Ngành xi măng ‘lệch pha’ cung cầu đến bao giờ?

Nhu cầu tiêu thụ xi măng trong nước thời gian tới dự báo sẽ khó đạt được mức tăng trưởng cao, trong khi nguồn cung lại vượt xa cầu.
Cầm cự trong khó khăn, ngành xi măng cần 'phao cứu sinh' Thúc đẩy phát triển bền vững ngành sản xuất xi măng Quyết liệt giải pháp tháo gỡ khó khăn cho ngành xi măng

Mất cân đối rất lớn

Mới đây, Bộ Xây dựng có báo Thủ tướng về việc xử lý thông tin báo chí nêu về ngành xi măng vẫn chưa thể giải quyết được bài toán cung - cầu.

Ngành xi măng vẫn chưa thể giải quyết được bài toán mất cân đối nghiêm trọng về cung-cầu.
Ngành xi măng vẫn chưa thể giải quyết được bài toán mất cân đối nghiêm trọng về cung-cầu. Ảnh: HY

Theo báo cáo của Bộ Xây dựng, hiện nay, cả nước đầu tư 92 dây chuyền, với tổng công suất trên 122 triệu tấn/năm. Tuy nhiên, năm 2024, tổng sản lượng xi măng và clanhke tiêu thụ chỉ khoảng 95 triệu tấn, trong nước khoảng 65,3 triệu tấn và xuất khẩu khoảng 29,7 triệu tấn. Như vậy, các dây chuyền sản xuất xi măng chỉ hoạt động trung bình khoảng 77% tổng công suất thiết kế dẫn đến dư thừa nguồn cung.

Xuất khẩu xi măng và clinker của Việt Nam được dự báo tăng trưởng chậm có thể duy trì ở mức tương đương so với năm 2024. Cụ thể, 2 tháng đầu năm nay, toàn ngành xuất khẩu hơn 2 triệu tấn, trị giá 76 triệu USD, giảm lần lượt 36,7% về lượng và giảm 36% về trị giá so với cùng kỳ năm 2024.

Thị trường xuất khẩu đang dần dịch chuyển sang các thị trường mới như: Mỹ, khu vực Bắc Mỹ, Nam Mỹ và châu Phi. Theo tính toán của Bộ Xây dựng, nhu cầu tiêu thụ xi măng toàn ngành năm 2025 khoảng 95 - 100 triệu tấn, tăng 2- 3% so với năm 2024. Trong đó, tiêu thụ nội địa khoảng 60-65 triệu tấn, xuất khẩu khoảng 30 - 35 triệu tấn.

Bộ Xây dựng cho biết, từ năm 2011, việc đầu tư sản xuất xi măng thực hiện theo quy hoạch về phát triển công nghiệp xi măng Việt Nam giai đoạn 2021 - 2020 và định hướng 2030 tại quyết định số 1488 của Thủ tướng (viết tắt là Quy hoạch 1488).

Năm 2015 tiêu thụ 72,7 triệu tấn, bằng 98% so với quy hoạch; năm 2020 tiêu thụ 100,2 triệu tấn/năm, bằng 107% so với quy hoạch. Tuy nhiên, từ năm 2020 đến nay, nguồn cung xi măng tăng lên do Luật Quy hoạch 2017 bãi bỏ Quy hoạch 1488.

Việc đầu tư các dây chuyền xi măng theo cơ chế thị trường và được thực hiện theo pháp luật về đầu tư, thuộc thẩm quyền của UBND các tỉnh. Do đó, các địa phương đã chấp thuận chủ trương đầu tư 13 dây chuyền công nghệ hiện đại với tổng công suất thiết kế 35,3 triệu tấn mỗi năm.

Trước tình hình các nhà máy xi măng có xu thế tăng nhanh, Bộ Xây dựng trình Thủ tướng ban hành quyết định về chiến lược phát triển vật liệu xây dựng Việt Nam thời kỳ 2021-2030, định hướng 2050, trong đó đưa ra lộ trình đầu tư các nhà máy xi măng.

Cụ thể, tổng công suất thiết kế đến năm 2025 không vượt quá 125 triệu tấn/năm; đến năm 2030 không vượt quá 150 triệu tấn/năm.

Vào năm 2021, Bộ cũng có văn bản gửi UBND các địa phương yêu cầu trước khi xem xét, quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư các dự án sản xuất xi măng cần cân nhắc tránh đầu tư tràn lan, dẫn đến cung vượt cầu, gây lãng phí nguồn lực xã hội.

Nhưng, thực tế, cung cầu trên thị trường xi măng vẫn mất cân đối rất lớn, khi nguồn cung dư thừa vài chục triệu tấn, gây khó khăn cho tiêu thụ, tình trạng cạnh tranh về giá khốc liệt, một số nhà sản xuất bán dưới giá thành sản xuất.

Dư thừa nguồn cung lớn, tiêu thụ nội địa tăng chậm, thậm chí còn giảm, kênh xuất khẩu 3 năm gần nhất giảm mạnh, chỉ đạt quanh ngưỡng 30 triệu/tấn/năm, dẫn đến nhiều nhà máy sản xuất cầm chừng, nguy cơ đóng cửa, thua lỗ và nợ xấu.

Thêm một nguyên nhân gây bất lợi cho ngành xi măng, theo TS. Trần Bá Việt, Phó Chủ tịch Hội Vật liệu xây dựng Việt Nam, nguyên nhân chính là thị trường bất động sản suy giảm. “Chỉ khi giao dịch bất động sản sôi động, hoạt động xây dựng phát triển thì các ngành công nghiệp khác như xi măng, sắt thép, bê tông… mới tăng trưởng được”- TS. Trần Bá Việt nói.

Cần có dự báo nhu cầu tiêu thụ xi măng với tầm nhìn 10 năm, 20 năm

Trong chiến lược dài hạn, ngành xi măng vẫn tập trung vào tiêu thụ trong nước. Để kích cầu, Hiệp hội Xi măng Việt Nam cùng một số hội, hiệp hội ngành nghề đã kiến nghị Chính phủ có biện pháp thúc đẩy nhu cầu tiêu thụ vật liệu xây dựng thông qua phát triển nhà ở, kết cấu hạ tầng, đường giao thông và ứng dụng các giải pháp công nghệ mới. Việc tăng cường sử dụng xi măng trong xây dựng không chỉ giúp nâng cao chất lượng và tuổi thọ công trình mà còn hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua giai đoạn khó khăn.

Đại diện Tổng công ty xi măng Việt Nam (VICEM) cho biết, đơn vị đang đẩy nhanh tiến độ dự án tận dụng nhiệt thừa từ khí thải để phát điện tại các nhà máy xi măng thành viên. Qua đó, giúp chủ động được nguồn cung cấp điện năng và tiết kiệm chi phí sản xuất.

Để khắc phục căn bản chênh lệch cung-cầu xi măng, cần có giải pháp mang tầm nhìn dài hạn, trao đổi với phóng viên Báo Công Thương, ông Nguyễn Quang Cung, Chủ tịch Hiệp hội Xi măng Việt Nam nhìn nhận, cần dự báo nhu cầu tiêu thụ xi măng với tầm nhìn 10 năm, 20 năm làm căn cứ xác định quy mô sản xuất, giúp cân đối phù hợp giữa cung và cầu. Ngoài ra, để tiết kiệm tài nguyên, có thể tận dụng phế liệu của các ngành công nghiệp khác như xỉ, tro bay của nhà máy nhiệt điện làm nguyên liệu cho sản xuất xi măng.

Vừa qua, Bộ Xây dựng đã công bố Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng các loại khoáng sản làm vật liệu xây dựng thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Đây sẽ là cơ sở để phát triển ngành công nghiệp vật liệu xây dựng trong thời gian tới, bảo đảm sử dụng hiệu quả, không lãng phí tài nguyên.

Theo Hiệp hội Xi măng Việt Nam, để tháo gỡ khó khăn cho ngành xi măng, cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa Chính phủ, các bộ, ngành và doanh nghiệp. Việc đẩy mạnh đầu tư công, phát triển hạ tầng và xem xét lại chính sách thuế xuất khẩu sẽ giúp doanh nghiệp mở rộng thị trường tiêu thụ.

Đồng thời, cải cách thủ tục hành chính trong việc cấp phép khai thác mỏ nguyên liệu là giải pháp quan trọng để đảm bảo nguồn cung ổn định, giúp doanh nghiệp duy trì sản xuất. Trong bối cảnh khó khăn hiện tại, sự hỗ trợ kịp thời từ cơ quan quản lý Nhà nước là yếu tố then chốt giúp ngành xi măng vượt qua thách thức, duy trì tăng trưởng và phát triển bền vững.

Duy Anh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Ngành xi măng

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Động lực tăng trưởng mới từ công nghiệp hỗ trợ Ninh Bình

Động lực tăng trưởng mới từ công nghiệp hỗ trợ Ninh Bình

Giá trị xuất khẩu tăng mạnh, công nghiệp hỗ trợ Ninh Bình trở thành động lực phát triển kinh tế, định hình vị thế trong chuỗi cung ứng toàn cầu.
Tăng trưởng kinh tế lan tỏa từ các ‘trụ cột’ công nghiệp địa phương

Tăng trưởng kinh tế lan tỏa từ các ‘trụ cột’ công nghiệp địa phương

Tăng trưởng quý I/2025 ghi dấu ấn tại nhiều địa phương, nơi công nghiệp trở thành động lực chủ đạo, mở ra kỳ vọng hiện thực hóa mục tiêu tăng trưởng 8%.
Quảng Ngãi tính chuyện lấn biển làm sân bay Lý Sơn

Quảng Ngãi tính chuyện lấn biển làm sân bay Lý Sơn

Quy hoạch phân khu xây dựng tỷ lệ 1/2000 đảo Lý Sơn xác định diện tích sân bay Lý Sơn khoảng 161,74 ha, trong đó, có 127,94 ha lấn biển.
Việt Nam sắp có ray thép cho đường sắt tốc độ cao và công nghiệp quốc phòng

Việt Nam sắp có ray thép cho đường sắt tốc độ cao và công nghiệp quốc phòng

Tập đoàn Hoà Phát đã bắt tay với đối tác để thực hiện cam kết với Thủ tướng về sản xuất ray thép đường sắt tốc độ cao.
Doanh nghiệp cơ khí trong nước có thể chế tạo được đầu máy, toa xe

Doanh nghiệp cơ khí trong nước có thể chế tạo được đầu máy, toa xe

Một số doanh nghiệp cơ khí trong nước hoàn toàn có thể chế tạo đầu máy, toa xe hàng, toa xe khách… với tỷ lệ nội địa hóa lên đến 60%.

Tin cùng chuyên mục

Tăng trưởng công nghiệp quý I: Địa phương nào giữ

Tăng trưởng công nghiệp quý I: Địa phương nào giữ 'ngôi vương'?

Sản xuất công nghiệp quý I/2025 ghi nhận đà phục hồi khi có tới 59 địa phương tăng trưởng so với cùng kỳ, trong đó Phú Thọ, Hòa Bình là hai điểm sáng bứt phá.
Quý I/2025: Công nghiệp bứt phá, xác lập kỷ lục 5 năm

Quý I/2025: Công nghiệp bứt phá, xác lập kỷ lục 5 năm

Quý I/2025, chỉ số sản xuất công nghiệp ước tính tăng 7,8% so với cùng kỳ năm trước, là mức tăng cao nhất của quý I kể từ năm 2020 đến nay.
Đà Nẵng: Doanh nghiệp nghìn tỷ vào Cụm công nghiệp Hòa Liên

Đà Nẵng: Doanh nghiệp nghìn tỷ vào Cụm công nghiệp Hòa Liên

4 doanh nghiệp được thành phố Đà Nẵng lựa chọn vào Cụm công nghiệp Hòa Liên với ngành nghề sản xuất đều liên quan đến sản xuất, lắp ráp ô tô và linh kiện.
Thứ trưởng Bộ Công Thương: Giữ bằng được mục tiêu tăng trưởng công nghiệp

Thứ trưởng Bộ Công Thương: Giữ bằng được mục tiêu tăng trưởng công nghiệp

Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Sinh Nhật Tân khẳng định, dù khó khăn nhưng quyết tâm đạt bằng được mục tiêu tăng trưởng công nghiệp trong năm nay.
PMI tái lập mốc 50 - ngành sản xuất trở lại quỹ đạo tăng trưởng

PMI tái lập mốc 50 - ngành sản xuất trở lại quỹ đạo tăng trưởng

Sau ba tháng ở ngưỡng dưới 50 điểm, ngành sản xuất của Việt Nam tăng trưởng trở lại trong tháng 3 khi cả sản lượng và tổng số lượng đơn đặt hàng mới đều tăng.
Thaco Industries đẩy mạnh R&D, hoàn thiện chuỗi giá trị “All-In-One”

Thaco Industries đẩy mạnh R&D, hoàn thiện chuỗi giá trị “All-In-One”

Thaco Industries đẩy mạnh R&D, hoàn thiện chuỗi giá trị “All-In-One”
Ngành hóa chất: Chờ cú hích từ luật mới để bứt phá

Ngành hóa chất: Chờ cú hích từ luật mới để bứt phá

Ngành công nghiệp hoá chất còn nhiều tiềm năng và cơ hội phát triển, theo đó, Luật Hoá chất (sửa đổi) cần tạo đột phá cho phát triển ngành công nghiệp hoá chất.
Phát hiện 40 mỏ vàng trữ lượng gần 30 tấn ở Tây Bắc

Phát hiện 40 mỏ vàng trữ lượng gần 30 tấn ở Tây Bắc

Bộ Nông nghiệp và Môi trường vừa công bố phát hiện 40 mỏ vàng ở Tây Bắc với tổng trữ lượng gần 30 tấn, trong đó 1 mỏ ở Lào Cai có trữ lượng gần nửa tấn.
Ngành bán dẫn Việt Nam trong con mắt truyền thông quốc tế ra sao?

Ngành bán dẫn Việt Nam trong con mắt truyền thông quốc tế ra sao?

Trong tháng 3/2025, báo chí nước ngoài đã đưa ra những nhận định về tình hình phát triển kinh tế Việt Nam, trong đó có ngành công nghiệp bán dẫn.
Thấy gì từ kinh nghiệm quốc tế về phát triển đường sắt?

Thấy gì từ kinh nghiệm quốc tế về phát triển đường sắt?

Từ kinh nghiệm quốc tế, Việt Nam cần làm gì để làm chủ công nghệ và phát triển bền vững ngành đường sắt một cách bền vững trong thời gian tới?
Dệt may: Đầu tư tự động hóa hay rời bỏ

Dệt may: Đầu tư tự động hóa hay rời bỏ 'cuộc chơi'?

Đầu tư cho tự động hóa sản xuất nhằm tăng năng suất là bắt buộc với doanh nghiệp dệt may nếu muốn tiếp tục cạnh tranh, tồn tại trên thị trường xuất khẩu.
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên: Thành Công Việt Hưng thêm minh chứng Việt Nam góp mặt chuỗi sản xuất ô tô toàn cầu

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên: Thành Công Việt Hưng thêm minh chứng Việt Nam góp mặt chuỗi sản xuất ô tô toàn cầu

Ngày 26/3/2025, Tập đoàn Thành Công (TC Group) chính thức khánh thành và đưa vào vận hành Nhà máy ô tô Thành Công Việt Hưng.
Công nghiệp hỗ trợ ngành cơ khí: Cơ hội từ ô tô và đường sắt

Công nghiệp hỗ trợ ngành cơ khí: Cơ hội từ ô tô và đường sắt

Công nghiệp hỗ trợ ngành cơ khí, sản xuất, lắp ráp ô tô và đường sắt - những lĩnh vực mang tính chiến lược, có giá trị gia tăng thúc đẩy phát triển nền kinh tế.
Đại biểu góp ý gì về Luật Hóa chất (sửa đổi)?

Đại biểu góp ý gì về Luật Hóa chất (sửa đổi)?

Sáng 25/3, tại Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách lần thứ 7, Ủy ban Thường vụ Quốc hội thảo luận về dự án Luật Hóa chất (sửa đổi).
Chiến lược phát triển của TKV đến năm 2030, định hướng đến năm 2045

Chiến lược phát triển của TKV đến năm 2030, định hướng đến năm 2045

Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn ký Quyết định số 625/QĐ-TTg (ngày 17/3) phê duyệt Chiến lược phát triển TKV đến năm 2030, định hướng đến năm 2045.
Sắp diễn ra triển lãm quốc tế ngành dệt may SaigonTex - SaigonFabric 2025

Sắp diễn ra triển lãm quốc tế ngành dệt may SaigonTex - SaigonFabric 2025

Triển lãm quốc tế ngành công nghiệp dệt & may, thiết bị, nguyên phụ liệu & vải SaigonTex - SaigonFabric 2025 sẽ diễn ra từ ngày 9-12/4, tại TP. Hồ Chí Minh
Nhà máy Z111 đặt mục tiêu giá trị sản xuất gần 1.300 tỷ đồng

Nhà máy Z111 đặt mục tiêu giá trị sản xuất gần 1.300 tỷ đồng

Nhà máy Z111 (Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng), một trong những nơi sản xuất vũ khí quan trọng của cả nước đặt mục tiêu giá trị sản xuất gần 1.300 tỷ đồng.
Trung Quốc giảm sản lượng thép, cơ hội nào cho Việt Nam?

Trung Quốc giảm sản lượng thép, cơ hội nào cho Việt Nam?

Trung Quốc gần đây đã thông báo sẽ tái cấu trúc ngành thép của mình bằng cách cắt giảm sản lượng thép thô. Điều này đem lại cơ hội và rủi ro cho Việt Nam.
Luật Hóa chất (sửa đổi) đã bãi bỏ 9 nhóm thủ tục hành chính

Luật Hóa chất (sửa đổi) đã bãi bỏ 9 nhóm thủ tục hành chính

Luật Hóa chất (sửa đổi) đã bãi bỏ 9 nhóm thủ tục hành chính, đồng thời, các thủ tục hành chính được xây dựng theo hướng áp dụng tối đa công nghệ thông tin.
AI tạo lợi thế trong ‘cuộc đua’ công nghiệp bán dẫn

AI tạo lợi thế trong ‘cuộc đua’ công nghiệp bán dẫn

Công nghiệp bán dẫn đòi hỏi độ chính xác cao và đảm bảo chất lượng ở mức tối ưu với tỷ lệ gần như 100%. Việc ứng dụng AI sẽ tạo ra lợi thế vượt trội.
Mobile VerionPhiên bản di động