Thanh Hóa

Nghề dệt thổ cẩm và nuôi vịt Cổ Lũng nâng cao thu nhập cho bà con huyện Bá Thước

Nghề dệt thổ cẩm truyền thống, nuôi vịt Cổ Lũng đã giúp bà con dân tộc Thái huyện Bá Thước (Thanh Hóa) phát triển kinh tế, vươn lên làm giàu
Thanh Hóa: Khuyến công thúc đẩy sản xuất công nghiệp nông thôn Thanh Hóa: Chương trình khuyến nông năm 2024 gắn với mục tiêu phát triển sản xuất hàng hóa Thanh Hóa: Hiệu quả từ Hội chợ trưng bày, giới thiệu sản phẩm nông sản, thực phẩm an toàn

Nghề dệt gắn bó lâu đời với bà con dân tộc Thái

Nghề dệt thổ cẩm bắt đầu xuất hiện ở thôn Lặn Ngoài, xã Lũng Niêm, huyện Bá Thước, tỉnh Thanh Hóa từ thế kỷ XVIII (khoảng năm 1749), đến nay đã trải qua gần 300 năm hình thành và phát triển. Nghề dệt đã gắn bó với bà con dân tộc Thái huyện Bá Thước, giúp bà con phát triển kinh tế, vươn lên làm giàu.

Dệt thổ cẩm và vịt cổ lũng tạo đột phá kinh tế cho người dân Bá Thước
Nghề dệt thổ cẩm thôn Lặn Ngoài, xã Lũng Niêm, huyện Bá Thước đã trải qua 274 năm hình thành và phát triển

Năm 2021, nghề dệt thổ cẩm đã được Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa công nhận nghề truyền thống tại Quyết định số 5261/QĐ-UBND ngày 21/12/2021. Các loại sản phẩm của nghề dệt thổ cẩm chủ yếu như: Vải thổ cẩm, khăn, mũ, quần áo, gối, túi thổ cẩm, khăn trải bàn, đệm ghế… Giá bán bình quân của sản phẩm trên thị trường dao động trong khoảng từ 50 nghìn đồng đến 1 triệu đồng 1 sản phẩm. Hiện nay, sản phẩm của làng nghề chủ yếu phục vụ cho khách du lịch đến địa phương thăm các khu du lịch sinh thái, khu du lịch cộng đồng như: Pù Luông, Bản Đôn, Bản Hiêu, Son Bá Mười và các khu du lịch trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.

Bà Hà Thị Thoi, Bí thư Đảng ủy xã Lũng Niêm, huyện Bá Thước, tỉnh Thanh Hóa cho hay: Thôn Lặn Ngoài có 138 hộ. Trong đó, có 83 hộ (chiếm 60%) làm nghề dệt thổ cẩm truyền thống, tạo việc làm cho 215 lao động, trong đó có 88 lao động là hội viên phụ nữ trực tiếp tham gia dệt thổ cẩm, 90 lao động tham gia gián tiếp. Toàn thôn Lặn Ngoài có 71 khung cửi dệt thổ cẩm và 13 điểm trưng bày sản phẩm.

Người cao tuổi nhất hiện nay đang còn làm nghề dệt thổ cẩm là bà Lò Thị Dân (70 tuổi). Nói về quy trình làm ra các mặt hàng thổ cẩm truyền thống, bà Lò Thị Dân cho biết, để sản xuất ra được sản phẩm thổ cẩm phải qua rất nhiều khâu, nhưng chủ yếu chỉ tập trung vào sản xuất thủ công. Đầu tiên là trồng, chăm sóc và thu hoạch bông. Quả bông được tách ra, rồi dùng dụng cụ bật cho những sợi bông tơi và nhuyễn, thành dạng thô. Bông bật xong được đưa vào dụng cụ cán để tạo sự liên kết giữa các sợi bông. Sau khi cán, bông được vò thành từng nắm nhỏ rồi dùng dụng cụ để kéo thành sợi dài. Sợi bông được kéo xong, tiếp tục được đưa vào xa kéo sợi để xe bông thành chỉ. Sau đó, sợi được cuộn thành những cuộn chỉ to.

Để tấm vải có màu sắc, trước khi dệt, bà con vào rừng tìm một số loài cây để lấy lá, lấy vỏ, lấy rễ để làm màu đem về nấu cho đến khi nước có màu sắc rồi nhúng cuộn sợi vào nước khoảng 30 phút, sau đó đem phơi khô.

Dệt thổ cẩm và vịt cổ lũng tạo đột phá kinh tế cho người dân Bá Thước
Sản phẩm dệt thổ cẩm giúp nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của người dân

Mỗi loại cây có một màu sắc, để có nhiều màu, dùng nhiều loại cây khác nhau hoặc pha chế để phối màu theo kinh nghiệm dân gian. Trong đó có câu ca “Muốn đen nhuộm chàm, nhuộm vỏ; muốn đỏ nhuộm vang; muốn vàng nhuộm nghệ…”. Sợi được ngâm màu và phơi khô, đảm bảo độ săn, dai, bền và chắc sẽ được mắc vào khung cửi để dệt nên những tấm vải theo ý muốn của người dệt.

Đến công đoạn dệt cũng đòi hỏi sự khéo léo của đôi tay, sự nhịp nhàng của đôi chân và tinh tế của đôi mắt để làm nên những sản phẩm có đường nét nhuần nhuyễn, màu sắc hài hòa, hoa văn tinh xảo, mang bản sắc dân tộc Thái ở huyện Bá Thước.

Dệt thổ cẩm và vịt cổ lũng tạo đột phá kinh tế cho người dân Bá Thước
Khách du lịch nước ngoài tham quan mua sắm

Nghề dệt thổ cẩm có vai trò quan trọng đối với đời sống kinh tế, xã hội, văn hóa của xã Lũng Niêm, trong đó quan trọng nhất là giải quyết việc làm cho lao động nông thôn, phát triển kinh tế, giúp người dân nơi đây vươn lên làm giàu. Từ đó ổn định và từng bước nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân, góp phần giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn.

Để phát triển sản phẩm dệt thổ cẩm của thôn Lặn Ngoài vươn xa, huyện Bá Thước đã lựa chọn tham gia các hội chợ, triển lãm trong và ngoài tỉnh. Đặc biệt đầu năm 2019, sản phẩm dệt thổ cẩm của thôn đã vinh dự được tham gia trưng bày tại Lễ hội văn hóa thổ cẩm Việt Nam lần thứ nhất tại tỉnh Đắk Nông và đã đạt loại A; cuối năm 2019 đạt giải B tại Lễ hội thổ cẩm tỉnh Điện Biên.

Với những bàn tay khéo léo của đồng bào dân tộc người Thái của xã Lũng Niêm, những sản phẩm thổ cẩm nơi đây sẽ vươn xa ra các thị trường lớn, giúp người dân nơi đây phát triển kinh tế, làm giàu.

Tự hào thương hiệu vịt Cổ Lũng

Bá Thước còn nổi tiếng với thương hiệu vịt Cổ Lũng, đây là thương hiệu hàng hóa nông nghiệp nổi tiếng mà bất kỳ du khách nào khi đặt chân đến vùng đất Pù Luông - Bá Thước, tỉnh Thanh Hóa cũng mong muốn được thưởng thức. Nhờ phát triển tốt thương hiệu vịt Cổ Lũng, đến nay đồng bào dân tộc Thái ở xã Cổ Lũng đang là hướng đi giúp người dân nơi đây phát triển kinh tế, vươn lên làm giàu.

Dệt thổ cẩm và vịt cổ lũng tạo đột phá kinh tế cho người dân Bá Thước
Bá Thước nổi tiếng với thương hiệu vịt Cổ Lũng

Xã Cổ Lũng có gần 99% đồng bào dân tộc Thái sinh sống. Hiện nay, Công ty vịt Cổ Lũng Tuấn Anh và Hợp tác xã phát triển chăn nuôi vịt Cổ Lũng là hai đơn vị trực tiếp tiêu thụ sản phẩm vịt ra thị trường. Trong đó, Công ty vịt Cổ Lũng Tuấn Anh là đơn vị cung cấp vịt giống cho người dân trên địa bàn, đồng thời bao tiêu đầu ra. Vịt Cổ Lũng đã được công nhận là sản phẩm OCOP đợt 1 năm 2023, hàng năm xã có khoảng gần 30 nghìn con vịt xuất đi tiêu thụ ở các địa phương khác. Nhờ phát triển tốt thương hiệu vịt Cổ Lũng, đời sống của người dân trên địa bàn không ngừng được nâng lên, nhiều hộ đã làm giàu.

Trước đây hợp tác xã chỉ có vài thành viên tham gia chăn nuôi vịt Cổ Lũng, thấy hiệu quả, mang lại thu nhập cao nên mô hình nuôi vịt Cổ Lũng đã được nhân rộng. Giờ đây, vịt Cổ Lũng đang là con vật nuôi mang lại hiệu quả kinh tế cao, giúp người dân trên địa bàn xã phát triển kinh tế và làm giàu.

Ông Nguyễn Văn Tâm - Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Bá Thước cho biết: Mô hình nuôi vịt Cổ Lũng mới được huyện triển khai, đã đem lại giá trị kinh tế cao hơn hẳn so với các mô hình truyền thống, giúp người dân trên địa bàn phát triển kinh tế.

Để bảo tồn giống vịt Cổ Lũng và phát triển kinh tế cho nhân dân, huyện đã thực hiện Dự án “Ứng dụng tiến bộ khoa học - công nghệ phục hồi và phát triển giống vịt bản địa Cổ Lũng chất lượng tốt”. Đồng thời, tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất, có các cơ chế chính sách hỗ trợ nhằm khuyến khích các hộ chăn nuôi trên địa bàn tích cực nhân giống phát triển và mở rộng quy mô chăn nuôi vịt Cổ Lũng. Dự án đã thực hiện thành công mô hình chăn nuôi vịt sinh sản, vịt thương phẩm và ấp nở trứng vịt theo hướng an toàn sinh học, mở ra hướng đi mới trong phát triển kinh tế cho người dân huyện Bá Thước.

Nỗ lực của huyện Bá Thước nói riêng và tỉnh Thanh Hóa nói chung nhằm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 – 2030, giai đoạn I: Từ năm 2021 đến năm 2025 theo Quyết định số 1719/QĐ-TTg ngày 14 tháng 10 năm 2021.

Hoàng Minh - Quốc Việt
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Phát triển kinh tế

Tin cùng chuyên mục

Sơn La bảo tồn và phát triển các bản du lịch gắn với giá trị văn hóa truyền thống

Sơn La bảo tồn và phát triển các bản du lịch gắn với giá trị văn hóa truyền thống

Huyện Bắc Yên - Sơn La  dành nguồn vốn lớn đầu tư hạ tầng thiết yếu cho bà con dân tộc

Huyện Bắc Yên - Sơn La dành nguồn vốn lớn đầu tư hạ tầng thiết yếu cho bà con dân tộc

Sơn La xây dựng chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ măng cho đồng bào dân tộc thiểu số

Sơn La xây dựng chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ măng cho đồng bào dân tộc thiểu số

Lạng Sơn: Đưa di tích lịch sử, văn hóa thành sản phẩm du lịch bền vững

Lạng Sơn: Đưa di tích lịch sử, văn hóa thành sản phẩm du lịch bền vững

Huyện Mộc Châu bảo tồn và phát huy giá trị lễ hội Púng Hiéng của người Dao Tiền

Huyện Mộc Châu bảo tồn và phát huy giá trị lễ hội Púng Hiéng của người Dao Tiền

Huyện Mường La - Sơn La đưa điện lưới quốc gia đến với bà con thôn bản

Huyện Mường La - Sơn La đưa điện lưới quốc gia đến với bà con thôn bản

Huyện Mộc Châu - Sơn La đổi thay từ nguồn vốn dành cho đồng bào dân tộc thiểu số

Huyện Mộc Châu - Sơn La đổi thay từ nguồn vốn dành cho đồng bào dân tộc thiểu số

Huyện Mai Sơn - Xây dựng chuỗi sản xuất, tiêu thụ cà phê bền vững

Huyện Mai Sơn - Xây dựng chuỗi sản xuất, tiêu thụ cà phê bền vững

Huyện Phù Yên - Sơn La: Hiệu quả cao từ nguồn vốn giảm nghèo cho bà con vùng đồng bào dân tộc

Huyện Phù Yên - Sơn La: Hiệu quả cao từ nguồn vốn giảm nghèo cho bà con vùng đồng bào dân tộc

Sơn La nâng cao đời sống của người dân nhờ nguồn vốn Chương trình 1719

Sơn La nâng cao đời sống của người dân nhờ nguồn vốn Chương trình 1719

Sơn La phát triển mạnh du lịch, cải thiện đời sống bà con vùng dân tộc thiểu số

Sơn La phát triển mạnh du lịch, cải thiện đời sống bà con vùng dân tộc thiểu số

Gia Lai: Kỳ vọng về nơi ở mới của người dân từng sống trong ngôi làng biệt lập

Gia Lai: Kỳ vọng về nơi ở mới của người dân từng sống trong ngôi làng biệt lập

Nông sản Sơn La nâng cao giá trị, ổn định đời sống cho đồng bào dân tộc

Nông sản Sơn La nâng cao giá trị, ổn định đời sống cho đồng bào dân tộc

Huyện Bắc Yên – Sơn La: bộ mặt nông thôn thay đổi nhờ nguồn vốn chính sách giảm nghèo

Huyện Bắc Yên – Sơn La: bộ mặt nông thôn thay đổi nhờ nguồn vốn chính sách giảm nghèo

Huyện Thuận Châu – Sơn La Chương trình 1719 giúp thay đổi đời sống người dân vùng dân tộc thiểu số

Huyện Thuận Châu – Sơn La Chương trình 1719 giúp thay đổi đời sống người dân vùng dân tộc thiểu số

Thừa Thiên Huế: Đẩy mạnh phát triển du lịch huyện miền núi A Lưới

Thừa Thiên Huế: Đẩy mạnh phát triển du lịch huyện miền núi A Lưới

Lâm Đồng: Những gương điển hình trong phát triển kinh tế giỏi vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Lâm Đồng: Những gương điển hình trong phát triển kinh tế giỏi vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Sơn La: Phát triển du lịch gắn với bảo tồn văn hoá vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Sơn La: Phát triển du lịch gắn với bảo tồn văn hoá vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Sơn La tăng cường chuyển đổi số trong tiêu thụ nông sản

Sơn La tăng cường chuyển đổi số trong tiêu thụ nông sản

Sơn La dành nguồn lực lớn cho chuyển đổi số lĩnh vực công tác dân tộc

Sơn La dành nguồn lực lớn cho chuyển đổi số lĩnh vực công tác dân tộc

Xem thêm