Thứ bảy 16/11/2024 04:17

Nâng cao trình độ cho cán bộ tư vấn về sản xuất và tiêu dùng bền vững

Đây là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của Chương trình hành động quốc gia về sản xuất và tiêu dùng bền vững, giai đoạn 2021-2030.

Nâng cao chất lượng đội ngũ tư vấn về sản xuất và tiêu dùng bền vững là một trong trong những nhiệm vụ trọng tâm của Chương trình hành động quốc gia về sản xuất và tiêu dùng bền vững giai đoạn 2021 - 2030, hiện đang được Vụ Tiết kiệm năng lượng và Phát triển bền vững (Bộ Công Thương) triển khai thực hiện.

Bộ Công Thương đang đẩy mạnh công tác đào tạo, tập huấn nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ tư vấn về sản xuất và tiêu dùng bền vững cho các Sở Công Thương (Ảnh: Bùi Hiền)

Vừa qua, tại Đà Nẵng, Vụ Tiết kiệm năng lượng và Phát triển bền vững đã phối hợp với Công ty TNHH Trung tâm Sản xuất sạch hơn Việt Nam (VNCPC) tổ chức khóa đào tạo cơ bản về sản xuất và tiêu dùng bền vững. Khóa đào tạo có sự tham gia của 20 đại biểu đại diện cho các Sở Công Thương, trung tâm khuyến công, đơn vị tư vấn và đơn vị liên quan, đến từ hơn 15 tỉnh, thành phố khu vực miền Trung Tây Nguyên. Chương trình đào tạo diễn ra trong 2 ngày với mục tiêu trọng tâm là giới thiệu, phổ biến cũng như trao đổi các thông tin liên quan đến các chủ đề xuyên suốt thuộc lĩnh vực sản xuất và tiêu dùng bền vững.

Khóa đào tạo được chia thành 5 phần với các nội dung gồm: Tổng quan về hiệu quả tài nguyên và sản xuất sạch hơn (RECP); chia sẻ về giải pháp sử dụng nước tiết kiệm và hiệu quả thông qua việc phân tích hệ thống nước, cũng như phân tích cân bằng dòng nước và các mẹo tối ưu hóa sử dụng nước, quản lý nước; giải pháp sử dụng nguyên vật liệu, hóa chất tiết kiệm và hiệu quả, an toàn lao động, sức khỏe nghề nghiệp và tổ chức minigame kết nối sử dụng nguyên vật liệu, hóa chất tiết kiệm, hiệu quả và an toàn lao động nghề nghiệp. Đồng thời, chia sẻ về kinh tế tuần hoàn và cộng sinh công nghiệp, hướng dẫn đánh giá chuyên sâu các cơ hội sản xuất bền vững; chia sẻ những thông tin hữu ích về sản xuất bền vững trong lĩnh vực điện năng và nhiệt năng.

Ngoài ra, tham dự khóa đào tạo, các đại biểu còn được hướng dẫn sử dụng các công cụ tính toán trong kiểm toán năng lượng. Đồng thời, trao đổi các chủ đề về mục tiêu, mô hình, tầm quan trọng của phân phối bền vững, cũng như tiêu dùng bền vững. Trên cơ sở đó, giúp đại biểu xác định nguyên tắc và tiêu chí để xây dựng doanh nghiệp xanh, tư duy ứng dụng marketing xanh trong doanh nghiệp...

Ông Cù Huy Quang - Phó Chánh Văn phòng Sản xuất và Tiêu dùng bền vững - cho biết: Sau khi tham gia khóa đào tạo, các đại biểu sẽ được cấp chứng chỉ từ Vụ Tiết kiệm năng lượng và Phát triển bền vững. Đây cũng là tiền đề để Bộ Công Thương liên hệ, xây dựng, mở rộng mạng lưới về sản xuất và tiêu dùng bền vững trên khắp cả nước. Trước đó, chương trình đào tạo 2 ngày tại miền Bắc diễn ra ngày 21 - 22/09/2023 là khóa đào tạo đầu tiên trong năm 2023 được tổ chức. Tiếp nối chương trình này, đơn vị thực hiện cũng sẽ tiếp tục tổ chức các khóa đào tạo tương tự tại các tỉnh khu vực phía Nam vào ngày 16 - 17/11/2023.

Trong năm 2023, Vụ Tiết kiệm năng lượng và Phát triển bền vững đã giao cho VNCPC thực hiện nhiệm vụ “Tổ chức khóa đào tạo cơ bản nâng cao nhận thức cho các đơn vị quản lý, đơn vị tư vấn về sản xuất và tiêu dùng bền vững” thuộc Chương trình hành động quốc gia về sản xuất tiêu dùng bền vững giai đoạn 2021 - 2030. “Mục tiêu của nhiệm vụ là đào tạo cho cán bộ thuộc Sở Công Thương, Trung tâm Khuyến công các tỉnh, thành phố cũng như đơn vị liên quan nâng cao nhận thức về sản xuất và tiêu dùng bền vững. Qua đó, xây dựng, phát triển mạng lưới về sản xuất và tiêu dùng bền vững trên khắp cả nước” - ông Quang chia sẻ.

Chương trình đào tạo về sản xuất và tiêu dùng bền vững bao gồm 3 khóa tập huấn tại 3 miền Bắc - Trung - Nam, được triển khai theo hình thức trực tiếp với thời lượng 2 ngày/khóa.
Thu Hường
Bài viết cùng chủ đề: Sản xuất và tiêu dùng bền vững

Tin cùng chuyên mục

TP. Hồ Chí Minh: Metro số 1 Bến Thành - Suối Tiên bắt đầu vận hành thử nghiệm 100% công suất

Nâng quy chuẩn quốc gia về nước thải công nghiệp: Cần có lộ trình phù hợp

Phát triển kinh tế đa dạng sinh học: Cần liên kết các nguồn lực tài chính

Doanh nghiệp Việt chưa chú trọng đến vấn đề bảo mật thông tin

Triển lãm ngành cấp thoát nước và xử lý nước thải: Hướng tới phát triển bền vững

Thực hành tốt 5S tại doanh nghiệp để mang lại hiệu quả năng suất tối ưu

Tuyên Quang: Tập trung xây dựng hạ tầng cơ sở thiết yếu vùng dân tộc thiểu số

Kinh tế tuần hoàn tiên phong: 'Chìa khóa' để phát triển bền vững

Báo chí và doanh nghiệp có vai trò rất lớn trong phát triển bền vững

Doanh nghiệp dệt may chủ động chuyển đổi xanh

Hàng không Việt Nam tăng chuyến bay sau bão Trà Mi

Khai mạc Tuần lễ kết nối chuỗi sản xuất tiêu dùng bền vững làng nghề truyền thống 2024

Sắp diễn ra Tuần lễ kết nối chuỗi sản xuất, tiêu dùng bền vững làng nghề Hà Nội

Thái Bình: Mô hình OCOP thành công từ ngành chăn nuôi và thủy sản

Hà Giang: Nỗ lực thu hút đầu tư phát triển thương mại biên giới

Các tỉnh Tây Bắc quan tâm xây dựng 'Đô thị xanh – thông minh – bền vững'

Lâm Đồng: Phát triển nông nghiệp sinh thái, tuần hoàn nhằm giảm thiểu tác động môi trường

Thúc đẩy sớm hình thành nền công nghiệp tái chế tại Việt Nam

Hiệu quả từ những giải pháp để Côn Đảo xanh, phát triển bền vững

Bộ Giao thông vận tải xây dựng quy định điều kiện cơ sở đăng kiểm xe cơ giới, kiểm định khí thải