An toàn thực phẩm, cần bắt đầu từ chính người tiêu dùng

An toàn thực phẩm là nhu cầu tất yếu của xã hội. Khi người tiêu dùng thay đổi nhận thức sẽ buộc người sản xuất, kinh doanh phải thay đổi nhận thức.
Phát triển hệ thống kiểm nghiệm, giảm thiểu sự cố về an toàn thực phẩm Bảo vệ người tiêu dùng khỏi các mối nguy về an toàn thực phẩm

Đây là thông tin được đưa ra tại buổi Hội thảo tập huấn “Tăng cường truyền thông về an toàn thực phẩm: Kết nối các nhà nghiên cứu, nhà báo và cộng đồng trong chuỗi giá trị thực phẩm có nguồn gốc động vật” do Báo Nông nghiệp Việt Nam phối hợp cùng Viện Nghiên cứu Chăn nuôi Quốc tế (ILRI) tổ chức sáng 5/12, tại Hà Nội.

Hội thảo tập huấn “Tăng cường truyền thông về an toàn thực phẩm: Kết nối các nhà nghiên cứu, nhà báo và cộng đồng trong chuỗi giá trị thực phẩm có nguồn gốc động vật”
Hội thảo tập huấn “Tăng cường truyền thông về an toàn thực phẩm: Kết nối các nhà nghiên cứu, nhà báo và cộng đồng trong chuỗi giá trị thực phẩm có nguồn gốc động vật”

Phát biểu chào mừng các nhà báo dự hội thảo, ông Lê Trọng Đảm - Phó Tổng biên tập Báo Nông nghiệp Việt Nam - cho biết, trong chuỗi giá trị thực phẩm, vấn đề an toàn thực phẩm (ATTP) nổi lên như một chủ đề nóng, đòi hỏi sự phối hợp liên ngành và sự vào cuộc quyết liệt của các nhà nghiên cứu, các cơ quan quản lý và đặc biệt là báo chí. Thông qua hội thảo, chúng ta sẽ cùng nhau xây dựng mạng lưới báo chí nòng cốt, nâng cao nhận thức cộng đồng về ATTP.

“Việt Nam đối mặt với nhiều vấn đề như thực phẩm chứa hóa chất, ô nhiễm vi sinh, và thông tin sai lệch về nguồn gốc thực phẩm”, TS.BS. Phạm Đức Phúc - Viện trưởng Viện Sức khỏe môi trường và Phát triển bền vững - khẳng định và nhấn mạnh thêm, để truyền thông nguy cơ hiệu quả, cần đảm bảo tính minh bạch, hiểu và đồng cảm với đối tượng mục tiêu, truyền tải thông tin kịp thời, sử dụng bằng chứng khoa học để củng cố thông điệp.

Ngoài ra, cũng cần nhận thấy vai trò của chuỗi sản xuất truyền thống các sản phẩm thực phẩm có nguồn gốc động vật trong giai đoạn hiện nay, đặc biệt là chuỗi sản xuất thịt lợn và các giải pháp can thiệp và truyền thông phù hợp để đảm bảo ATTP của các chuỗi này. Việc khuyến khích sự tham gia của cộng đồng cũng là yếu tố quan trọng trong việc xây dựng niềm tin xã hội. Đồng thời, cần cân nhắc những vấn đề chưa chắc chắn, còn gây tranh cãi, và xử lý thông tin tiêu cực một cách khéo léo.

Trong khuôn khổ của Hội thảo, đã diễn ra phiên tọa đàm “Phương pháp tiếp cận sáng tạo trong truyền thông về ATTP” nhằm làm rõ mối liên kết giữa nguy cơ, thông tin khoa học và truyền thông, đồng thời hướng đến việc đề xuất các giải pháp cụ thể và hiệu quả hơn trong công tác truyền thông nguy cơ về ATTP.

Hiện nay, nhận thức của người tiêu dùng đối với vấn đề ATTP đã được nâng cao rất nhiều, từ nhận thức của người tiêu dùng dẫn đến cơ chế chính sách của Việt Nam cũng đã hoàn thiện. Điều này buộc người kinh doanh cũng phải nâng cao yêu cầu về ATTP. Ở góc độ cơ quan quản lý, ông Nguyễn Bá Trình - Phó Trưởng Ban quản lý chợ Đông Anh (Hà Nội) – cho hay, ngoài việc tuyên truyền các chính sách pháp luật, các quy định về ATTP đối với tiểu thương, Ban quản lý cũng phối hợp với cơ quan chức năng lấy các mẫu hàng hóa để phân tích, và từ những kết quả thu thập được sẽ thông tin trên bản tin hoạt động của chợ cũng như thông tin đến các hộ kinh doanh, từ đó, nâng cao được ý thức cũng như chất lượng ATTP tại chợ truyền thống.

Còn theo bà Hạ Thúy Hạnh - Phó Giám đốc Hiệp hội Trang trại và Doanh nghiệp nông nghiệp, thực tiễn hiện nay, vấn đề ATTP được các doanh nghiệp quan tâm hàng đầu, bởi việc này liên quan đến lợi nhuận kinh doanh cũng như việc bán hàng của họ. Cùng với việc đảm bảo yếu tố đầu vào, các doanh nghiệp còn chứng minh việc này thông qua các chứng nhận như ISO 22000:2018.

Với các doanh nghiệp xuất khẩu, ngoài các tiêu chuẩn khung, còn phải đáp ứng các tiêu chuẩn mà các nước nhập khẩu họ yêu cầu, ví dụ như chứng nhận Halal, phúc lợi động vật. Cùng với đó, để quản lý đầu vào sản phẩm, các doanh nghiêp triển khai các ứng dụng như blockchain, QR Code, truy xuất nguồn gốc sản phẩm.….

Tuy nhiên, các chứng nhận chỉ có những thời gian nhất định. Để làm chứng nhận, doanh nghiệp sẽ mất phí. Do đó, có những doanh nghiệp không có đầu ra bền vững, họ chứng nhận lần đầu nhưng lại quên làm lại chứng nhận những lần tiếp sau.

“ATTP là nhu cầu tất yếu của xã hội. Khi người tiêu dùng thay đổi nhận thức buộc người sản xuất kinh doanh phải thay đổi nhận thức”, bà Hạ Thúy Hạnh chia sẻ và cho rằng, để truyền thông hiệu quả vấn đề này, việc xây dựng chiến lược cũng như đưa ra những điểm nhấn để thu hút được bạn đọc là vấn đề được đặt ra.

Liên quan đến tiêu chí truyền thông về ATTP hiệu quả, minh bạch, hữu ích, TS. Lưu Quỳnh Hương - Phòng Thí nghiệm tổng hợp và Bảo tồn quỹ gen (Viện Thú y) – cho rằng, các cơ quan thông tin đang là lực lượng nòng cốt và truyền thông hiệu quả trong việc đưa những thông điệp, kết quả nghiên cứu của nhà khoa học đến với người dân.

Dù vậy, với các nghiên cứu khoa học, việc truyền tải thông tin cần đúng, có chọn lọc và từ ngữ đơn giản dễ hiểu là vấn đề được đặt ra. Ví dụ, trong vấn đề về ATTP, câu chuyện về ngộ độc thực phẩm có liên quan đến vi khuẩn salmonella, nghiên cứu từ nhiều năm qua cho thấy kết quả nhiễm vi khuẩn salmonella là không thay đổi và ở ngưỡng rất cao từ 30 - 80% với các mẫu thịt thu thập trên thị trường. Tuy nhiên, vi khẩu salmonella có hơn 2.600 loại khác nhau và không phải tất cả các loài đều gây ngộ độc thực phẩm. Vì vậy, không phải cứ thực phẩm kiểm tra phát hiện nhiễm salmonella thì có thể gây ngộ độc thực phẩm. Việc của cơ quan truyền thông đó là làm sao đưa tin để có thể tránh gây hoang mang có người tiêu dùng.

“Phải thay đổi tư duy từ chính người tiêu dùng từ đó thay đổi tư duy của người sản xuất. Bởi chính sự dễ dãi của người tiêu dùng dẫn đến sự dễ dãi của người sản xuất. Nếu chúng ta cứ thấy rẻ, thấy đẹp là mua mà không quan tâm đến nguồn gốc thì chính chúng ta đang tiếp tay cho thực phẩm bẩn”, nhà báo Dương Đình Tường - Báo Nông nghiệp Việt Nam chia sẻ và cho rằng, đối với câu chuyện truyền thông trong công tác ATTP, cần biến những điều khó hiểu thành dễ hiểu, lấy những ví dụ rất gần gũi với chính người tiêu dùng, sử dụng các phương tiện truyền thông từ đó truyền tải nội dung, thông điệp đến họ.

Nguyễn Hạnh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: chợ truyền thống

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Acecook Việt Nam - Hành trình 30 năm phát triển cùng đất nước

Acecook Việt Nam - Hành trình 30 năm phát triển cùng đất nước

Acecook Việt Nam kỷ niệm 30 năm ngày bán hàng đầu tiên, cũng là hành trình đồng hành cùng sự phát triển của đất nước trong ba thập kỷ qua.
Hà Nội: Kiểm tra an toàn thực phẩm tại huyện Thanh Trì

Hà Nội: Kiểm tra an toàn thực phẩm tại huyện Thanh Trì

Ngày 18/4, Đoàn kiểm tra liên ngành công tác an toàn thực phẩm số 3 của TP. Hà Nội tiến hành kiểm tra đột xuất một số đơn vị trên địa bàn huyện Thanh Trì.
Vì sao sản phẩm kém chất lượng vẫn có chứng nhận ISO?

Vì sao sản phẩm kém chất lượng vẫn có chứng nhận ISO?

Trên thực tế, có trường hợp doanh nghiệp sản xuất hàng giả, kém chất lượng vẫn có đầy đủ chứng nhận ISO khiến dư luận không khỏi thắc mắc.
Masan Consumer - Doanh nghiệp tiêu biểu của Thành phố Hồ Chí Minh

Masan Consumer - Doanh nghiệp tiêu biểu của Thành phố Hồ Chí Minh

Masan Consumer được vinh danh tại lễ tôn vinh 50 doanh nghiệp – đơn vị tiêu biểu có thương hiệu và sản phẩm chủ lực của Thành phố Hồ Chí Minh
Cách doanh nghiệp Việt nắm bắt xu hướng tiêu dùng mới

Cách doanh nghiệp Việt nắm bắt xu hướng tiêu dùng mới

Thị trường tiêu dùng Việt Nam đang từng bước phục hồi rõ nét, tạo nền tảng vững chắc cho sự bứt phá của ngành hàng tiêu dùng nhanh trong năm 2025

Tin cùng chuyên mục

AIG: Nỗ lực nâng cao vị thế ngành nguyên liệu thực phẩm Việt Nam trên toàn cầu

AIG: Nỗ lực nâng cao vị thế ngành nguyên liệu thực phẩm Việt Nam trên toàn cầu

AIG: Nỗ lực nâng cao vị thế ngành nguyên liệu thực phẩm Việt Nam trên toàn cầu
Để Nghị định 15/2018/NĐ-CP tiếp tục là

Để Nghị định 15/2018/NĐ-CP tiếp tục là 'món quà' của doanh nghiệp

Nghị định 15/2018/NĐ-CP là một “món quà” Chính phủ kiến tạo dành cho doanh nghiệp, theo đó cần kế thừa mặt tích cực của nghị định trong quá trình sửa đổi.
Tiền Giang: Triển khai công tác bảo đảm an toàn thực phẩm

Tiền Giang: Triển khai công tác bảo đảm an toàn thực phẩm

Ban Chỉ đạo về an toàn thực phẩm tỉnh Tiền Giang vừa ban hành kế hoạch Số 51/KH-BCĐ ngày 11/2/2025 về Triển khai công tác đảm bảo an toàn thực phẩm.
Siết kiểm tra an toàn thực phẩm dịp Tết Nguyên đán

Siết kiểm tra an toàn thực phẩm dịp Tết Nguyên đán

Ban Chỉ đạo liên ngành Trung ương về an toàn thực phẩm thành lập 5 Đoàn kiểm tra liên ngành tại 10 tỉnh/ thành phố trọng điểm.
Quảng Bình: Nâng cao công tác an toàn thực phẩm dịp Tết

Quảng Bình: Nâng cao công tác an toàn thực phẩm dịp Tết

Tỉnh Quảng Bình đã triển khai các biện pháp nâng cao an toàn thực phẩm thực phẩm trong dịp Tế Nguyên đán Ất Tỵ và Lễ hội mùa Xuân 2025.
Bắc Ninh sẽ kiểm tra đột xuất cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm

Bắc Ninh sẽ kiểm tra đột xuất cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm

Để đảm bảo an toàn thực phẩm trong dịp Tết Nguyên đán, tỉnh Bắc Ninh sẽ thành lập 2 đoàn kiểm tra liên ngành tập trung vào cơ sở sản xuất kinh doanh thực phẩm.
Yêu cầu địa phương báo cáo vụ giá đỗ ‘bẩn’ trước 30/12

Yêu cầu địa phương báo cáo vụ giá đỗ ‘bẩn’ trước 30/12

Cục Chất lượng, Chế biến và Phát triển thị trường vừa có văn bản yêu cầu Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Đắk Lắk báo cáo vụ giá đỗ sử dụng chất cấm.
WinEco – Gắn kết nông nghiệp sạch vì sức khỏe cộng đồng

WinEco – Gắn kết nông nghiệp sạch vì sức khỏe cộng đồng

WinEco đã được vinh danh trong Top 10 sản phẩm, dịch vụ ấn tượng năm 2024. Đây là giải thưởng thường niên được Tạp chí Kinh tế Việt Nam tổ chức từ năm 2006
Hòa Bình sẽ xử lý cán bộ buông lỏng quản lý về an toàn thực phẩm

Hòa Bình sẽ xử lý cán bộ buông lỏng quản lý về an toàn thực phẩm

Năm 2025 tỉnh Hòa Bình sẽ kiên quyết xử lý những cán bộ buông lỏng quản lý về an toàn thực phẩm, nhằm tăng cường hiệu lực, hiệu quả của cán bộ thực thi công vụ.
Minh bạch nguồn gốc: Giải pháp then chốt cho một thị trường thực phẩm an toàn

Minh bạch nguồn gốc: Giải pháp then chốt cho một thị trường thực phẩm an toàn

Thực phẩm không rõ nguồn gốc, với những nguy cơ tiềm ẩn cho sức khỏe, đang là vấn đề báo động, đòi hỏi sự quan tâm và hành động kịp thời từ toàn xã hội
Những "quả ngọt" kết tinh từ sản xuất sữa bền vững của FrieslandCampina Việt Nam

Những "quả ngọt" kết tinh từ sản xuất sữa bền vững của FrieslandCampina Việt Nam

Sữa Cô Gái Hà Lan hưởng ứng chương trình hành động quốc gia về sản xuất và tiêu dùng bền vững giai đoạn 2021-2030
Bảo vệ người tiêu dùng khỏi các mối nguy về an toàn thực phẩm

Bảo vệ người tiêu dùng khỏi các mối nguy về an toàn thực phẩm

Dự án SAFEGRO đang góp phần giúp Việt Nam bảo vệ người tiêu dùng khỏi các mối nguy về an toàn thực phẩm có thể phòng ngừa được.
Đoàn kiểm tra Bộ Công Thương làm việc tại Hà Tĩnh về an toàn thực phẩm

Đoàn kiểm tra Bộ Công Thương làm việc tại Hà Tĩnh về an toàn thực phẩm

Ngày 21/11, Đoàn kiểm tra của Bộ Công Thương đã thực hiện kiểm tra công tác quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm năm 2024 tại Hà Tĩnh.
Bộ Công Thương kiểm tra công tác quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm tại Hải Dương

Bộ Công Thương kiểm tra công tác quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm tại Hải Dương

Ngày 13/11, Đoàn kiểm tra của Bộ Công Thương đã thực hiện kiểm tra công tác quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm năm 2024 tại Hải Dương.
Ứng dụng công nghệ 4.0 trong chuỗi cung ứng thực phẩm truy xuất nguồn gốc

Ứng dụng công nghệ 4.0 trong chuỗi cung ứng thực phẩm truy xuất nguồn gốc

Tối 22/10 tại TP. Hồ Chí Minh, đã diễn ra hội thảo khoa học ứng dụng công nghệ 4.0 trong chuỗi cung ứng thực phẩm và truy xuất nguồn gốc.
Ngành Công Thương Hà Nội đảm bảo an toàn thực phẩm dịp Tết Nguyên đán 2025

Ngành Công Thương Hà Nội đảm bảo an toàn thực phẩm dịp Tết Nguyên đán 2025

Từ nay đến cuối năm và dịp Tết Nguyên đán 2025, Sở Công Thương Hà Nội sẽ tăng cường công tác tuyên truyền, kiểm tra, kiểm soát đảm bảo an toàn thực phẩm.
Thông báo thủ đoạn giả danh các đoàn thanh tra, kiểm tra

Thông báo thủ đoạn giả danh các đoàn thanh tra, kiểm tra

Tình trạng giả mạo văn bản của Sở Y tế với nội dung sẽ tiến hành kiểm tra tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm với mục đích lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Kết nối tiêu thụ, hướng đến tiêu dùng xanh - sản phẩm an toàn

Kết nối tiêu thụ, hướng đến tiêu dùng xanh - sản phẩm an toàn

Kết nối tiêu thụ sản phẩm xanh, thực phẩm an toàn giữa người sản xuất và tiêu dùng là cách thúc đẩy tiêu dùng xanh, thiết lập thói quen tiêu dùng thân thiện.
Hà Nội: Khai mạc Tuần hàng trái cây, nông sản các tỉnh, thành phố năm 2024

Hà Nội: Khai mạc Tuần hàng trái cây, nông sản các tỉnh, thành phố năm 2024

Tối 2/10, Sở Công Thương Hà Nội phối hợp với UBND quận Đống Đa tổ chức Lễ Khai mạc Tuần hàng trái cây, nông sản các tỉnh, thành phố năm 2024.
Hà Nội: Quảng bá và giới thiệu mô hình chợ an toàn thực phẩm tại quận Long Biên

Hà Nội: Quảng bá và giới thiệu mô hình chợ an toàn thực phẩm tại quận Long Biên

Mua thực phẩm tại chợ dân sinh là một thói quen của người dân. Việc thay đổi thói quen bán-mua, giúp người dân đến chợ dân sinh mua được thực phẩm an toàn.
Mobile VerionPhiên bản di động