Thứ ba 29/04/2025 06:18

Ứng dụng công nghệ 4.0 trong chuỗi cung ứng thực phẩm truy xuất nguồn gốc

Tối 22/10 tại TP. Hồ Chí Minh, đã diễn ra hội thảo khoa học ứng dụng công nghệ 4.0 trong chuỗi cung ứng thực phẩm và truy xuất nguồn gốc.

Hiện nay, ứng dụng công nghệ 4.0 truy xuất nguồn gốc, trong chuỗi cung ứng thực phẩm rất quan trọng, sử dụng các công nghệ số hóa để theo dõi và quản lý toàn bộ nguồn gốc từ quá trình sản xuất đến tay người tiêu dùng. Đây là một giải pháp cần thiết để đảm bảo tính minh bạch, an toàn, chất lượng và bền vững trong chuỗi cung ứng.

Tại hội thảo, “Ứng dụng công nghệ 4.0 trong chuỗi cung ứng thực phẩm đảm bảo an toàn thực phẩm và truy xuất nguồn gốc”, ông Nguyễn Nguyên Phương – Phó Giám đốc Sở Công Thương TP. Hồ Chí Minh cho biết, chương trình kiểm soát chất lượng hàng hóa trên địa bàn Thành phố gọi tắt “Tick xanh trách nhiệm” được triển khai đến nay, ngoài 8 chuỗi cung ứng của hệ thống bán lẻ lớn của Việt Nam chủ động tham gia kiểm soát chất lượng, an toàn thực phẩm và truy xuất nguồn gốc gồm: Saigon Co.op, Satra, AEON, MM Mega Market, Central Retail, Bách Hóa Xanh Wincomerce…đã ký thỏa thuận hợp tác tham gia.

Tuy nhiên, hiện có rất nhiều sản phẩm thực phẩm của nhiều doanh nghiệp chưa đăng ký “Tick xanh trách nhiệm”, phát hiện sản phẩm không đạt chất lượng và trở thành nguyên nhân gây ra các vụ ngộ độc.

Ông Nguyễn Nguyên Phương – Phó Giám đốc Sở Công Thương TP. Hồ Chí Minh nói về “Tick xanh trách nhiệm” ứng dụng trong chuỗi cung ứng thực phẩm truy xuất nguồn gốc - (Ảnh: Phương Hoa)

Hiện nay, Sở Công Thương TP. Hồ Chí Minh đang phối hợp với các tỉnh, thành, từng bước loại bỏ những sản phẩm không đạt chuẩn ra khỏi thị trường. Để mở rộng triển khai phối hợp cùng các bên liên quan xây dựng hệ thống dữ liệu, tiêu chuẩn đánh giá và bộ tiêu chí dùng chung của các doanh nghiệp sản xuất, cung ứng ở địa phương, mục tiêu tất cả sản phẩm lưu thông trên thị trường đều có “Tick xanh trách nhiệm”, đều được kiểm soát và bảo đảm chất lượng, an toàn ở mức cao nhất.

GS.TS. Lê Văn Cảnh – Phó Hiệu trưởng trường HUTECH phát biểu, để đảm bảo an toàn thực phẩm, một lĩnh vực ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống của cộng đồng, đo đó, công nghệ 4.0, với các yếu tố cốt lõi như trí tuệ nhân tạo (AI), dữ liệu lớn (Big Data), blockchain… mở ra nhiều cơ hội trong việc giám sát, quản lý và đảm bảo chất lượng an toàn thực phẩm từ khâu sản xuất đến tiêu dùng.

Việc tích hợp các công nghệ này không chỉ giúp tăng cường khả năng kiểm tra và truy xuất nguồn gốc thực phẩm một cách minh bạch, mà còn tạo ra các hệ thống tự động, tối ưu hóa quy trình sản xuất và phân phối.

Ông Nguyễn Phúc Khoa – Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Việt Nam kỹ nghệ súc sản (Vissan), thông tin về dụng ứng dụng công nghệ 4.0 trong chuỗi cung ứng thực phẩm của công ty - (Ảnh: Phương Hoa)

Là một trong những đơn vị áp dụng ứng dụng công nghệ 4.0 trong chuỗi cung ứng thực phẩm, ông Nguyễn Phúc Khoa – Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Việt Nam kỹ nghệ súc sản (Vissan) cho biết, doanh nghiệp đang thực hiện theo cam kết “Tick xanh trách nhiệm” công ty Vissan đã áp dụng giải pháp Te- Food– công nghệ blockchain trong việc quản lý và truy xuất nguồn gốc sản phẩm.

Việc triển khai hệ thống truy xuất nguồn gốc sản phẩm tại Vissan rất gian nan trong chuỗi cung ứng. Một trong những thách thức lớn nhất là đảm bảo tính nhất quán, minh bạch trong suốt quá trình truy xuất. Từ 10 năm trước Vissan đầu tư vào công nghệ và đào tạo nhân lực để triển khai hệ thống hiệu quả, giúp quản lý toàn bộ chuỗi cung ứng từ trang trại, nhà máy chế biến, đến hệ thống bán lẻ. Không riêng thực phẩm tươi sống, sắp tới Vissan sẽ áp dụng cho tất cả các sản phẩm chế biến như lạp xưởng, xúc xích... để người dùng yên tâm về chất lượng khi mua sản phẩm.

Trở ngại của việc thực hiện truy xuất nguồn gốc sản phẩm này nếu chỉ có ở TP. Hồ Chí Minh thực hiện mà các địa phương khác không tham gia thì vẫn sẽ lọt những sản phẩm không an toàn ngoài thị trường.

Ngoài ra, độ nhận biết của người tiêu dùng về sản phẩm an toàn chưa cao. Do vậy, ông Khoa cũng mong muốn các bên liên quan, cơ quan quản lý hỗ trợ các doanh nghiệp trong việc quảng bá và phổ biến rộng rãi các giải pháp công nghệ, đặc biệt là trong lĩnh vực an toàn thực phẩm.

Phương Hoa
Bài viết cùng chủ đề: Người tiêu dùng

Tin cùng chuyên mục

AIG: Nỗ lực nâng cao vị thế ngành nguyên liệu thực phẩm Việt Nam trên toàn cầu

Để Nghị định 15/2018/NĐ-CP tiếp tục là 'món quà' của doanh nghiệp

Tiền Giang: Triển khai công tác bảo đảm an toàn thực phẩm

Siết kiểm tra an toàn thực phẩm dịp Tết Nguyên đán

Quảng Bình: Nâng cao công tác an toàn thực phẩm dịp Tết

Bắc Ninh sẽ kiểm tra đột xuất cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm

Yêu cầu địa phương báo cáo vụ giá đỗ ‘bẩn’ trước 30/12

WinEco – Gắn kết nông nghiệp sạch vì sức khỏe cộng đồng

Hòa Bình sẽ xử lý cán bộ buông lỏng quản lý về an toàn thực phẩm

Minh bạch nguồn gốc: Giải pháp then chốt cho một thị trường thực phẩm an toàn

Những "quả ngọt" kết tinh từ sản xuất sữa bền vững của FrieslandCampina Việt Nam

An toàn thực phẩm, cần bắt đầu từ chính người tiêu dùng

Bảo vệ người tiêu dùng khỏi các mối nguy về an toàn thực phẩm

Đoàn kiểm tra Bộ Công Thương làm việc tại Hà Tĩnh về an toàn thực phẩm

Bộ Công Thương kiểm tra công tác quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm tại Hải Dương

Ngành Công Thương Hà Nội đảm bảo an toàn thực phẩm dịp Tết Nguyên đán 2025

Thông báo thủ đoạn giả danh các đoàn thanh tra, kiểm tra

Kết nối tiêu thụ, hướng đến tiêu dùng xanh - sản phẩm an toàn

Hà Nội: Khai mạc Tuần hàng trái cây, nông sản các tỉnh, thành phố năm 2024

Hà Nội: Quảng bá và giới thiệu mô hình chợ an toàn thực phẩm tại quận Long Biên