần nâng cao nhận thức và cẩn trọng hơn khi mua sắm trực tuyến. Ông Trung, khuyến nghị: “Trước khi mua hàng, người tiêu dùng cần kiểm tra kỹ thông tin sản phẩm, đánh giá của người mua trước, tránh các chương trình khuyến mãi không minh bạch và chọn những sàn uy tín”.

Khi hàng kém chất lượng được ‘tô vẽ’ trên sàn
Ông Vũ Văn Trung - Phó Chủ tịch Hội Bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam

PGS.TS Trương Tuyết Mai nhấn mạnh, một hệ sinh thái thương mại điện tử minh bạch không chỉ giúp bảo vệ người tiêu dùng mà còn tạo ra sự cạnh tranh công bằng, giúp các doanh nghiệp làm ăn chân chính phát triển bền vững.

“Với những nỗ lực từ cơ quan quản lý, tổ chức bảo vệ người tiêu dùng và cộng đồng doanh nghiệp, hy vọng rằng trong tương lai, người tiêu dùng Việt Nam sẽ có một môi trường mua sắm minh bạch và an toàn hơn” - PGS.TS Trương Tuyết Mai kỳ vọng, đồng thời bà khuyến nghị: “Người tiêu dùng cũng cần chủ động nâng cao kiến thức, tìm hiểu kỹ thông tin sản phẩm, lựa chọn nhà cung cấp uy tín. Chỉ khi tất cả các bên cùng hành động, chúng ta mới có một thị trường tiêu dùng bền vững”.

Người tiêu dùng có thể tự bảo vệ mình khi mua sắm online bằng cách chủ động nâng cao hiểu biết về an toàn thông tin mạng, an ninh mạng, lựa chọn nền tảng mua sắm, đơn vị vận chuyển an toàn, khi phát hiện dấu hiệu lừa đảo cần báo ngay cho cơ quan công an để kịp thời xử lý.
Ngân Thương
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: thương mại điện tử

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Danh sách thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo tính đến 28/4/2025

Danh sách thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo tính đến 28/4/2025

Theo Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương), tính đến 28/4/2025, cả nước có 152 thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo.
Thương vụ khuyến nghị doanh nghiệp xuất khẩu sang Hoa Kỳ

Thương vụ khuyến nghị doanh nghiệp xuất khẩu sang Hoa Kỳ

Khi xuất khẩu sang Hoa Kỳ, doanh nghiệp sẽ nâng cao năng lực cạnh tranh, từ đó củng cố xuất khẩu, đầu tư vào các ngành công nghiệp nền tảng, mũi nhọn.
Giao ban xúc tiến thương mại với hệ thống thương vụ tháng 4/2025

Giao ban xúc tiến thương mại với hệ thống thương vụ tháng 4/2025

Chiều 28/4, tại Hà Nội, Bộ Công Thương tổ chức Hội nghị giao ban xúc tiến thương mại với hệ thống thương vụ Việt Nam ở nước ngoài tháng 4/2025.
Thị trường Halal Indonesia: Còn nhiều dư địa cho doanh nghiệp Việt

Thị trường Halal Indonesia: Còn nhiều dư địa cho doanh nghiệp Việt

Tăng xuất khẩu sản phẩm Halal vào thị trường Indonesia mở ra cơ hội lớn cho doanh nghiệp Việt, nhưng cũng yêu cầu phải tuân thủ nghiêm các tiêu chuẩn chất lượng
Xuất khẩu sầu riêng: Gắn với vùng trồng an toàn

Xuất khẩu sầu riêng: Gắn với vùng trồng an toàn

Ngành sầu riêng cần tập trung khoanh vùng các khu vực trồng an toàn, đảm bảo chất lượng sản phẩm để khôi phục vị thế tại thị trường Trung Quốc.

Tin cùng chuyên mục

Hải Dương: Xúc tiến thương mại, mở lối thị trường năm 2025

Hải Dương: Xúc tiến thương mại, mở lối thị trường năm 2025

Gần 500 doanh nghiệp Hải Dương và lân cận đã tìm kiếm cơ hội hợp tác tại Ngày hội kết nối giao thương 2025, thúc đẩy xúc tiến thương mại đầu năm.
Xuất khẩu tôm: Cần xây dựng thương hiệu gắn với chất lượng

Xuất khẩu tôm: Cần xây dựng thương hiệu gắn với chất lượng

Quý I/2025, xuất khẩu tôm vượt mốc 900 triệu USD. Trong bối cảnh năng suất đạt ngưỡng, việc xây dựng thương hiệu gắn với chất lượng sẽ tăng kim ngạch xuất khẩu.
Xuất khẩu gạo, cơ hội từ thị trường châu Phi

Xuất khẩu gạo, cơ hội từ thị trường châu Phi

Dự báo, châu Phi trở thành thị trường nhập khẩu gạo lớn nhất thế giới. Tuy nhiên, với nhiều doanh nghiệp xuất khẩu gạo, đây là thị trường rộng nhưng không dễ.
Để nông sản Việt vươn xa trên trường quốc tế

Để nông sản Việt vươn xa trên trường quốc tế

Chia sẻ của doanh nhân Việt về khát vọng đưa nông sản vươn tầm thế giới, kết nối nông dân với thị trường quốc tế, lan tỏa giá trị văn hóa qua từng sản phẩm.
AI giúp doanh nghiệp thương mại điện tử bứt phá

AI giúp doanh nghiệp thương mại điện tử bứt phá

Các doanh nghiệp thương mại điện tử có thể khai thác trí tuệ nhân tạo (AI) để nâng cao năng lực cạnh tranh, bứt phá trong kỷ nguyên số.
Hải Phòng: Tìm giải pháp gỡ khó cho doanh nghiệp xuất nhập khẩu

Hải Phòng: Tìm giải pháp gỡ khó cho doanh nghiệp xuất nhập khẩu

Ngày 26/4, Hải quan Khu chế xuất và Khu công nghiệp Hải Phòng tổ chức hội nghị doanh nghiệp năm 2025, thu hút hơn 60 doanh nghiệp xuất nhập khẩu tham gia.
Xuất khẩu yến thô: Thêm cơ hội từ thị trường Trung Quốc

Xuất khẩu yến thô: Thêm cơ hội từ thị trường Trung Quốc

Việt Nam vừa ký Nghị định thư xuất khẩu yến thô sang thị trường Trung Quốc, mở thêm cơ hội cho ngành yến tại thị trường tỷ dân này.
Hải Phòng: Phát triển quan hệ đối tác hải quan - doanh nghiệp

Hải Phòng: Phát triển quan hệ đối tác hải quan - doanh nghiệp

Sáng 26/4, Hải quan Khu chế xuất và Khu công nghiệp Hải Phòng tổ chức hội nghị doanh nghiệp năm 2025, nhằm tiếp tục đồng hành, phát triển cùng doanh nghiệp.
Dây thép carbon bị điều tra chống bán phá giá tại Canada

Dây thép carbon bị điều tra chống bán phá giá tại Canada

Canada khởi xướng điều tra chống bán phá giá đối với dây thép carbon và hợp kim thép nhập khẩu từ một số quốc gia, trong đó có Việt Nam.
Quản chặt chất lượng hàng hóa trên sàn thương mại điện tử

Quản chặt chất lượng hàng hóa trên sàn thương mại điện tử

Thời gian qua, Bộ Công Thương đã phối hợp với các bên liên quan có giải pháp quản lý chặt việc phân phối, đảm bảo chất lượng hàng hóa trên thương mại điện tử.
Xuất khẩu Gia Lai: Bứt tốc với những con số ấn tượng

Xuất khẩu Gia Lai: Bứt tốc với những con số ấn tượng

Gia Lai – vùng đất đỏ bazan giàu tiềm năng nông nghiệp đang cho thấy bước chuyển mình mạnh mẽ, đặc biệt trong lĩnh vực xuất khẩu.
Vì sao AI là trợ thủ đắc lực của doanh nghiệp thương mại điện tử?

Vì sao AI là trợ thủ đắc lực của doanh nghiệp thương mại điện tử?

Trí tuệ nhân tạo (AI) đang trở thành trợ thủ đắc lực giúp doanh nghiệp tiếp cận người dùng nhanh hơn trong thương mại điện tử.
Cà phê, trà và trái cây Việt đón cơ hội từ Kazakhstan

Cà phê, trà và trái cây Việt đón cơ hội từ Kazakhstan

Đại sứ Kazakhastan tại Việt Nam Kanat Tumysh cho biết, thị trường Kazakhastan yêu thích và đang có nhu cầu lớn với gạo, trà, cà phê và trái cây Việt Nam.

'Cách mạng' logistics: AI, IoT, blockchain đang 'viết' lại chuỗi cung ứng

AI, IoT và blockchain đang định hình lại ngành logistics, thúc đẩy kết nối dữ liệu, tối ưu vận hành và nâng cao năng lực chuỗi cung ứng
Tiềm năng rộng mở cho doanh nghiệp Việt tại thị trường Nga

Tiềm năng rộng mở cho doanh nghiệp Việt tại thị trường Nga

Hội thảo quốc tế “Việt Nam và Liên bang Nga: Quá khứ - Hiện tại - Tương lai” đánh giá chặng đường hợp tác song phương, định hướng phát triển trong tương lai.
Vận tải thủy -

Vận tải thủy - 'lực đẩy' âm thầm của logistics xanh

Tại Việt Nam, vận tải thủy - phương thức vận tải từng bị lãng quên đang âm thầm trở thành “át chủ bài” cho cuộc chuyển mình xanh hóa chuỗi cung ứng.
Infographic |Xuất khẩu hồ tiêu cả nước quý 1/2025 tăng trưởng mạnh

Infographic |Xuất khẩu hồ tiêu cả nước quý 1/2025 tăng trưởng mạnh

Quý 1/2025, Việt Nam đã xuất khẩu 47.660 tấn hồ tiêu các loại, trong đó tiêu đen chiếm 39.853 tấn và tiêu trắng đạt 7.807 tấn
Ấn Độ áp thuế tự vệ tạm thời với thép cán phẳng hợp kim

Ấn Độ áp thuế tự vệ tạm thời với thép cán phẳng hợp kim

Theo Cục Phòng vệ thương mại, Bộ Công Thương, Ấn Độ thực hiện áp thuế tự vệ tạm thời đối với mặt hàng thép cán phẳng hợp kim và không hợp kim nhập khẩu.
Không còn

Không còn 'hậu cần', logistics giờ là dịch vụ công nghệ cao

Trong kỷ nguyên số 4.0, logistics không còn là hoạt động hậu cần truyền thống, mà đang chuyển mình thành ngành dịch vụ công nghệ cao.
Hạ tầng - công nghệ - pháp lý: Ba trụ cột logistics bền vững

Hạ tầng - công nghệ - pháp lý: Ba trụ cột logistics bền vững

Khi logistics trở thành mũi nhọn kinh tế, hạ tầng, công nghệ và pháp lý phải là ba chân kiềng, ba trụ cột giữ thế ổn định, phát triển dài hạn.
Mobile VerionPhiên bản di động