Nghệ An vào cuộc quyết liệt, đồng bộ trong công tác kiểm tra an toàn thực phẩm
An toàn thực phẩm 21/11/2021 13:54 Theo dõi Congthuong.vn trên
Xử lý 24.960 cơ sở vi phạm
Theo Tỉnh ủy Nghệ An, hiện nay, trên địa bàn tỉnh có 34.775 cơ sở sản xuất kinh doanh thực phẩm. Trong thời gian qua, công tác quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm (ATTP) từ quy trình sản xuất, chế biến, bảo quản, kinh doanh, vận chuyển đến sử dụng được các cấp, các ngành ngày càng quan tâm hơn.
Các cấp ủy đảng, chính quyền các cấp đã tích cực đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về ATTP với nhiều hình thức khác nhau như trên các phương tiện thông tin đại chúng; tại các hội nghị, hội thảo; các chiến dịch truyền thông tại cộng đồng; các cuộc thi tìm hiểu về kiến thức, kỹ năng sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm an toàn…
![]() |
Lực lượng chức năng kiểm tra các siêu thị cung cấp thực phẩm trên địa bàn tỉnh Nghệ An |
Trong 10 năm (từ 2011-2021), toàn tỉnh duy trì tổ chức Tháng hành động vì ATTP hàng năm với hàng ngàn người tham dự, tạo hiệu ứng sâu rộng về truyền thông bảo đảm ATTP cho các cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm và người tiêu dùng. Đồng thời, triển khai nhiều hình thức khác như: Tổ chức tập huấn 2.474 lớp, phát thanh 93.664 lượt, treo 17.928 băng rôn, 17.157 pano áp phích; phát 374.466 tờ rơi… Thông qua các hình thức tuyên truyền đã nâng cao được nhận thức cho các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm cũng như hiểu biết của người dân trong việc lựa chọn, sử dụng thực phẩm an toàn.
Bên cạnh đó, công tác kiểm tra, giám sát và xử lý vi phạm về ATTP được tăng cường nhằm phát hiện và ngăn chặn kịp thời. Cụ thể, từ năm 2012-2021, toàn tỉnh đã tiến hành 140.127 lượt thanh tra, kiểm tra ở cơ sở; xử lý 24.960 cơ sở vi phạm (chiếm 17,81%), phạt tiền 13.579 cơ sở (chiếm 9,7%) với tổng số tiền phạt hơn 30,9 tỷ đồng; có 15 cơ sở bị đình chỉ, tịch thu, tiêu hủy hoàng hóa có giá trị khoảng 11,6 tỷ đồng.
Đặc biệt, với sự vào cuộc trong lãnh đạo, chỉ đạo, hướng dẫn, đôn đốc của các cấp, các ngành, trong thời gian qua, trên địa bàn tỉnh Nghệ An đã xây dựng được nhiều mô hình về vệ sinh ATTP đạt hiệu quả cao. Cụ thể, ngành Y tế, đã xây dựng 200 mô hình vệ sinh ATTP, trong đó có 92 cơ sở tham gia mô hình điểm bếp ăn tập thể, nhà hàng trong khách sạn đủ điều kiện vệ sinh ATTP; ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã xây dựng trên 50 mô hình sản xuất, chăn nuôi, chế biến sản phẩm nông lâm thủy sản theo tiêu chuẩn tốt. Tỷ lệ sản xuất theo tiêu chuẩn tốt (VietGAP, HACCP...) đạt khoảng 20%.
Ngoài ra, công tác kiểm soát các mối nguy và quản lý ngộ độc ngày càng hiệu quả hơn, đặc biệt trong hai năm 2019-2020, không ghi nhận có trường hợp nào tử vong do ngộ độc thực phẩm và không xảy ra các vụ ngộ độc thực phẩm từ 30 người mắc trở lên.
Tăng cường năng lực quản lý nhà nước về ATTP
Tuy nhiên, Tỉnh ủy Nghệ An thừa nhận, công tác quản lý nhà nước về vệ sinh ATTP trên địa bàn tỉnh vẫn còn một số hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu thực tiễn đặt ra. Phần lớn các cơ sở sản xuất, chế biến, bảo quản thực phẩm là nhỏ lẻ và phân bố không đồng đều giữa các vùng nên gây khó khăn cho công tác quản lý; cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ sản xuất, chế biến, bảo quản cũng như phục vụ công tác kiểm tra chất lượng còn thiếu và lạc hâu.
Đội ngũ cán bộ làm công tác vệ sinh an toàn thực phẩm ở cơ sở chủ yếu kiêm nhiệm; kinh phí phục vụ cho hoạt động đảm bảo vệ sinh ATTP còn ít. Ý thức, trách nhiệm của nhiều cơ sở và bộ phận người dân trong sản xuất, chế biến, bảo quản, kinh doanh, vận chuyển và sử dụng thực phẩm chưa cao…
Tổng số cơ sở sản xuất, chế biến, bảo quản, kinh doanh vận chuyển thực phẩm trên địa tỉnh được cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP so với tổng số cơ sở sản xuất, kinh doanh thuộc diện phải cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP tuy có tăng theo từng giai đoạn nhưng nhìn chung vẫn còn thấp.
Chẳng hạn, giai đoạn 2012-2016 đã cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP cho 1.717 cơ sở (chiếm 51,36% so với cơ sở sản xuất, kinh doanh thuộc diện phải cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP); giai đoạn 2017-2021, đã cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP cho 2.286 cơ sở (chiếm 60,03% so với cơ sở sản xuất, kinh doanh thuộc diện phải cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP).
Việc sản xuất, kinh doanh, vận chuyển sản phẩm thực phẩm kém chất lượng, mất an toàn vệ sinh thực phẩm, hàng giả, hàng nhái vẫn còn xảy ra ở nhiều nơi và đang là nỗi lo, bức xúc của nhân dân. Công tác quản lý nhà nước về vệ sinh ATTP tuy đã có sự phân công trách nhiệm cho ngành Y tế, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công Thương và UBND cấp huyện, cấp xã nhưng nhìn chung vẫn còn tình trạng chồng chéo, trùng lặp giữa các ngành, các cấp…
Theo đó, trong thời gian tới, tỉnh Nghệ An sẽ tiếp tục tăng cường năng lực quản lý nhà nước đối với công tác ATTP. Cụ thể, thường xuyện kiện toàn ban chỉ đạo, đội ngũ cán bộ chuyên trách, kiêm nhiệm làm công tác vệ sinh ATTP ở các cấp và định kỳ hàng năm tổ chức các lớp tập huấn kỹ năng, nghiệp vụ cần thiết; ban hành quyết định phân công, phân cấp và phối hợp trong quản lý nhà nước về vệ sinh ATTP và Bộ Tiêu chí đánh giá hoạt động bảo đảm ATTP đối với UBND tuyến huyện, tuyến xã trên địa bàn tỉnh Nghệ An.
Đồng thời, tăng cường công tác quản lý vệ sinh ATTP đối với các làng nghề thực phẩm, chợ thực phẩm, chợ đầu mối nông sản thực phẩm... Thúc đẩy phát triển các vùng sản xuất nông sản thực phẩm an toàn, sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm theo chuỗi, chợ đầu mối nông sản an toàn; tăng cường quản lý thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y, phân bón, thức ăn chăn nuôi; hoạt động giết mổ gia súc, gia cầm nhỏ lẻ...
Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, ứng dụng công nghệ thông tin nhằm tạo điều kiện thuận lợi và giảm tối đa thời gian, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính cho các doanh nghiệp sản xuất, chế biến, bảo quản, kinh doanh thực phẩm an toàn. Tập trung triển khai thực hiện các đề án, chương trình... về công tác vệ sinh ATTP, nhất là tập trung thực hiện có hiệu quả Đề án Nâng cao năng lực quản lý nhà nước về ATTP trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2020 - 2025.
Tăng cường phối hợp hoạt động giữa ban chỉ đạo, cơ quan, đơn vị thực hiện công tác vệ sinh ATTP với các ngành, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội trên địa bàn tỉnh; quan tâm đầu tư kinh phí và thực hiện tốt xã hội hóa công tác vệ sinh an toàn thực phẩm; nâng cao năng lực truyền thông về công tác ATTP.
Cùng với đó đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát vệ sinh ATTP, xử lý nghiêm và công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng đối với tổ chức, cá nhân vi phạm các quy định về vệ sinh ATTP, nhằm ngăn ngừa các thực phẩm không an toàn, thực phẩm giả, thực phẩm kém chất lượng, không rõ nguồn gốc lưu thông trên thị trường, hạn chế các vụ ngộ độc thực phẩm xảy ra, không để xảy ra tử vong do ngộ độc thực phẩm. Biểu dương, khen thưởng kịp thời các tập thể, cá nhân thực hiện tốt việc sản xuất, chế biến, bảo quản thực phẩm an toàn.
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Có thể bạn quan tâm
Tin mới nhất

Liên tiếp xuất hiện các ca ngộ độc sau ăn chả lụa: Cơ sở sản xuất chưa có giấy phép

Ngành Công Thương Sơn La: Tăng cường công tác hậu kiểm về an toàn thực phẩm trong năm 2023

Bà Rịa - Vũng Tàu triển khai tháng hành động vì An toàn thực phẩm

Hà Nội đảm bảo an toàn thực phẩm cho du khách trong dịp nghỉ lễ 30/4 -1/5

Mỗi năm cả nước phát hiện gần 30.000 vụ vi phạm an toàn thực phẩm
Tin cùng chuyên mục

Không phát hiện chất cấm Salbutamol trong các mẫu kiểm tra

Đồng Nai: Nhiều nguy cơ mất an toàn thực phẩm

Hà Tĩnh: Uống sữa miễn phí ở trường… 6 học sinh đau bụng, nôn ói

Liên tiếp phát hiện các vụ thực phẩm bẩn ở Bắc Ninh, Bắc Giang

Hải Phòng: Nâng cao trách nhiệm của doanh nghiệp nhằm đảm bảo an toàn thực phẩm

Năm 2023: Cao Bằng đẩy mạnh kiểm soát an toàn thực phẩm tại doanh nghiệp và bếp ăn tập thể

Bộ Công Thương: Ban hành Chỉ thị đảm bảo an ninh, an toàn thực phẩm trong tình hình mới

Hà Nội: Tăng cường trách nhiệm quản lý các cấp về an toàn thực phẩm

TP. Hồ Chí Minh: Hưởng ứng Tháng An toàn thực phẩm

Quảng Ninh: 915 cơ sở bị xử phạt do vi phạm an toàn thực phẩm trong quý I/2023

Hà Nội: Lại nguy kịch do ngộ độc rượu methanol và cảnh báo sử dụng rượu không rõ nguồn gốc

Cơ hội cho các hộ dân tộc thiểu số tham gia chuỗi giá trị thịt lợn an toàn

TP. Hồ Chí Minh: Kéo dài thời gian thí điểm hoạt động Ban quản lý An toàn thực phẩm

Nhật Bản thu hồi lô sữa Fami vì phát hiện vi khuẩn Coliform

Quảng Nam: 18 học sinh nhập viện sau khi ăn trái cây lắc, trà sữa

Sở Công Thương Ninh Bình: Tuyên truyền, phổ biến quy định về an toàn thực phẩm tại chợ

Hỗ trợ quản lý giúp cải thiện an toàn của thịt lợn tại Việt Nam

Tìm giải pháp để EU loại bỏ yêu cầu chứng thư an toàn thực phẩm với mì ăn liền Việt Nam

Hà Nội: Gặp khó trong công tác kiểm soát vệ sinh an toàn thực phẩm tại chợ dân sinh
