Công nghiệp hỗ trợ ngành cơ khí: Cơ hội từ ô tô và đường sắt

Công nghiệp hỗ trợ ngành cơ khí, sản xuất, lắp ráp ô tô và đường sắt - những lĩnh vực mang tính chiến lược, có giá trị gia tăng thúc đẩy phát triển nền kinh tế.
Doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ tăng tốc ngay từ đầu Xuân 2025 Hơn 300 doanh nghiệp góp mặt tại Triển lãm Autotech & Accessories 2025 Gia Lai ưu tiên phát triển ngành công nghiệp chế biến

Tăng quy mô và sản phẩm

Phát biểu tại buổi hội thảo "Phát triển công nghiệp hỗ trợ ngành cơ khí Việt Nam gắn với việc sản xuất ô tô, phát triển hệ thống đường sắt" diễn ra tại Quảng Ninh chiều 26/3, ông Nguyễn Ngọc Thành - Phó Cục trưởng Cục Công nghiệp (Bộ Công Thương) cho biết, cơ khí là một trong những ngành công nghiệp trọng yếu của nền kinh tế, đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp nguyên liệu và thiết bị cho nhiều ngành sản xuất khác như: xây dựng, ô tô, điện tử, năng lượng, hàng không,... và nhiều lĩnh vực khác.

Tại Việt Nam, trong những năm qua, ngành công nghiệp cơ khí đã có những bước tăng trưởng đáng kể, cả về quy mô và sản phẩm, không chỉ đáp ứng nhu cầu trong nước mà còn xuất khẩu.

Công nghiệp hỗ trợ: Nhiều tập đoàn trở thành 'đầu tàu' dẫn
Quang cảnh buổi hội thảo. Ảnh: Cấn Dũng

Hiện nay, cả nước có khoảng 3.100 doanh nghiệp ngành cơ khí chế tạo với 53.000 cơ sở sản xuất, chiếm gần 30% tổng số doanh nghiệp công nghiệp chế biến, chế tạo tại Việt Nam. Doanh thu toàn ngành đạt hơn 1,7 triệu tỷ đồng, tạo việc làm cho trên 1,2 triệu lao động. Ngành cơ khí – máy móc và thiết bị trong nước đã từng bước làm chủ và tham gia vào chuỗi sản xuất, cung ứng cho một số doanh nghiệp lớn như Toyota, Thaco, Thành Công…, tạo động lực thúc đẩy các ngành công nghiệp và kinh tế khác phát triển, qua đó trực tiếp và gián tiếp tạo việc làm cho hàng triệu lao động.

Theo Cục Công nghiệp, tính đến hết năm 2024, cả nước có khoảng hơn 40 doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô với sản lượng sản xuất, lắp ráp trong nước đáp ứng khoảng 70% nhu cầu xe dưới 9 chỗ trong nước. Nhiều hãng lớn trên thế giới có hoạt động sản xuất, lắp ráp ô tô tại Việt Nam. Một số doanh nghiệp nội địa đã tham gia sâu vào chuỗi sản xuất ô tô toàn cầu.

Các sản phẩm ô tô sản xuất trong nước đã vươn ra thị trường khu vực và quốc tế, trong đó có những thị trường có tiêu chuẩn chất lượng rất cao (như việc Thaco xuất khẩu sản phẩm sơmi rơmooc sang Mỹ, Hyundai Thành Công xuất khẩu xe sang Thái Lan và Vinfast xuất khẩu sản phẩm ô tô điện sang Mỹ, Canada, Indonesia...).

"Đây là tín hiệu đáng mừng cho ngành công nghiệp ô tô của Việt Nam, chứng minh năng lực sản xuất, lắp ráp ô tô trong nước đã có nhiều cải thiện, dần tiệm cận với các tiêu chuẩn chất lượng khu vực và quốc tế, tham gia ngày càng sâu hơn vào chuỗi giá trị toàn cầu" - báo cáo của Cục Công nghiệp nêu rõ.

Các chủng loại xe tải nhẹ dưới 7 tấn, xe khách từ 25 chỗ ngồi trở lên, xe chuyên dụng sản xuất trong nước đã đạt tỷ lệ nội địa hóa cao, đạt mục tiêu đề ra, đáp ứng cơ bản nhu cầu thị trường nội địa (xe tải đến 7 tấn đáp ứng khoảng 70% nhu cầu).

Đồng thời, đóng góp cho ngân sách nhà nước hàng tỷ USD/năm và giải quyết công ăn việc làm cho hàng trăm ngàn lao động trực tiếp. Chất lượng xe sản xuất, lắp ráp trong nước và xe nhập khẩu được kiểm soát chặt chẽ, đảm bảo quyền lợi người tiêu dùng.

Hệ thống đường sắt - cơ hội cho ngành cơ khí

Nhiều doanh nghiệp cơ khí trong nước đã đẩy mạnh đầu tư và chuyển giao công nghệ, nâng cao năng lực cạnh tranh thông qua việc áp dụng công nghệ tiên tiến trong sản xuất các sản phẩm như khuôn mẫu, linh kiện cơ khí, nhựa và cao su kỹ thuật... về cơ bản đã được đáp ứng ở mức cao. Cụ thể, linh kiện kim loại sản xuất trong nước đã đáp ứng được khoảng 15 - 40% nhu cầu linh kiện cho sản xuất ô tô (tùy chủng loại xe).

Đối với lĩnh vực đường sắt, về đầu máy, toa xe hàng, toa xe khách, nếu các đơn hàng có số lượng phù hợp, các doanh nghiệp đóng tàu, xe lửa và ô tô có thể tham gia chế tạo với tỷ lệ nội địa hóa lên đến 60%.

Công nghiệp hỗ trợ: Nhiều tập đoàn trở thành 'đầu tàu' dẫn
Ông Nguyễn Ngọc Thành - Phó Cục trưởng Cục Công nghiệp (Bộ Công Thương) trình bày tham luận. Ảnh: Cấn Dũng

Tuy nhiên, đa phần các doanh nghiệp cơ khí trong nước hiện có quy mô nhỏ, năng lực cạnh tranh thấp và rất khó cạnh tranh với các sản phẩm nhập khẩu.

Thẳng thắn nêu ra những hạn chế, lãnh đạo Cục Công nghiệp chỉ ra, thị phần cơ khí ở thị trường trong nước phần lớn vẫn thuộc về các doanh nghiệp nước ngoài. Dù đã có nhiều bước tiến trong sản xuất các sản phẩm cơ khí, công nghiệp hỗ trợ, nhiều sản phẩm đã kết nối và vươn được ra nước ngoài, song nhìn chung toàn ngành, sản phẩm của đa số doanh nghiệp trong nước vẫn có chất lượng và độ chính xác thấp, giá thành sản xuất lại cao nên thiếu sức cạnh tranh. Đặc biệt, cơ khí Việt Nam còn thiếu nhiều doanh nghiệp cơ khí lớn, mang tầm quốc tế và đóng vai trò dẫn dắt.

Trong thời gian vừa qua, nhận thức được sự quan trọng của ngành cơ khí và công nghiệp hỗ trợ cho ngành cơ khí, để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp Việt Nam tham gia vào chuỗi sản xuất, cung ứng, Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều cơ chế, chính sách thúc đẩy phát triển ngành.

Cụ thể như Nghị quyết số 29-NQ/TW (2022) nhấn mạnh việc ưu tiên phát triển cơ khí chế tạo cho các ngành công nghiệp nền tảng như máy nông nghiệp, ô tô, tàu biển, thiết bị công trình, năng lượng, điện, y tế; Kết luận số 49-KL/TW (2023) định hướng phát triển công nghiệp đường sắt, từng bước tự chủ trong bảo trì, sản xuất phương tiện, trang thiết bị; Nghị định số 111/2015/NĐ-CP quy định ưu đãi thuế và các chính sách hỗ trợ cho các dự án sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ, bao gồm cơ khí chế tạo.

Cùng với đó là Quyết định số 319/QĐ-TTg (2018): Đặt mục tiêu đến năm 2035, ngành cơ khí Việt Nam có công nghệ tiên tiến, đạt tiêu chuẩn quốc tế, tham gia sâu vào chuỗi giá trị toàn cầu; Luật Điện lực (2024) khuyến khích phát triển công nghiệp thiết kế, chế tạo, lắp đặt thiết bị điện, ưu tiên đáp ứng nhu cầu trong nước và hướng tới xuất khẩu; các nghị quyết của Quốc hội (2024 - 2025): Chủ trương đầu tư đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam, tuyến Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng và phát triển mạng lưới đường sắt đô thị tại Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, ưu tiên sử dụng sản phẩm công nghiệp đường sắt trong nước.

Những chính sách này thể hiện sự quan tâm và cam kết mạnh mẽ của nhà nước trong phát triển ngành cơ khí và công nghiệp hỗ trợ, nâng cao năng lực sản xuất trong nước.

Năm 2030, nhu cầu thị trường ô tô đạt 120 tỷ USD

Trong bối cảnh Việt Nam đang đẩy mạnh hội nhập kinh tế toàn cầu, tham gia nhiều hiệp định thương mại tự do thì các doanh nghiệp cơ khí Việt Nam đứng trước rất nhiều cơ hội lớn. Theo nhận định của các chuyên gia, từ nay đến năm 2030, nhu cầu thị trường cơ khí khoảng 310 tỷ USD, riêng nhu cầu thị trường ô tô là 120 tỷ USD nhưng hiện Việt Nam mới chỉ đáp ứng khoảng 1/3.

Việt Nam cũng tiếp tục là điểm đến hấp dẫn, thu hút thêm nhiều dự án FDI khi có nhiều khách hàng nước ngoài sang Việt Nam để tìm nhà cung cấp mới. Đây là cơ hội cho các doanh nghiệp cơ khí Việt Nam trong bối cảnh đơn hàng toàn cầu suy giảm vì tác động của suy thoái kinh tế thế giới.

Tại buổi hội thảo, TS. Trương Thị Chí Bình, Phó Chủ tịch - Tổng thư ký Hiệp hội công nghiệp hỗ trợ Việt Nam (VASI) nhận định, bên cạnh những thành tựu ngành sản xuất ô tô đạt được, cần nhìn nhận rõ rằng số lượng doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ và năng lực chưa đáp ứng yêu cầu của công ty FDI. Theo VASI, trên toàn quốc có khoảng 1.800 công ty Việt Nam sản xuất phụ tùng, linh kiện, trong đó chỉ có khoảng 300 là nhà cung cấp lớp 1 của các chuỗi cung ứng FDI.

"Nhìn chung, các công đoạn cung cấp cho FDI vẫn ở mức đơn giản, linh kiện đơn chiếc, ít có công ty cung cấp được cụm linh kiện hoàn chỉnh", TS Trương Thị Chí Bình nói.

Công nghiệp hỗ trợ: Nhiều tập đoàn trở thành 'đầu tàu' dẫn
TS. Trương Thị Chí Bình, Phó Chủ tịch - Tổng thư ký Hiệp hội công nghiệp hỗ trợ Việt Nam trình bày tham luận. Ảnh: Cấn Dũng

Do đó, trên cơ sở định hướng phát triển ngành của Đảng và Chính phủ, nhằm tận dụng những lợi thế, cơ hội để đạt mục tiêu phát triển bền vững ngành cơ khí Việt Nam, cần tiếp tục thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ.

Điển hình, cần tiếp tục xây dựng và triển khai các cơ chế, chính sách ưu đãi và hỗ trợ nhằm khuyến khích đầu tư vào ngành công nghiệp cơ khí. Hiện nay, Cục Công nghiệp đang chủ trì, tham mưu Lãnh đạo Bộ Công Thương xây dựng dự thảo Luật Phát triển cơ khí chế tạo và công nghiệp hỗ trợ. Trong đó, dự kiến có các cơ chế, chính sách thúc đẩy phát triển ngành cơ khí, tạo điều kiện khuyến khích mở rộng hoạt động đầu tư, sản xuất kinh doanh.

Đối với các địa phương, cần nghiên cứu đầu tư phát triển Trung tâm kỹ thuật hỗ trợ phát triển công nghiệp tại địa phương trên cơ sở sắp xếp lại các đơn vị hiện có; cân đối ngân sách địa phương, bố trí vốn đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, hạ tầng và mua sắm trang thiết bị cho Trung tâm kỹ thuật hỗ trợ phát triển công nghiệp tại địa phương nhằm hỗ trợ doanh nghiệp cơ khí trên địa bàn tỉnh triển khai các hoạt động nghiên cứu và phát triển; đổi mới sáng tạo; ứng dụng, chuyển giao và đổi mới công nghệ; thiết kế, sản xuất thử nghiệm...

Xây dựng kế hoạch và triển khai thực hiện Chương trình phát triển công nghiệp hỗ trợ tại địa phương nhằm kịp thời xúc tiến, trợ giúp phát triển công nghiệp hỗ trợ nhằm mục tiêu phát triển sản xuất các sản phẩm công nghiệp hỗ trợ.

Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cần chủ động đầu tư nghiên cứu, phát triển về công nghệ, nâng cao năng lực sản xuất, đáp ứng các tiêu chuẩn về kỹ thuật và chất lượng cao của thị trường. Tận dụng các chính sách hỗ trợ, ưu đãi hiện có của nhà nước nhằm nâng cao năng lực của doanh nghiệp như thực hiện chính sách ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế giá trị gia tăng, tiền thuê đất, mặt nước... cho các các Dự án sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ ưu tiên phát triển.

Công nghiệp hỗ trợ: Nhiều tập đoàn trở thành 'đầu tàu' dẫn
Việt Nam trở thành địa điểm nhiều nhà sản xuất ô tô nổi tiếng thế giới quan tâm. Ảnh: Cấn Dũng

"Cục Công nghiệp đã, đang và sẽ nỗ lực hết sức để thúc đẩy toàn ngành công nghiệp nói chung và ngành công nghiệp cơ khí nói riêng, đặc biệt là cơ khí chế tạo cho sản xuất, lắp ráp ô tô và phát triển hệ thống đường sắt phát triển hơn nữa, hướng tới mục tiêu ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng trưởng trên 9,7% và tăng trưởng GDP trên 8% trong năm 2025. Chúng tôi mong tiếp tục nhận được sự hợp tác, phối hợp chặt chẽ của các địa phương, hiệp hội và doanh nghiệp nhằm hiện thực hóa mục tiêu nêu trên”, Phó Cục trưởng Nguyễn Ngọc Thành cho biết.

Theo Cục Công nghiệp, để phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ cần triển khai các hoạt động đào tạo nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, năng lực quản trị doanh nghiệp, quản trị sản xuất, ứng dụng và chuyển giao công nghệ, cũng như sản xuất thử nghiệm, đều được hỗ trợ từ ngân sách Trung ương trong khuôn khổ Chương trình phát triển công nghiệp hỗ trợ.
Lê An - Việt Anh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Chuẩn hóa thiết kế mỏ: Bộ Công Thương lấy ý kiến dự thảo thông tư mới

Chuẩn hóa thiết kế mỏ: Bộ Công Thương lấy ý kiến dự thảo thông tư mới

Bộ Công Thương đang lấy ý kiến rộng rãi dự thảo Thông tư quy định nội dung thiết kế cơ sở của dự án đầu tư khai thác khoáng sản và thiết kế mỏ.
Tổng hội Cơ khí: Đổi mới tư duy, chủ động hội nhập

Tổng hội Cơ khí: Đổi mới tư duy, chủ động hội nhập

Sáng 19/4, tại Hà Nội, Tổng hội Cơ khí Việt Nam tổ chức Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IV. Đại hội cũng đã bầu ra nhân sự lãnh đạo trong nhiệm kỳ tiếp theo.
Kinh tế tư nhân - lực đẩy cho ngành thép chuyển mình

Kinh tế tư nhân - lực đẩy cho ngành thép chuyển mình

Tư nhân đang vươn lên làm “đầu tàu” mới của ngành thép, thay đổi cục diện sản xuất và mở ra động lực cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Hải Phòng: Khởi công xây dựng Khu công nghiệp Tiên Thanh

Hải Phòng: Khởi công xây dựng Khu công nghiệp Tiên Thanh

Ngày 18/4, tại huyện Tiên Lãng, TP. Hải Phòng khởi công dự án Đầu tư xây dựng và Kinh doanh kết cấu hạ tầng Khu công nghiệp Tiên Thanh, quy mô 410,46 ha.
Động lực tăng trưởng mới từ công nghiệp hỗ trợ Ninh Bình

Động lực tăng trưởng mới từ công nghiệp hỗ trợ Ninh Bình

Giá trị xuất khẩu tăng mạnh, công nghiệp hỗ trợ Ninh Bình trở thành động lực phát triển kinh tế, định hình vị thế trong chuỗi cung ứng toàn cầu.

Tin cùng chuyên mục

Tăng trưởng kinh tế lan tỏa từ các ‘trụ cột’ công nghiệp địa phương

Tăng trưởng kinh tế lan tỏa từ các ‘trụ cột’ công nghiệp địa phương

Tăng trưởng quý I/2025 ghi dấu ấn tại nhiều địa phương, nơi công nghiệp trở thành động lực chủ đạo, mở ra kỳ vọng hiện thực hóa mục tiêu tăng trưởng 8%.
Quảng Ngãi tính chuyện lấn biển làm sân bay Lý Sơn

Quảng Ngãi tính chuyện lấn biển làm sân bay Lý Sơn

Quy hoạch phân khu xây dựng tỷ lệ 1/2000 đảo Lý Sơn xác định diện tích sân bay Lý Sơn khoảng 161,74 ha, trong đó, có 127,94 ha lấn biển.
Việt Nam sắp có ray thép cho đường sắt tốc độ cao và công nghiệp quốc phòng

Việt Nam sắp có ray thép cho đường sắt tốc độ cao và công nghiệp quốc phòng

Tập đoàn Hoà Phát đã bắt tay với đối tác để thực hiện cam kết với Thủ tướng về sản xuất ray thép đường sắt tốc độ cao.
Doanh nghiệp cơ khí trong nước có thể chế tạo được đầu máy, toa xe

Doanh nghiệp cơ khí trong nước có thể chế tạo được đầu máy, toa xe

Một số doanh nghiệp cơ khí trong nước hoàn toàn có thể chế tạo đầu máy, toa xe hàng, toa xe khách… với tỷ lệ nội địa hóa lên đến 60%.
Tăng trưởng công nghiệp quý I: Địa phương nào giữ

Tăng trưởng công nghiệp quý I: Địa phương nào giữ 'ngôi vương'?

Sản xuất công nghiệp quý I/2025 ghi nhận đà phục hồi khi có tới 59 địa phương tăng trưởng so với cùng kỳ, trong đó Phú Thọ, Hòa Bình là hai điểm sáng bứt phá.
Quý I/2025: Công nghiệp bứt phá, xác lập kỷ lục 5 năm

Quý I/2025: Công nghiệp bứt phá, xác lập kỷ lục 5 năm

Quý I/2025, chỉ số sản xuất công nghiệp ước tính tăng 7,8% so với cùng kỳ năm trước, là mức tăng cao nhất của quý I kể từ năm 2020 đến nay.
Đà Nẵng: Doanh nghiệp nghìn tỷ vào Cụm công nghiệp Hòa Liên

Đà Nẵng: Doanh nghiệp nghìn tỷ vào Cụm công nghiệp Hòa Liên

4 doanh nghiệp được thành phố Đà Nẵng lựa chọn vào Cụm công nghiệp Hòa Liên với ngành nghề sản xuất đều liên quan đến sản xuất, lắp ráp ô tô và linh kiện.
Thứ trưởng Bộ Công Thương: Giữ bằng được mục tiêu tăng trưởng công nghiệp

Thứ trưởng Bộ Công Thương: Giữ bằng được mục tiêu tăng trưởng công nghiệp

Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Sinh Nhật Tân khẳng định, dù khó khăn nhưng quyết tâm đạt bằng được mục tiêu tăng trưởng công nghiệp trong năm nay.
PMI tái lập mốc 50 - ngành sản xuất trở lại quỹ đạo tăng trưởng

PMI tái lập mốc 50 - ngành sản xuất trở lại quỹ đạo tăng trưởng

Sau ba tháng ở ngưỡng dưới 50 điểm, ngành sản xuất của Việt Nam tăng trưởng trở lại trong tháng 3 khi cả sản lượng và tổng số lượng đơn đặt hàng mới đều tăng.
Thaco Industries đẩy mạnh R&D, hoàn thiện chuỗi giá trị “All-In-One”

Thaco Industries đẩy mạnh R&D, hoàn thiện chuỗi giá trị “All-In-One”

Thaco Industries đẩy mạnh R&D, hoàn thiện chuỗi giá trị “All-In-One”
Ngành hóa chất: Chờ cú hích từ luật mới để bứt phá

Ngành hóa chất: Chờ cú hích từ luật mới để bứt phá

Ngành công nghiệp hoá chất còn nhiều tiềm năng và cơ hội phát triển, theo đó, Luật Hoá chất (sửa đổi) cần tạo đột phá cho phát triển ngành công nghiệp hoá chất.
Phát hiện 40 mỏ vàng trữ lượng gần 30 tấn ở Tây Bắc

Phát hiện 40 mỏ vàng trữ lượng gần 30 tấn ở Tây Bắc

Bộ Nông nghiệp và Môi trường vừa công bố phát hiện 40 mỏ vàng ở Tây Bắc với tổng trữ lượng gần 30 tấn, trong đó 1 mỏ ở Lào Cai có trữ lượng gần nửa tấn.
Ngành bán dẫn Việt Nam trong con mắt truyền thông quốc tế ra sao?

Ngành bán dẫn Việt Nam trong con mắt truyền thông quốc tế ra sao?

Trong tháng 3/2025, báo chí nước ngoài đã đưa ra những nhận định về tình hình phát triển kinh tế Việt Nam, trong đó có ngành công nghiệp bán dẫn.
Thấy gì từ kinh nghiệm quốc tế về phát triển đường sắt?

Thấy gì từ kinh nghiệm quốc tế về phát triển đường sắt?

Từ kinh nghiệm quốc tế, Việt Nam cần làm gì để làm chủ công nghệ và phát triển bền vững ngành đường sắt một cách bền vững trong thời gian tới?
Dệt may: Đầu tư tự động hóa hay rời bỏ

Dệt may: Đầu tư tự động hóa hay rời bỏ 'cuộc chơi'?

Đầu tư cho tự động hóa sản xuất nhằm tăng năng suất là bắt buộc với doanh nghiệp dệt may nếu muốn tiếp tục cạnh tranh, tồn tại trên thị trường xuất khẩu.
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên: Thành Công Việt Hưng thêm minh chứng Việt Nam góp mặt chuỗi sản xuất ô tô toàn cầu

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên: Thành Công Việt Hưng thêm minh chứng Việt Nam góp mặt chuỗi sản xuất ô tô toàn cầu

Ngày 26/3/2025, Tập đoàn Thành Công (TC Group) chính thức khánh thành và đưa vào vận hành Nhà máy ô tô Thành Công Việt Hưng.
Đại biểu góp ý gì về Luật Hóa chất (sửa đổi)?

Đại biểu góp ý gì về Luật Hóa chất (sửa đổi)?

Sáng 25/3, tại Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách lần thứ 7, Ủy ban Thường vụ Quốc hội thảo luận về dự án Luật Hóa chất (sửa đổi).
Ngành xi măng ‘lệch pha’ cung cầu đến bao giờ?

Ngành xi măng ‘lệch pha’ cung cầu đến bao giờ?

Nhu cầu tiêu thụ xi măng trong nước thời gian tới dự báo sẽ khó đạt được mức tăng trưởng cao, trong khi nguồn cung lại vượt xa cầu.
Chiến lược phát triển của TKV đến năm 2030, định hướng đến năm 2045

Chiến lược phát triển của TKV đến năm 2030, định hướng đến năm 2045

Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn ký Quyết định số 625/QĐ-TTg (ngày 17/3) phê duyệt Chiến lược phát triển TKV đến năm 2030, định hướng đến năm 2045.
Sắp diễn ra triển lãm quốc tế ngành dệt may SaigonTex - SaigonFabric 2025

Sắp diễn ra triển lãm quốc tế ngành dệt may SaigonTex - SaigonFabric 2025

Triển lãm quốc tế ngành công nghiệp dệt & may, thiết bị, nguyên phụ liệu & vải SaigonTex - SaigonFabric 2025 sẽ diễn ra từ ngày 9-12/4, tại TP. Hồ Chí Minh
Mobile VerionPhiên bản di động