Nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm cơ khí, tiếp cận thị trường tiềm năng

Các sản phẩm cơ khí hiện đang trên đà phát triển, tuy nhiên, thách thức cùng với năng lực cạnh tranh vẫn là vấn đề cấp bách cần giải quyết.
Viện Nghiên cứu Cơ khí: Tích cực tham gia chuyển đổi năng lượng xanh, giao thông xanh Thị trường chứng khoán giằng co khi áp lực cơ cấu của quỹ ETF Diamond và khối ngoại bán ròng

Chưa phát triển đúng tầm

Theo báo cáo của Hiệp hội Doanh nghiệp cơ khí Việt Nam (VAMI), cả nước có khoảng 3.100 doanh nghiệp ngành cơ khí chế tạo với 53.000 cơ sở sản xuất. Các sản phẩm cơ khí sản xuất trong nước hiện chỉ chiếm khoảng 7% thị trường.

Ông Đào Phan Long - nguyên Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp cơ khí Việt Nam - cho biết, theo thống kê của Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và thông tin thị trường lao động TP. Hồ Chí Minh giai đoạn 2022 - 2026, cơ khí vẫn là một trong 4 ngành công nghiệp trọng điểm. Bởi không chỉ tạo ra máy móc, thiết bị, ngành cơ khí còn thúc đẩy sản xuất trong các ngành công nghiệp khác như ô tô, điện tử, xây dựng và nông nghiệp. Ngành cơ khí Việt Nam hiện đóng góp khoảng 16 - 17% GDP toàn quốc, đồng thời cung cấp việc làm cho hàng triệu lao động.

Tuy nhiên, vị chuyên gia chỉ ra, hiện nay, ngành cơ khí Việt Nam vẫn đối mặt với nhiều thách thức lớn. Một trong những khó khăn hàng đầu là trình độ công nghệ và năng suất lao động còn thấp. Nhiều doanh nghiệp cơ khí trong nước chủ yếu tập trung vào gia công, lắp ráp đơn giản thay vì phát triển sản phẩm có giá trị gia tăng cao. Điều này dẫn đến sự phụ thuộc lớn vào công nghệ và nguyên liệu nhập khẩu.

cơ khí
Một trong những thách thức là hiện ngành cơ khí chưa phát triển đúng tầm, khiến cho chuỗi cung ứng nội địa chưa đủ hoàn thiện. Ảnh: S.T

Ông Cao Văn Hùng - Giám đốc Phát triển thị trường Quốc tế, Công ty Cổ phần Cơ khí chính xác Smart Việt Nam - chỉ ra những điểm vướng khiến doanh nghiệp cơ khí hiện nay đang gặp phải, đặc biệt trong việc thúc đẩy hoạt động sản xuất, kinh doanh, hướng tới xuất khẩu. Theo đó, một trong những thách thức đối với ngành hiện nay là chưa phát triển đúng tầm, khiến cho chuỗi cung ứng nội địa chưa đủ hoàn thiện. "Việc thiếu hụt nguyên liệu và linh kiện nội địa khiến các doanh nghiệp phải nhập khẩu từ nước ngoài, làm tăng chi phí sản xuất và giảm tính cạnh tranh của sản phẩm cơ khí Việt Nam. Đồng thời thiếu nhiều doanh nghiệp cơ khí lớn, mang tầm quốc tế, đóng vai trò dẫn dắt" - ông Hùng nêu.

Cũng theo ông Hùng, khả năng nghiên cứu và phát triển (R&D) trong ngành cơ khí Việt Nam vẫn còn hạn chế. Nhiều doanh nghiệp không có đủ nguồn lực hoặc chưa chú trọng đến việc đầu tư vào R&D, điều này làm giảm khả năng sáng tạo và phát triển công nghệ mới, ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh trên thị trường quốc tế.

Bên cạnh đó, cách mạng công nghiệp 4.0 tác động mạnh mẽ tới ngành cơ khí. Trong khi đó, trình độ cơ khí chế tạo, nhất là cơ khí chính xác - trụ cột của sản xuất công nghiệp - vẫn lạc hậu so với nhiều nước. Nhiều doanh nghiệp gặp không ít thách thức trong cải tiến công nghệ, bắt kịp xu hướng, nâng cao trình độ lao động, chất lượng hạ tầng…, để có thể tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu và những áp lực cạnh tranh lớn đến từ các nước trong khu vực cũng như trên thế giới.

Tạo đà thúc đẩy các ngành sản xuất, lắp ráp sản phẩm hoàn chỉnh

Theo đó, để phát triển sản phẩm cơ khí tại Việt Nam, nhiều năm qua, Chính phủ và các doanh nghiệp cũng nỗ lực tìm mọi giải pháp cho ngành công nghiệp này.

Cụ thể, Quyết định số 319/QĐ-TTg ngành cơ khí của Thủ tướng Chính phủ đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035 là đến năm 2025 ngành cơ khí được phát triển với đa số các chuyên ngành có công nghệ tiên tiến, chất lượng sản phẩm đạt tiêu chuẩn quốc tế, tham gia sâu hơn nữa vào giá trị toàn cầu; giai đoạn đến năm 2030 đạt 40% tổng sản lượng ngành cơ khí, đến năm 2035 đạt 45% tổng sản lượng ngành cơ khí.

Để nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành, nhiều chuyên gia bày tỏ, doanh nghiệp cơ khí cần thêm các cơ chế khuyến khích; trong đó, ưu tiên sử dụng hàng hóa nội địa cho các dự án kinh tế, đầu tư trong nước. Đơn cử như ưu tiên sản phẩm sản xuất trong nước; những sản phẩm nào doanh nghiệp trong nước đã sản xuất được và sản xuất tốt cần ưu tiên sử dụng cho các dự án, hạn chế nhập khẩu.

Chia sẻ thêm, đại diện Công ty Cơ khí Hà Nội cho rằng, Bộ Công Thương cần định hình cho doanh nghiệp trong nước có thể đáp ứng, phân chia thị trường để có cơ hội cung ứng sản phẩm cho thị trường nội địa. Sau đó, mạnh dạn đầu tư trang thiết bị, công nghệ mới để giảm giá thành sản xuất và cạnh tranh để từ đó tham gia chuỗi cung ứng.

Sản phẩm cơ khí
Để thực sự phát triển bền vững, ngành cơ khí Việt Nam cần tiếp tục đẩy mạnh đổi mới công nghệ, đầu tư vào R&D và tăng cường hợp tác quốc tế. Ảnh: Đ.N

Các doanh nghiệp cơ khí cũng mong muốn Bộ Công Thương tham mưu cho Chính phủ sớm xây dựng chiến lược, quy hoạch để phát triển ngành công nghiệp cơ khí trong thời gian sớm nhất. Cùng với đó là sớm ban hành cơ chế, chính sách hỗ trợ để doanh nghiệp có cơ hội tiếp cận, mở rộng hợp tác và chia sẻ thị trường, mang lại sự phát triển bền vững.

Đặc biệt, để phát triển công nghiệp cơ khí nói chung và công nghiệp hỗ trợ cơ khí nói riêng, Nhà nước cần có chương trình hỗ trợ đầu ra bằng cách kết nối với người mua tiềm năng. Ưu đãi cho doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ cỡ vừa đầu tư mở rộng sản xuất, đào tạo nguồn nhân lực, hỗ trợ về tài chính… Đồng thời, tạo nhiều đơn hàng, trong đó có đơn hàng sản phẩm công nghiệp hỗ trợ cho doanh nghiệp cơ khí Việt Nam, nhất là đối với các dự án đầu tư công.

Đánh giá về triển vọng, các chuyên gia cho rằng, với những nỗ lực cải thiện và sự hỗ trợ từ chính phủ, ngành cơ khí Việt Nam đang có nhiều cơ hội phát triển mạnh mẽ trong thời gian tới. Đặc biệt, các hiệp định thương mại tự do (FTA) như EVFTA, CPTPP đã mở ra những cơ hội lớn cho doanh nghiệp cơ khí Việt Nam trong việc tiếp cận thị trường quốc tế.

Tuy nhiên, để thực sự phát triển bền vững, ngành cơ khí Việt Nam cần tiếp tục đẩy mạnh đổi mới công nghệ, đầu tư vào R&D và tăng cường hợp tác quốc tế. Chỉ khi đó, ngành cơ khí mới có thể đóng góp lớn hơn cho sự phát triển công nghiệp và kinh tế của đất nước trong tương lai.

Về phía Bộ Công Thương, theo đại diện Cục Công nghiệp, thời gian tới, sẽ tiếp tục phát triển mạnh công nghiệp hạ nguồn, trong đó, có một số ngành như công nghiệp năng lượng, các ngành công nghiệp về cơ khí chính xác cũng như một số ngành cơ khí chế tạo,…

Từ đó, đảm bảo cho công nghiệp hỗ trợ có điều kiện phát triển, tạo đà thúc đẩy các ngành sản xuất, lắp ráp sản phẩm hoàn chỉnh, hình thành thị trường cho công nghiệp hỗ trợ trong nước duy trì và mở rộng. Đó chính là tiền đề để các doanh nghiệp cơ khí trong nước trở thành nhà cung cấp, tham gia sâu vào chuỗi cung ứng của các tập đoàn sản xuất, lắp ráp sản phẩm cuối cùng.

Đỗ Nga
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: ngành cơ khí

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Xây dựng thương hiệu gạo Việt:  Có làm nhưng chưa

Xây dựng thương hiệu gạo Việt: Có làm nhưng chưa 'tới'

Theo kinh nghiệm từ xây dựng thương hiệu gạo nổi tiếng của thế giới như ở Ấn Độ, Thái Lan, Campuchia thì "có làm nhưng chưa tới đâu".
Đắk Lắk: Hội thảo nâng cao cơ hội xuất khẩu hàng nông sản

Đắk Lắk: Hội thảo nâng cao cơ hội xuất khẩu hàng nông sản

Bộ Công Thương tổ chức Hội thảo Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) và cơ hội xuất khẩu hàng nông sản của Việt Nam tại tỉnh Đắk Lắk.
80% người tiêu dùng trực tuyến đánh giá thương mại điện tử gây ra tác động xấu tới môi trường

80% người tiêu dùng trực tuyến đánh giá thương mại điện tử gây ra tác động xấu tới môi trường

Trong năm 2024, có tới 80% người tiêu dùng trực tuyến đánh giá thương mại điện tử gây ra tác động xấu hoặc rất xấu tới môi trường.
Quảng bá sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu của Hà Nội tại Vĩnh Phúc

Quảng bá sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu của Hà Nội tại Vĩnh Phúc

Khu gian hàng Hà Nội tại Hội chợ Công Thương khu vực Đồng bằng sông Hồng – Vĩnh Phúc năm 2024 thu hút đông đảo khách hàng tham quan, mua sắm.
Xây dựng thương hiệu quốc gia cho gạo Việt: Cần sự đồng hành của 3 nhà

Xây dựng thương hiệu quốc gia cho gạo Việt: Cần sự đồng hành của 3 nhà

Dù là quốc gia xuất khẩu gạo hàng đầu, tuy nhiên, thương hiệu quốc gia cho gạo Việt vẫn còn vắng bóng và việc này rất cần sự đồng hành của 3 nhà.

Tin cùng chuyên mục

Xuất khẩu sầu riêng dần chiếm

Xuất khẩu sầu riêng dần chiếm ''miếng bánh'' thị phần tại Trung Quốc

Sầu riêng Việt Nam chiếm tới 46,9% lượng sầu riêng Trung Quốc nhập khẩu, đứng thứ hai, chỉ sau Thái Lan với 52,4%.
Thị trường thương mại điện tử B2C Việt Nam tăng khoảng 20%

Thị trường thương mại điện tử B2C Việt Nam tăng khoảng 20%

10 tháng năm 2024, tăng trưởng thị trường thương mại điện tử B2C Việt Nam đã đạt 18-20%, hoàn thành mục tiêu Chính phủ giao.
Các sàn thương mại điện tử lớn đang nộp bao nhiêu tiền thuế?

Các sàn thương mại điện tử lớn đang nộp bao nhiêu tiền thuế?

Nhóm Meta (Facebook), Google, Microsoft, TikTok, Netflix, Apple... giữ khoảng 90% thị phần doanh thu dịch vụ thương mại điện tử xuyên biên giới tại Việt Nam.
Ngành cảng biển Việt Nam đang dần trở thành ngôi sao sáng trên bản đồ kinh tế toàn cầu

Ngành cảng biển Việt Nam đang dần trở thành ngôi sao sáng trên bản đồ kinh tế toàn cầu

Ngành cảng biển Việt Nam đang dần trở thành một ngôi sao sáng trên bản đồ kinh tế toàn cầu nhờ vào sự phát triển mạnh mẽ của dòng vốn FDI.
Indonesia khởi xướng điều tra chống bán phá giá sản phẩm nhựa polypropylene homopolymer

Indonesia khởi xướng điều tra chống bán phá giá sản phẩm nhựa polypropylene homopolymer

Indonesia khởi xướng điều tra chống bán phá giá đối với sản phẩm nhựa polypropylene homopolymer nhập khẩu, trong đó có sản phẩm xuất xứ từ Việt Nam.
Đà Nẵng: Doanh nghiệp tăng ca kịp xuất hàng trước năm mới 2025

Đà Nẵng: Doanh nghiệp tăng ca kịp xuất hàng trước năm mới 2025

Nhiều doanh nghiệp xuất khẩu Đà Nẵng đang nỗ lực tăng ca để kịp xuất những container hàng cuối cùng trước năm mới 2025, hoàn thành vượt mục tiêu năm 2024.
Bộ Công Thương đặt mục tiêu xuất khẩu năm 2025 tăng khoảng 6% so với 2024

Bộ Công Thương đặt mục tiêu xuất khẩu năm 2025 tăng khoảng 6% so với 2024

Việc triển khai đồng bộ, hiệu quả các công cụ chính sách, 10 tháng năm 2024, kim ngạch xuất khẩu tăng 15,8%, cao gần gấp 3 lần so với mục tiêu Chính phủ giao.
Xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ: Khuyến nghị từ các chuyên gia

Xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ: Khuyến nghị từ các chuyên gia

Xuất khẩu hàng hóa đứng trước nhiều thách thức khi Hoa Kỳ thay đổi chính sách nhập khẩu đòi hỏi sự chuẩn bị từ sớm, từ xa của các doanh nghiệp, ngành hàng.
Bộ Công Thương tìm cơ hội gia tăng xuất khẩu gạo sang Trung Quốc

Bộ Công Thương tìm cơ hội gia tăng xuất khẩu gạo sang Trung Quốc

Bộ Công Thương vừa tổ chức đoàn công tác sang thị trường Trung Quốc nhằm triển khai loạt hoạt động đẩy mạnh xúc tiến xuất khẩu gạo sang thị trường này.
Xuất khẩu quế 11 tháng năm 2024 thu về gần 250 triệu USD

Xuất khẩu quế 11 tháng năm 2024 thu về gần 250 triệu USD

Hiệp hội Hồ tiêu và cây gia vị Việt Nam cho biết, 11 tháng năm 2024, xuất khẩu quế thu về gần 250 triệu USD.
Thương mại Việt Nam – Trung Quốc tiến sát mốc 200 tỷ USD

Thương mại Việt Nam – Trung Quốc tiến sát mốc 200 tỷ USD

Sau 11 tháng, kim ngạch thương mại hai chiều Việt Nam – Trung Quốc đã đạt 185,4 tỷ USD, gần tiệm cận con số 200 tỷ USD kỷ lục từ trước đến nay.
Năm 2024 sẽ là năm thứ 9 Việt Nam duy trì trạng thái xuất siêu

Năm 2024 sẽ là năm thứ 9 Việt Nam duy trì trạng thái xuất siêu

Kim ngạch xuất nhập khẩu 11 tháng năm 2024 tăng 15,4%, cán cân thương mại xuất siêu 24,31 tỷ USD. Năm 2024 sẽ là năm thứ 9 Việt Nam duy trì trạng thái xuất siêu
Xuất khẩu cà phê 11 tháng năm 2024 thu về 4,84 tỷ USD

Xuất khẩu cà phê 11 tháng năm 2024 thu về 4,84 tỷ USD

11 tháng năm 2024, xuất khẩu cà phê ước đạt 1,2 triệu tấn, trị giá 4,84 tỷ USD, giảm 15,4% về lượng, nhưng tăng 32,8% về trị giá so với cùng kỳ năm trước.
Hà Nội: Sắp diễn ra Hội chợ triển lãm sản phẩm công nghiệp nông thôn, sản phẩm OCOP tại huyện Ba Vì

Hà Nội: Sắp diễn ra Hội chợ triển lãm sản phẩm công nghiệp nông thôn, sản phẩm OCOP tại huyện Ba Vì

Từ ngày 12 đến 16/12, sẽ diễn ra Hội chợ triển lãm sản phẩm công nghiệp nông thôn, sản phẩm OCOP tại huyện Ba Vì năm 2024.
11 tháng năm 2024, thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ vượt kết quả của năm 2023

11 tháng năm 2024, thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ vượt kết quả của năm 2023

Theo Tổng cục Thống kê, sau 11 tháng năm 2024, thương mại hai chiều Việt Nam - Hoa Kỳ đã đạt 122,4 tỷ USD, tăng trưởng mạnh ở cả chiều xuất khẩu và nhập khẩu.
Xuất khẩu rau, quả đạt mức cao nhất từ trước đến nay

Xuất khẩu rau, quả đạt mức cao nhất từ trước đến nay

11 tháng, xuất khẩu rau, quả đạt 6,66 tỷ USD - mức cao nhất từ trước đến nay, tăng 28,2% so với cùng kỳ năm 2023. Dự kiến, cả năm 2024 có thể thu về 7,2 tỷ USD.
Ngành gỗ Việt Nam trước thay đổi của thị trường xuất khẩu

Ngành gỗ Việt Nam trước thay đổi của thị trường xuất khẩu

Hoa Kỳ chiếm 56% tổng kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ. Những thay đổi chính sách từ thị trường này sẽ tác động mạnh lên ngành gỗ Việt Nam.
Xuất khẩu hồ tiêu sang thị trường Hồng Kông (Trung Quốc) tăng mạnh

Xuất khẩu hồ tiêu sang thị trường Hồng Kông (Trung Quốc) tăng mạnh

11 tháng năm 2024, xuất khẩu hồ tiêu sang thị trường Hồng Kông (Trung Quốc) đạt 3.933 tấn, tăng mạnh so với con số 129 tấn cùng kỳ năm trước.
Hiệp định EVFTA: Cơ hội rộng mở để nông sản Việt vào thị trường EU

Hiệp định EVFTA: Cơ hội rộng mở để nông sản Việt vào thị trường EU

Ngày 6/12, Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương) tổ chức tập huấn hướng dẫn doanh nghiệp tham gia bản đồ xúc tiến thương mại sản phẩm nông sản Việt Nam.
Xúc tiến, quảng bá nông sản Yên Bái tại Hà Nội

Xúc tiến, quảng bá nông sản Yên Bái tại Hà Nội

Sáng 6/12, tại Hà Nội, diễn ra lễ Khai mạc Tuần hàng giới thiệu, quảng bá sản phẩm nông lâm thủy sản tỉnh Yên Bái năm 2024.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động