Chủ nhật 22/12/2024 13:38

Ngành đường sắt ưu tiên phát triển công nghiệp chế tạo

Dự án đường sắt tốc độ cao tại Việt Nam sẽ trở thành trọng điểm chiến lược giao thông quốc gia, tạo đột phá phát triển các ngành công nghiệp chế tạo.

Sản phẩm công nghiệp nào của đường sắt được đề xuất ưu tiên phát triển?

Tại Dự thảo Luật Đường sắt (sửa đổi), Bộ Giao thông Vận tải đề xuất bổ sung nội dung quy định các sản phẩm công nghiệp đường sắt được ưu tiên phát triển. Cụ thể, xác định công nghiệp đường sắt bao gồm: Sản xuất, lắp ráp, sửa chữa, hoán cải phương tiện giao thông đường sắt; sản xuất phụ kiện, phụ tùng, vật tư, thiết bị chuyên dùng cho đường sắt.

Bộ Giao thông Vận tải đề xuất quy định các sản phẩm công nghiệp đường sắt được xác định là công nghệ cao, ưu tiên đầu tư, phát triển. Ảnh:ST

Thực tế, thời gian qua, việc đầu tư của Nhà nước cho phát triển công nghiệp đường sắt rất hạn chế. Do đó dây chuyền công nghệ sản xuất chủ yếu do các doanh nghiệp công nghiệp đường sắt tự đầu tư nên còn manh mún, nhỏ lẻ, tập trung vào những sản phẩm có hàm lượng công nghệ thấp như: Sản xuất tà vẹt, lắp ráp đầu máy, sản xuất khung vỏ toa xe...

Trong khi, theo quy định hiện nay, việc đầu tư các dự án đường sắt phải thực hiện theo cơ chế đấu thầu cạnh tranh trong nước và quốc tế. Việc này dẫn đến các doanh nghiệp của Việt Nam khó có khả năng tham gia chuỗi sản xuất, cung ứng trang thiết bị đường sắt, đặc biệt là sản phẩm công nghiệp đường sắt hiện đại do không cạnh tranh được với các doanh nghiệp nước ngoài đã có sẵn công nghệ và kinh nghiệm.

Nhằm từng bước tự chủ trong việc nghiên cứu sản xuất một số loại vật tư, trang thiết bị chủ yếu như ray, ghi, thiết bị thông tin tín hiệu điện, phương tiện đường sắt, cần thiết có cơ chế đặc thù để tạo điều kiện cho doanh nghiệp trong nước được Nhà nước đặt hàng thực hiện một số nhiệm vụ phát triển công nghiệp đường sắt trọng điểm, có tính chiến lược, làm tiền đề phát triển công nghiệp đường sắt.

Trong báo cáo mới đây của Bộ Giao thông Vận tải, Việt Nam phấn đấu hoàn thành đầu tư toàn tuyến đường sắt cao tốc Bắc - Nam trong năm 2035. Dự án này, không chỉ tạo cú hích phát triển kinh tế - xã hội mà còn mở ra cơ hội để tiếp nhận, chuyển giao, làm chủ công nghệ và phát triển công nghiệp đường sắt; tạo đột phá trong các ngành cơ khí, chế tạo, tự động hóa…

“Ngoài việc nắm bắt, làm chủ toàn bộ công tác vận hành, bảo trì và từng bước sản xuất một số linh kiện, phụ tùng thay thế đối với đường sắt tốc độ cao, đường sắt đô thị, dự án đường sắt tốc độ cao sẽ là cơ hội không thể tốt hơn cho ngành công nghiệp cơ khí Việt Nam có bước chuyển mình mạnh mẽ”- báo cáo nêu rõ.

Động lực phát triển công nghiệp cơ khí, chế tạo

Tại buổi làm việc về tình hình triển khai dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam, ngày 25/9, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà nhấn mạnh yêu cầu lựa chọn kỹ lưỡng công nghệ, mô hình quản lý, vận hành tiến tới xây dựng ngành công nghiệp, dịch vụ đường sắt hoàn chỉnh và tự chủ.

Phó Thủ tướng giao Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với Bộ Giao thông Vận tải, Cục Đường sắt Việt Nam, Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam, một số doanh nghiệp lớn xây dựng và triển khai lộ trình tiếp nhận, chuyển giao, làm chủ công nghệ và phát triển công nghiệp đường sắt từ sản xuất trang thiết bị, vận hành, quản trị; bảo đảm đồng bộ, thống nhất về công nghệ, quy chuẩn, tiêu chuẩn.

"Lấy phát triển đường sắt tốc độ cao, đường sắt đô thị, đường sắt Việt Nam nói chung tạo cú hích cho các ngành cơ khí, chế tạo, tự động hóa… và các ngành công nghiệp khác phục vụ quốc kế, dân sinh", Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà nhấn mạnh.

Cục Công nghiệp (Bộ Công Thương) cũng nhìn nhận, dự án đường sắt tốc độ cao tại Việt Nam sẽ trở thành một trọng điểm trong chiến lược phát triển hạ tầng giao thông của quốc gia, tạo đột phá trong các ngành cơ khí, chế tạo, tự động hóa…

Riêng đối với ngành thép, ông Trần Đình Long, Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn Hòa Phát khẳng định, Tập đoàn Hòa Phát đủ năng lực để sản xuất thép cho đường ray tốc độ cao và sẵn sàng tham gia đấu thầu cung cấp thép cho dự án này. Đại diện Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam nhận định, Việt Nam phải nghiên cứu dần, chuyển giao dần, tiếp quản dần công nghệ. Đồng thời, bản thân các doanh nghiệp cũng phải chủ động đề xuất những chính sách ưu đãi để hình thành và phát triển được một cơ khí công nghiệp, nền cơ khí công nghiệp của đường sắt.

Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp Cơ khí Việt Nam (VAMI), TS. Nguyễn Chỉ Sáng cũng cho rằng, Việt Nam nhất thiết phải làm chủ việc xây dựng, phát triển hệ thống đường sắt. Việc làm chủ ở đây không nên cứng nhắc là phải làm chủ 100% mà có tỷ lệ nội địa hóa và việc nhận chuyển giao công nghệ thích hợp. Việc này không chỉ đem lại sự tự chủ trong xây dựng các dự án mà còn làm giảm đáng kể giá thành trong giai đoạn thi công xây dựng, duy tu bảo dưỡng và phát triển công nghiệp nước nhà.

Ông Sáng chỉ ra, Việt Nam có khả năng làm chủ các hạng mục trong việc phát triển hệ thống đường sắt như tư vấn thiết kế có thể đảm nhận 50% trong 3 dự án đầu và 80% trong các dự án tiếp theo; quản lý dự án: 70% trong 2 dự án đầu và 90% trong các dự án tiếp theo; các hạng mục xây dựng công trình 80% trong dự án đầu và 95% trong các dự án tiếp theo; về hệ thống thiết bị 40% cho hai dự án đầu và 50-60% cho các dự án tiếp theo; về khai thác vận hành và duy tu bảo dưỡng 100% với sự chuyển giao công nghệ của nhà cung cấp theo hợp đồng cung cấp thiết bị, công nghệ…

VAMI kiến nghị những việc cần làm ngay, cụ thể là xây dựng hệ thống tiêu chuẩn cho ngành đường sắt; xây dựng lộ trình tổng thể, thống nhất để nội địa hóa hệ thống đường sắt: đường sắt cao tốc, đường sắt quốc gia và đường sắt nội đô; xây dựng và ban hành các giải pháp các doanh nghiệp Việt Nam có thể tham gia vào Chương trình phát triển hệ thống đường sắt...

Trong đề án đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam, theo tính toán, riêng phương tiện, thiết bị của dự án đã lên tới 34,1 tỷ USD. Nếu được chuyển giao công nghệ, đây sẽ là thị trường rất lớn và hấp dẫn đối với các doanh nghiệp có thế mạnh về sản xuất đầu máy khi nhiều năm qua họ chưa có cơ hội để thể hiện mình. Và cũng là cơ hội để lan tỏa, tạo động lực thúc đẩy phát triển công nghiệp cơ khí chế tạo, vốn được coi là xương sống của nền kinh tế.
Duy Anh
Bài viết cùng chủ đề: ngành cơ khí

Tin cùng chuyên mục

Phân tích tầm nhìn của Viettel về ‘người lính tương lai’, tích hợp cả AI trong chiến đấu

Triển lãm Quốc phòng 2024: 'Lá chắn rồng' chống UAV của OSB Hightech có gì đặc biệt?

Chuyên gia quốc tế nói gì về tổ hợp tên lửa phòng thủ bờ biển Trường Sơn của Việt Nam?

Hải Dương: Sản xuất công nghiệp tăng 14,8% năm 2024

Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024: Cận cảnh loạt xe đặc chủng của Bộ Công an

Chuyên gia vũ khí quốc tế nói gì về Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024?

Chính sách công nghiệp cần ưu tiên phát triển ngành kinh tế trọng điểm

Hết quặng Apatit vào năm 2040, Vinachem lo thiếu hụt nguyên liệu sản xuất phân bón

Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam: Tự hào với dàn UAV, tàu quân sự, vũ khí made in Việt Nam

Vinachem thực hiện Quy hoạch khoáng sản quốc gia đảm bảo sản xuất xanh, bền vững

Sản phẩm thông tin quân sự của Việt Nam sẵn sàng kinh doanh tại Malaysia

Dễ phát tán nhưng khó kiểm soát: Hiểm họa từ tác nhân CBRN đang gia tăng

Viettel đem gì đến Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024?

Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024: Cận cảnh TP-150 - máy bay Việt chất lượng quốc tế

Mỹ đem gì đến Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024?

Cục Công nghiệp và Toyota hợp tác thúc đẩy ngành công nghiệp hỗ trợ

Bộ Công Thương: Hiện thực hóa các mục tiêu tại Kế hoạch hành động CBRN

Nỗ lực hoàn thành mục tiêu nội địa hóa của ngành công nghiệp ô tô Việt Nam

Tập đoàn Airbus tăng cường hợp tác quốc phòng với Việt Nam

Tăng cường quản lý hoạt động hoá chất có trọng tâm, trọng điểm